Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quốc hội xem xét điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030

Hoàng Quý - 15:19, 22/05/2024

Sáng 22/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội đã tiến hành xem xét Tờ trình về điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 do Chính phủ trình.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trình bày Tờ trình
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trình bày Tờ trình

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 với Quốc hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nhấn mạnh sự cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư.

Về căn cứ, cơ sở điều chỉnh chủ trương đầu tư, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh nêu rõ, căn cứ vào các chủ trương của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc cùng các Nghị quyết của Quốc hội có liên quan. Căn cứ Nghị quyết số 100/2023/QH15 thông qua ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV, tại mục 2.2 đối với lĩnh vực công tác dân tộc, Quốc hội giao Chính phủ: “Trong năm 2023, nghiên cứu, đề xuất, trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh một số mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung của các chương trình mục tiêu quốc gia để triển khai thực hiện, bảo đảm hiệu quả, khả thi, phù hợp với tình hình thực tiễn, tránh lãng phí, tiêu cực”. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã chỉ đạo cơ quan chủ trì Chương trình phối hợp với các bộ ngành, địa phương rà soát hoàn thiện Hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định pháp luật.

Chương trình được phê duyệt chủ trương đầu tư theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước dành cho đồng bào DTTS. Đây là chương trình mục tiêu quốc gia mới, gồm nhiều dự án, tiểu dự án thành phần với sự tham gia của nhiều bộ, ngành, cơ quan Trung ương cùng tham gia chủ trì, quản lý các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của các bộ ngành và các địa phương.

Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện phát sinh một số khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân và kết quả thực hiện Chương trình, cần thiết phải đề xuất điều chỉnh một số nội dung tại chủ trương đầu tư Chương trình.

Về quy định nguồn vốn của Chương trình, theo điểm b khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 120/2020/QH14 quy định: “Nguồn vốn của Chương trình được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025”. Tuy nhiên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho rằng, nguồn vốn của Chương trình được bố trí từ ngân sách Trung ương phân bổ cho Chương trình trong những năm qua gồm cả nguồn vốn đầu tư công và nguồn vốn sự nghiệp, đã được Quốc hội quyết định và Chính phủ giao nguồn vốn hàng năm. Do vậy chưa đảm bảo thống nhất giữa chủ trương đầu tư với các nghị quyết phân bổ vốn của Quốc hội và quyết định phân phổ vốn hàng năm của Thủ tướng Chính phủ.

Về xác định đối tượng, địa bàn thực hiện đầu tư của một số dự án thuộc Chương trình gồm dự án 4, dự án 5, dự án 6, dự án 7. Tại Nghị quyết số 120/2020/QH14 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình quy định đối tượng Chương trình theo quy định của Nghị quyết số 88/2019/QH14 gồm: “Xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi; Hộ gia đình, cá nhân người DTTS; Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; Doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế, xã hội hoạt động ở địa bàn vùng đặc biệt khó khăn”.

Quang cảnh phiên họp
Quang cảnh phiên họp

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, trong thực tiễn triển khai thực hiện Chương trình, theo báo cáo đề xuất của các tỉnh và một số bộ ngành, chủ các chương trình và dự án thành phần liên quan, có 10 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực dân tộc, 101 cơ sở giáo dục gồm các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện và cấp tỉnh, 3 cơ sở y tế tuyến huyện đang phục vụ trực tiếp cho 42 xã vùng đồng bào DTTS và miền núi, dự kiến có 72 di tích lịch sử quốc gia được đề nghị tu bổ và tôn tạo….

Tuy nhiên, các cơ sở nêu trên không nằm trong các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS có vai trò rất quan trọng, trực tiếp tác động đến các chỉ tiêu, mục tiêu của Chương trình như: phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của DTTS… Đồng thời phục vụ cho các đối tượng chính thụ hưởng là người DTTS và vùng đồng bào DTTS, con em vùng đồng bào DTTS, thuộc đối tượng thụ hưởng được quy định tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội.

