Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quảng Ninh: Dự án về thủy sản hàng chục triệu đô vẫn nằm trên giấy

Mỹ Dung - 10:41, 15/08/2024

Dự án thủy sản tại xã Cộng Hòa, TP. Cẩm Phả (Quảng Ninh) có diện tích gần 145ha với quy mô sản xuất thương phẩm 50 tấn/ha/năm, tạo việc làm cho khoảng 650 lao động. Tuy nhiên, đã hơn 5 năm nay, Dự án với số vốn hơn 400 tỷ đồng này vẫn “đắp chiếu”!

Người dân xót xa chia sẻ với phóng viên Báo Dân tộc và phát triển về vùng rộng bị bỏ hoang của Dự án
Người dân xót xa chia sẻ với phóng viên Báo Dân tộc và phát triển về vùng đất rộng bị bỏ hoang của Dự án

Dự án vẫn nằm trên giấy

Dự án sản xuất giống, nuôi tôm thương phẩm và chế biến thức ăn cho tôm sử dụng công nghệ cao nằm ở cuối thôn Sơn Hải, xã Cộng Hòa. Tại đây giờ là những bãi đất hoang hóa, cỏ mọc um tùm, đầy những ao sâu với hệ thống bờ kè bị sạt nham nhở. Cả vùng dự án hiện trạng cơ sở hạ tầng chỉ vỏn vẹn một đoạn tường rào ngả nghiêng, một bốt bảo vệ, mấy bể nước nứt toác và mấy căn nhà cấp 4 đã sập xệ, không một bóng người.

Chia sẻ về điều này, bà Phạm Thị Hải, một người dân xã Cộng Hòa ngậm ngùi: "Trước đây, các ao, đầm có chủ, hằng năm đều nâng cấp, bảo dưỡng hệ thống bờ be, chúng tôi đi khai thác hải sản cũng thuận lợi. Giờ thành dự án hoang hoá, bờ be bị thủy triều đánh sạt lở, bà con ra bãi triều khai thác thủy sản cũng khó khăn".

Người dân bày tỏ bức xúc về sự lãng phí này
Người dân bày tỏ bức xúc về sự chậm trễ của Dự án

Cũng theo chia sẻ của người dân địa phương, trước đây tại khu vực này hằng năm những đầm nuôi tôm phát triển, tạo nguồn sinh kế thu nhập ổn định cho bà con. Khi dự án lấy vào hi vọng sẽ trù phú, sôi động hơn, vậy mà sau nhiều năm vẫn chỉ là những bãi trống. 

Cũng giống như nhiều hộ dân khác trong thôn, chị Hoàng Thi Minh, một người dân của thôn không khỏi xót xa chia sẻ: “Nơi này trước kia nhiều hộ nuôi tôm rất tốt. Vậy mà giờ Dự án lấy vào rồi bỏ hoang, cỏ mọc, hố nước mênh mông. Sau nhiều năm thì đến nay cả vùng dự án vẫn là bãi hoang. Giờ đây, trẻ thì phải đi làm công nhân ở xa hoặc trong các khu công nghiệp, người trung tuổi thì không có công ăn việc làm”.

Không những vậy, trong vùng dự án, trước đây có nhiều ao, đầm của người dân nuôi tôm. Khi thủy triều lên, các ao đều ngập nước rất sâu. Ông Hoàng Văn Tuyên (trú xã Cộng Hòa), được thuê trông coi dự án, cho biết: "Hiện khu vực này do doanh nghiệp và cơ quan chức năng của địa phương cùng có trách nhiệm quản lý, vì mặt bằng chưa được bàn giao. Chúng tôi cũng rất lo trẻ nhỏ ra tắm, nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước, nên lúc nào cũng phải trông chừng”.

Xem xét, điều chỉnh quy mô dự án

Được biết, theo các quyết định đã được phê duyệt, Dự án thủy sản tại xã Cộng Hòa giai đoạn 1 có diện tích trên 144,33ha, với quy mô sản xuất thương phẩm 50 tấn/ha/năm, tương ứng khoảng 2.596 tấn và 15 triệu tôm giống/năm, tạo việc làm cho khoảng 650 lao động.

Dự án do Công ty CP thủy sản N.G Cẩm Phả làm chủ đầu tư, với kinh phí 400 tỷ đồng và hoạt động trong thời gian 50 năm. Tiến độ thi công trong năm 2018 và đưa vào sản xuất từ tháng 1/2019. Tuy nhiên, dự án không triển khai được theo kế hoạch ban đầu. Do đó, ngày 06/02/2020, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có quyết định chấp thuận điều chỉnh tiến độ Dự án từ tháng 11/2019 đến hết tháng 1/2021. Mặc dù vậy, đến nay, Dự án lại tiếp tục chậm tiến độ, dù cơ quan chức năng của tỉnh và TP. Cẩm Phả liên tiếp có các văn bản đôn đốc, chỉ đạo tháo gỡ.

