Tiếng trống, tiếng mõ rộn rã thúc giục từng hồi, những đợt pháo thăng thiên, pháo mở cờ ngoạn mục vang lên, từng con rối bắt đầu được thổi hồn, thoát ẩn thoát hiện tài tình trên mặt nước. Dưới mái thủy đình ngói đỏ cong cong, múa rối nước chính là kho tàng lưu giữ nét văn hóa dân gian Bắc Bộ, là “hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần, của những làng quê vùng đồng bằng sông Hồng.
Ngày 10/8 tới, nghệ sĩ rối nước Phan Thanh Liêm cùng các nghệ sĩ thuộc Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc có chuyến lưu diễn tại Hàn Quốc. Đây là hoạt động nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hàn Quốc và 30 năm ngày thành lập Nhà hát Joyful.
Lần đầu các nhân vật trong một tác phẩm văn học được tái hiện bằng ngôn ngữ rối cạn, hay rối cạn kết hợp nhuần nhuyễn với rối nước. Với những thể nghiệm mới này, sân khấu múa rối như được khoác một tấm áo mới, thu hút đông đảo khán giả, nhất là thời điểm nghệ thuật đang “gặp khó” do đại dịch Covid-19.
Rối nước là loại hình nghệ thuật dân gian được nhiều người biết đến, nhưng múa rối điện thì còn lạ lẫm với nhiều công chúng. Cũng vì lạ nên tôi đã tìm về Quỳnh Xuân huyện Hoàng Mai (Nghệ An) để được mắt thấy, tay sờ dàn rối điện “có một không hai” của lão nông Hồ Văn Thân.