Qua rà soát điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, các cơ sở nêu trên còn thiếu thốn, cần sự đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, do đó gặp khó khăn trong xác định các danh mục đầu tư, lập thẩm định kế hoạch vốn, bố trí vốn và thanh quyết toán trong quá trình thực hiện Chương trình.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nhấn mạnh, Chương trình được phê duyệt điều chỉnh sẽ có những tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN, góp phần khắc phục khó khăn, vướng mắc hiện nay, tạo điều kiện giải ngân theo đúng quy định nguồn vốn của các dự án, tiểu dự án đã được Quốc hội quyết định, bố trí vốn cho các đối tượng nêu trên với tổng kinh phí dự kiến khoảng 4.142 tỷ đồng.

Việc điều chỉnh chủ trương không làm tăng tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đã được Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết số 120/2020/QH14, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội, phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tiễn của các địa phương.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm trình bày báo cáo thẩm tra
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm trình bày báo cáo thẩm tra

Thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về đề xuất này, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết Hồ sơ Chính phủ trình Quốc hội đề nghị điều chỉnh Chủ trương đầu tư Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 theo Nghị quyết số 120/2020/QH14 đã bảo đảm đủ về số lượng, danh mục theo quy định tại Điều 20 và đúng thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật Đầu tư công và đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét cũng như bảo đảm thời gian theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 của Luật Đầu tư công.

Về tên gọi của Tờ trình Chính phủ, Chính phủ đề xuất với tên gọi trong Tờ trình là: “Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030”. Tuy nhiên, Hội đồng Dân tộc nhận thấy, nội dung đề xuất điều chỉnh chủ yếu liên quan đến một số công trình đầu tư cơ sở vật chất thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa không nằm trong địa bàn vùng DTTS&MN theo quy định hiện nay. Như vậy, tính chất, nội dung điều chỉnh không lớn mà chỉ cụ thể hóa, làm rõ thêm về phạm vi thực hiện. Hội đồng Dân tộc cho rằng tên gọi phù hợp trong Tờ trình Chính phủ nên sửa đổi là: Báo cáo đề xuất điều chỉnh một số nội dung liên quan đến chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Về nội dung đề nghị điều chỉnh, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, điều chỉnh 02 nội dung liên quan đến chủ trương đầu tư Chương trình DTTS&MN gồm: nguồn vốn của Chương trình và đề xuất điều chỉnh phạm vi đầu tư.

Thứ nhất, tại điểm b khoản 3 Điều 1 của Nghị quyết số 120/2020/QH14 quy định: "Nguồn vốn của Chương trình được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025”, Chính phủ đề nghị Quốc hội điều chỉnh, bổ sung là: “Nguồn vốn của Chương trình được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kinh phí sự nghiệp được bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm theo các nghị quyết của Quốc hội về phân bổ dự toán ngân sách trung ương hằng năm và các quy định hiện hành”.

Hội đồng Dân tộc thống nhất với nhiều ý kiến tham gia thẩm tra, thực tế qua giám sát, không có vướng mắc trong quá trình thực hiện và các Nghị quyết của Quốc hội đã giao, ghi rõ vốn đầu tư và vốn sự nghiệp cho các Chương trình mục tiêu quốc gia, bảo đảm đủ cơ sở pháp lý. Nội dung đề nghị này sẽ được điều chỉnh cụ thể cho giai đoạn sau (2026-2030) trên cơ sở xem xét báo cáo tổng kết Chương trình giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ vào cuối năm 2025.

Thứ hai, về đề xuất điều chỉnh phạm vi đầu tư, tại Nghị quyết số 120/2020/QH14 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình, quy định đối tượng Chương trình theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 là: “Xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số; Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; Doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế, xã hội hoạt động ở địa bàn vùng đặc biệt khó khăn”.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm cho rằng, các nội dung đề xuất đầu tư trên không thuộc phạm vi được quy định trong Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội phần lớn xuất phát từ việc xác định địa bàn vùng DTTS&MN tại các Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg ngày 12/11/2020 và Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 về phân định vùng DTTS&MN theo trình độ phát triển của Chính phủ.