Trong đó, ngày 06/8/2021, UBND tỉnh Quảng Ninh có văn bản chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu, Công ty CP Thủy sản N.G Cẩm Phả khẩn trương thực hiện các phần việc để triển khai Dự án như nộp tiền trồng rừng thay thế, chuyển kinh phí cho UBND TP. Cẩm Phả để chi trả bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Văn bản cũng chỉ rõ, sau khi Công ty CP Thủy sản N.G Cẩm Phả hoàn thành các nội dung trên, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ báo cáo UBND tỉnh Quảng Ninh điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án theo quy định.

Qua tìm hiểu, được biết, đến nay Công ty CP Thủy sản N.G đã hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền trồng rừng thay thế, khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án và cũng đã chuyển đủ kinh phí giải phóng mặt bằng Dự án. Trên cơ sở đó, UBND TP. Cẩm Phả đã chủ trì mời đại diện các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc, rà soát điều kiện tiếp tục thực hiện Dự án.

Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Văn Chiến, Phó Chủ tịch UBND xã Cộng Hòa cho biết: Dự án thủy sản trên địa bàn đã được phê duyệt nhiều năm nay. Đặc biệt, công tác giải phóng mặt bằng đã thực hiện; tuyến đường kết nối quốc lộ 18 vào Dự án trị giá khoảng 80 tỷ đồng từ nguồn ngân sách cũng hoàn thành từ lâu. Chỉ có dự án vẫn "án binh bất động" đến nay.

"Chính quyền và Nhân dân địa phương đã nhiều lần kiến nghị cấp có thẩm quyền đôn đốc, tháo gỡ những vướng mắc liên quan để Dự án được triển khai. Còn nếu chủ đầu tư Dự án không triển khai thì thu hồi lại", ông Chiến đề nghị.

Thiết nghĩ, một Dự án với số vốn hơn 400 tỷ đồng, ngoài hoạt động về thương mại kinh tế còn có mục đích tạo việc làm cho khoảng 650 lao động. Tuy nhiên, sau nhiều năm Dự án không triển khai được đã gây lãng phí nguồn lực đất đai, kinh phí đầu tư mở đường... của Nhà nước, người dân thì không có tư liệu sản xuất. Trong khi, đến thời điểm này, Dự án vẫn chưa biết khi nào sẽ triển khai...

Trước thực trạng này, người dân và chính quyền sở tại rất mong lãnh đạo tỉnh, Thành phố, các sở, ban ngành liên quan của Quảng Ninh, căn cứ vào những quy định của pháp luật để xem xét sớm giải quyết dứt điểm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trang bị kiến thức, nâng cao hiệu quả phòng, chống ma túy ở vùng DTTS

Trang bị kiến thức, nâng cao hiệu quả phòng, chống ma túy ở vùng DTTS

Những năm gần đây, nhằm tăng cường các hoạt động phòng chống ma túy trong vùng đồng bào DTTS, nhất là ngăn ngừa tình trạng ma túy len lỏi vào các bản làng, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp các sở, ban ngành, đoàn thể và các địa phương tổ chức nhiều hội nghị tập huấn, trang bị kiến thức cho cán bộ và Nhân dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tin nổi bật trang chủ
“Giữ chân” người bảo vệ rừng bằng cơ chế đặc thù

“Giữ chân” người bảo vệ rừng bằng cơ chế đặc thù

Chính sách và đời sống - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Việc xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách đãi ngộ phù hợp là một trong những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ, phát triển rừng. Tại kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Lào Cai khóa XVI ngày 22/8/2024 đã thông qua Nghị quyết số 14/2024/NQ-HĐND (NQ14) về mức cấp kinh phí, đầu tư, hỗ trợ đầu tư, khoán bảo vệ rừng; hỗ trợ tiền ăn cho người tham gia chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Trong đó, ban hành mức cấp kinh phí khoán bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh đối với các loại rừng với mức hỗ trợ đều tăng so với trước đây.
Hậu Giang: Phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp từ tư duy đột phá

Hậu Giang: Phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp từ tư duy đột phá

Kinh tế - Như Tâm - 1 giờ trước
Hậu Giang đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp đạt mức khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; đến năm 2050 là trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của vùng. Với lợi thế chủ yếu sản xuất nông nghiệp thì mục tiêu này là tương đối cao; nhưng từ những thành tựu phát triển đã đạt được và sự đột phá trong tư duy, tỉnh Hậu Giang sẽ hiện thực hóa khát vọng này.
Miền núi đối mặt với nguy cơ sạt lở sau bão

Miền núi đối mặt với nguy cơ sạt lở sau bão

Sự kiện - Bình luận - Thanh Hải - 1 giờ trước
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi cảnh báo, từ chiều 7/9 đến ngày 9/9, mưa lớn sẽ làm gia tăng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại nhiều địa phương khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An. Khi đã ngấm “no nước”, những quả đồi, ngọn núi sẽ đối diện với nguy cơ sụt xuống bất cứ lúc nào.
Đắk Lắk: Trao tặng nhà tình nghĩa cho 2 hộ đồng bào DTTS