Vì vậy, để đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành Chương trình trong bối cảnh thời gian thực hiện còn rất ít, Hội đồng Dân tộc thống nhất về nguyên tắc điều chỉnh một số nội dung liên quan đến chủ trương đầu tư Chương trình DTTS&MN như đề xuất của Chính phủ, để bảo đảm cơ sở pháp lý rõ ràng hơn cho việc thực hiện. Mặt khác, việc đầu tư cho các nội dung trên là cần thiết, có vai trò quan trọng, tác động đến các chỉ tiêu, mục tiêu của Chương trình về phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống và đối tượng thụ hưởng trực tiếp là đồng bào sinh sống ở vùng DTTS&MN.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát kỹ lưỡng để quyết định các danh mục đầu tư trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú; các công trình, dự án văn hóa gắn với phát triển du lịch, bao gồm cả trong và ngoài địa bàn vùng DTTS&MN theo quy định hiện hành, ưu tiên vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn. Việc điều chỉnh này không vượt quá tổng mức vốn của Chương trình đã được Quốc hội phân bổ.

Về hình thức điều chỉnh, Hội đồng Dân tộc nhất trí và đề nghị Quốc hội cho bổ sung nội dung này vào Nghị quyết chung của Kỳ họp lần thứ 7, không ban hành nghị quyết riêng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Chuyện về những cây nghiến di sản

Chuyện về những cây nghiến di sản

Tìm trong di sản - Thu Trang, Giang Lam - 8 giờ trước
Tuyên Quang vừa vinh dự có 3 cây nghiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam, trong đó 2 cây thuộc thôn Bản Bung, xã Thanh Tương, huyện Na Hang và 1 cây thôn Nà Khậu, xã Phúc Yên, huyện Lâm Bình. Rễ của những cây nghiến này đã luồn lách qua từng kẽ đá hàng trăm, hàng nghìn năm để ăn sâu vào lòng đất và vươn mình lên bầu trời xanh.
Phát huy vẻ đẹp tường rào đá của người Mông

Phát huy vẻ đẹp tường rào đá của người Mông

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - Ngọc Ánh - 8 giờ trước
Đến Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, du khách đều ngỡ ngàng, thích thú khi được ngắm nhìn những bức tường rào bằng đá bao quanh những ngôi nhà của người Mông. Nét đẹp văn hóa này không chỉ trở thành điểm check in ấn tượng của khách du lịch mà còn đi vào thơ ca, phim ảnh, tạo nên “thương hiệu” du lịch cho vùng Cao nguyên đá Đồng Văn.
Phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS nhìn từ Lào Cai

Phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS nhìn từ Lào Cai

Giáo dục - Trọng Bảo - 8 giờ trước
Lào Cai có 25 dân tộc cùng sinh sống với hơn 66% dân số là đồng bào DTTS; thời gian qua, tỉnh Lào Cai đặc biệt chú trọng triển khai thực hiện nhiều chính sách, giải pháp từ đào tạo, quy hoạch đội ngũ cán bộ DTTS; coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Điểm trường đặc biệt dành cho trẻ em Xtiêng nơi biên giới

Điểm trường đặc biệt dành cho trẻ em Xtiêng nơi biên giới

Giáo dục - Thanh Liêm - 8 giờ trước
Một điểm trường đặc biệt gồm 2 lớp học dành cho trẻ em dân tộc Xtiêng có hoàn cảnh khó khăn thuộc xã biên giới Thiện Hưng, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước (giáp Vương quốc Campuchia) như một “ánh lửa” thắp lên hy vọng về cơ hội thay đổi cuộc đời các em trên miền biên giới xa xôi...
Vĩnh Phúc: Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS

Vĩnh Phúc: Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS

Sức khỏe - Kim Ngân - 8 giờ trước
Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân nói chung, đồng bào DTTS và miền núi nói riêng, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc luôn quan tâm, dành nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ y tế, nhất là tuyến cơ sở.
Tin trong ngày - 21/6/2024

Tin trong ngày - 21/6/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Lập đoàn giám sát về bảo vệ môi trường. Hồi hương cổ vật tượng đồng Champa bị bán trái phép ở nước ngoài. Người nông dân giỏi làm kinh tế, nhiệt huyết với phong trào địa phương. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thầm lặng - những “nhà báo” không chuyên!

Thầm lặng - những “nhà báo” không chuyên!

Phóng sự - Đỗ Ngọc Hà-Mỹ Dung - 8 giờ trước
Bên cạnh những nhà báo được đào tạo bài bản ở các cơ quan báo chí, ở tỉnh Quảng Ninh có rất nhiều "nhà báo" không chuyên. Họ chính là những công tác viên vẫn âm thầm cung cấp thông tin và làm giàu kho tàng về hình ảnh người dân vùng DTTS và miền núi qua những bài viết, những phóng sự. Đặc biệt là những sự kiện, vấn đề diễn ra bất ngờ mà các nhà báo, phóng viên của các cơ quan báo chí không kịp đến địa bàn tác nghiệp. Bằng tất cả tâm huyết, họ cũng mong muốn truyền tải thông điệp, phản ánh kịp thời ý kiến nguyện vọng chính đáng của người dân đến với cộng đồng, các cấp chính quyền, hay tôn vinh những điển hình tiên tiến để nhân rộng, lan tỏa cái hay, cái đẹp trong cuộc sống...
Lan tỏa hình ảnh văn hóa, con người Hà Giang qua âm nhạc

Lan tỏa hình ảnh văn hóa, con người Hà Giang qua âm nhạc

Sắc màu 54 - Văn Hoa - 8 giờ trước
Hà Giang là mảnh đất địa đầu của Tổ quốc với hơn 19 dân tộc anh em cùng sinh sống. Phong cảnh thiên nhiên độc đáo kết hợp với sự đa dạng về văn hóa các dân tộc khiến cho Hà Giang thu hút sự sáng tạo của giới văn nghệ sĩ, đặc biệt trong lĩnh vực âm nhạc. Những năm qua, giới văn nghệ sĩ đã sáng tác ra nhiều bài hát, MV âm nhạc đặc sắc, tạo tiếng vang trên các trang mạng xã hội, giúp lan tỏa hình ảnh, con người Hà Giang, thúc đẩy du lịch Hà Giang phát triển mạnh mẽ.
AI tạo sinh đang thúc đẩy sự gia tăng các vụ lừa đảo trực tuyến về du lịch

AI tạo sinh đang thúc đẩy sự gia tăng các vụ lừa đảo trực tuyến về du lịch

Du lịch - T.H - 8 giờ trước
Trang dịch vụ du lịch Booking.com có trụ sở tại Hà Lan cảnh báo AI tạo sinh đang thúc đẩy sự gia tăng các vụ lừa đảo trực tuyến trong lĩnh vực du lịch.
Hà Giang: Nhiều chủ đầu tư chậm giải ngân vốn đầu tư công và 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Hà Giang: Nhiều chủ đầu tư chậm giải ngân vốn đầu tư công và 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Tin tức - Vũ Mừng - 8 giờ trước
Công tác giải ngân vốn đầu tư công và 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tại tỉnh Hà Giang bị chậm, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang yêu cầu các chủ đầu tư giải ngân chậm tiến độ làm rõ nguyên nhân để có giải pháp tháo gỡ.
Phá đường dây cá độ bóng đá qua mạng hơn 1.000 tỷ đồng trong mùa Euro

Phá đường dây cá độ bóng đá qua mạng hơn 1.000 tỷ đồng trong mùa Euro

Pháp luật - Minh Nhật - 8 giờ trước
Công an quận Hải Châu (Đà Nẵng) vừa triệt xóa đường dây tổ chức đánh bạc và đánh bạc với quy mô giao dịch hơn 1.000 tỷ đồng. Các đối tượng được nhà cái cung cấp cho đầu mạng với hạn mức hơn 60 tỷ đồng mỗi tháng để tham gia cá cược các trận bóng đá, mùa giải Euro…