Đắk Lắk: Trao tặng nhà tình nghĩa cho 2 hộ đồng bào DTTS

Xã hội - Lê Hường - 1 giờ trước
Ngày 7/9, Sở y tế tỉnh Đắk Lắk tổ chức lễ khánh thành, bàn giao 2 căn nhà tình nghĩa cho 2 hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại buôn Cuê, xã Băng Ađrênh, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.
Kon Tum: Quảng bá sản phẩm nghề truyền thống của đồng bào DTTS

Kon Tum: Quảng bá sản phẩm nghề truyền thống của đồng bào DTTS

Chuyên đề - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Trong khuôn khổ Hội chợ Công Thương khu vực Tây Nguyên - Kon Tum 2024 (diễn ra từ ngày 6/9 - 12/9/2024), Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đã tham gia 02 gian hàng trưng bày, quảng bá một số sản phẩm nghề truyền thống của 7 dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ trên địa bàn tỉnh.
Nghĩa Hà - Vùng đất của những người sống lâu trăm tuổi

Nghĩa Hà - Vùng đất của những người sống lâu trăm tuổi

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Bão số 3 Yagi Giật cấp 17, cách Quảng Ninh khoảng 570 km. Nghĩa Hà - Vùng đất của những người sống lâu trăm tuổi . Nữ nghệ nhân Y Piuh miệt mài giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
An Giang: Khen thưởng học sinh thuộc Chương trình “Nâng bước em đến trường”

An Giang: Khen thưởng học sinh thuộc Chương trình “Nâng bước em đến trường”

Trang địa phương - Tào Đạt - Tuấn Kiệt - 1 giờ trước
Vừa qua, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang đã tổ chức gặp mặt, trao quà nhân dịp năm học mới và vui Tết Trung thu năm 2024 cho 227 em nhỏ là Con nuôi Đồn Biên phòng, Nâng bước em tới trường, con “Mẹ đỡ đầu” và con cán bộ, chiến sĩ thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh.
Tổng công ty Điện lực miền Bắc huy động toàn bộ nhân lực hỗ trợ các Công ty Điện lực ngay khi bão số 3 đi qua

Tổng công ty Điện lực miền Bắc huy động toàn bộ nhân lực hỗ trợ các Công ty Điện lực ngay khi bão số 3 đi qua

Xã hội - PV - 20:17, 07/09/2024
Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Điện lực miền Bắc Đỗ Nguyệt Ánh vừa chỉ đạo Ban điều hành Tổng công ty kịp thời tổng chỉ huy điều động nhân lực, vật lực từ tất cả đơn vị trong EVNNPC để hỗ trợ các Công ty Điện lực khắc phục hậu quả ngay khi cơn bão số 3 đi qua. Việc điều động sẽ được bố trí rạch ròi, kịp thời theo các khu vực phù hợp với mức độ ảnh hưởng khác nhau, đảm bảo tổ chức khoa học và hiệu quả.
Bão số 3 gây thiệt hại tại nhiều địa phương, đã có nhiều người chết và thương vong

Bão số 3 gây thiệt hại tại nhiều địa phương, đã có nhiều người chết và thương vong

Tin tức - Hương Trà -Mỹ Dung - 20:15, 07/09/2024
Bão số 3 (bão Yagi) đã đi sâu vào đất liền các tỉnh phía bắc, gây thiệt hại lớn tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình… Tại Hà Nội đã có mưa to, gió giật mạnh. Sức gió vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13. Bão số 3 đã làm 4 người chết (Quảng Ninh có 3 người, Hải Dương có 1 người) và 78 người bị thương (Quảng Ninh có 58 người, Hải Phòng có 20 người).
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thăm hỏi, động viên người gặp nạn do bão số 3

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thăm hỏi, động viên người gặp nạn do bão số 3

Trang địa phương - Mỹ Dung - 19:21, 07/09/2024
Chiều tối ngày 7/9, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh Trịnh Thị Minh Thanh đã tới thăm hỏi, động viên những người gặp nạn do bão số 3 hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Đảng viên người Khơ Mú làm giàu trên vùng đất khó

Đảng viên người Khơ Mú làm giàu trên vùng đất khó

Gương sáng giữa cộng đồng - Lữ Phú - 18:44, 07/09/2024
Với mong muốn phát triển kinh tế gia đình và góp phần thay đổi nhận thức của đồng bào Khơ Mú trong phát triển kinh tế, ông Moong Văn Hoàng, ở bản Huồi Cáng 1, xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã thành lập gia trại tổng hợp VAC, mỗi năm thu về cả trăm triệu đồng. Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Hoàng còn tạo điều kiện, hỗ trợ nhiều người dân bản Huồi Cáng 1 vươn lên phát triển kinh tế.