Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lào Cai: Nhiều chợ xây xong rồi bỏ hoang, trách nhiệm thuộc về ai?

Trọng Bảo - 22:10, 25/10/2023

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lào Cai đang còn rất nhiều khu chợ từ cấp xã đến chợ trung tâm thành phố được xây dựng, nhưng không hoạt động hoặc hoạt động những không hiệu quả. Thực tế này đã và đang gây lãng phí một nguồn lực đầu tư không nhỏ của Nhà nước.

Chợ Kim Tân, thành phố Lào Cai được đầu tư xây dựng mới nhưng hiện nay rất nhiều gian hàng bỏ trống
Chợ Kim Tân, TP. Lào Cai được đầu tư xây dựng mới, nhưng hiện nay rất nhiều gian hàng bỏ trống

Nằm tại vị trí trung tâm xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, năm 2022, chợ Bắc Ngầm được đầu tư hơn 1 tỷ đồng để sửa chữa, xây dựng thêm một số hạng mục với quy mô 1 nghìn mét vuông. Thế nhưng sau khi hoàn thiện, chỉ có vài tiểu thương đăng ký bán hàng trong chợ, còn lại hầu hết để không.

“Do quá nhiều đại lý hàng hoá, các hộ dân kinh doanh ở khu vực ven chợ nên phía trong chợ vắng là đương nhiên. Hiện tại có 5 hộ dân đăng ký bán hàng trong chợ này, tuy nhiên hàng hóa cũng khó bán, vì người dân cũng chẳng mấy khi vào chợ mua bán. Còn rất nhiều gian hàng để trống, hàng ngày chủ yếu là bà con vào đây thể dục thể thao vào buổi chiều“, bà Trần thị Thơ, hộ kinh doanh trong chợ phàn nàn.

Tiểu thương không vào chợ họp, chính quyền địa phương cũng không thu được tiền cho ngân sách. Công tác tuyên truyền, vận động hộ kinh doanh đăng ký vào chợ bán hàng được địa phương tăng cường, nhằm dẹp bỏ các chợ xép, điểm bán hàng tự phát nhưng hiệu quả đem lại chưa cao.

“Chợ rất rộng nhưng dân họp rất ít. Chúng tôi đã tuyên truyền vận động không cho mở các chợ xép để tập trung người dân vào chợ bán hàng để quản lý, tăng nguồn thu cho xã. Tuy nhiên, hiện tại thì cũng chỉ mới tuyên truyền thôi chứ cũng khó cấm họ được”, ông Nguyễn Viết Khoản, Chủ tịch UBND xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng cho biết thêm.

Không có người họp, nhiều chợ đã và đang xuống cấp
Không có người họp, nhiều chợ đã và đang xuống cấp

Chợ Phố Ràng ở huyện Bảo Yên được xây theo hình thức BOT đi vào hoạt động từ năm 2015, với quy mô gần 7 nghìn mét vuông. Trong đó, nhà chợ chính 2 tầng với hơn 1 nghìn mét vuông, nhiều dãy ki-ốt khép kín 1 với 1.400 mét vuông… với tổng mức đầu tư gần 15 tỷ đồng.

 Dù được giao trực tiếp quản lý chợ, nhưng do không thu được các khoản phí và lệ phí nên UBND thị trấn Phố Ràng không có kinh phí để duy trì hoạt động. Một số hạng mục trong chợ đã xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, mất vệ sinh môi trường là thực trạng đang diễn ra ở công trình này.

“Thiết kế chợ không phù hợp, đường đi, lối lại của chợ không được thuận lợi nên người dân không vào kinh doanh. Mặc dù nhiều gian hàng, ki ốt trong chợ đã giao cho các chủ quản lý, nhưng không bán được hàng nên họ chuyển đổi ngành nghề, một số thuê mặt bằng nơi khác kinh doanh”, ông Nguyễn Trịnh Thái Ninh, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên thông tin.

Xuất phát từ thực tế, đáp ứng hoạt động giao thương, buôn bán hàng hóa ngày càng sôi động, nhộn nhịp thì việc nâng cấp, xây mới các chợ sẽ tạo thuận lợi cho người dân và tiểu thương kinh doanh. Tuy nhiên, việc xây dựng quá nhiều chợ và thiếu quy hoạch chi tiết cũng như vận hành dẫn đến nhiều chợ hoạt động kém hiệu quả. 

Trên địa bàn thành phố Lào Cai hiện có đến 13 chợ, nhu cầu buôn bán, trao đổi hàng hóa còn nhỏ lẻ và phân tán, nhưng hầu như phường nào ở thành phố cũng có chợ. Các chợ này đều được đầu tư, xây dựng với quy mô lớn từ vài tỷ đến vài chục tỷ, thậm chí có những chợ mới xây lên đến hàng trăm tỷ.

“Trên địa bàn phường Kim Tân thì có chợ Nguyễn Du, chợ Kim Tân. Trong khi mật độ dân số cũng không phải quá đông nên việc thu hút tiểu thương vào hoạt động tại các chợ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, phương án sắp xếp ngành hàng, phương án giá còn nhiều bất hợp lý, Ban quản lý chợ khó khăn trong vấn đề khai thác mặt bằng đã được đầu tư xây dựng”, bà Phạm Thị Nga, Phó Ban quản lý chợ Kim Tân cho biết.

Chợ xây xong rồi...đóng cửa
Chợ xây xong rồi...đóng cửa

Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện có 71 chợ; trong đó, có 66 chợ được đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước, 5 chợ được đầu tư theo hình thức BOT. Tuy nhiên, rất nhiều chợ hiện nay hoạt động không hiệu quả, chưa khai thác hết công năng do được xây dựng với quy mô lớn vượt quá nhu cầu thực tế. Điều này đã và đang gây lãng phí nguồn đầu tư cho ngân sách của Nhà nước cũng như của doanh nghiệp.

Theo ông Nguyên Huy Tưởng, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Lào Cai, cơ chế, chính sách về quy hoạch, phát triển chợ qua 20 năm ban hành, đã bộc lộ nhiều bất cập, không đáp ứng được nhu cầu thực tế. Đặc biệt là liên quan đến mô hình quản lý chợ, quản lý tài sản đầu tư công. Bên cạnh đó, một số ngành nghề truyền thống như giày, dẹp, đồ gia dụng thì chịu sự cạnh tranh mạnh của siêu thị, trung tâm thương mại... 

"Tỉnh Lào Cai cũng đã nhiều lần kiến nghị với Bộ Công thương điều chỉnh, sửa đổi quy định về quản lý phát triển chợ. Công tác khảo sát, quy hoạch, xây dựng chợ cũng cần phải bài bản hơn, đánh giá thực tiễn về nhu cầu để thiết kế quy mô chợ cho phù hợp...Đây là nội dung cốt lõi để đầu tư, phát triển chợ trong thời gian tới ”, ông Nguyên Huy Tưởng, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Lào Cai nhấn mạnh.

Phát triển hệ thống chợ nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, giao thương buôn bán; qua đó, tạo sự liên kết hàng hóa giữa các khu vực. Đây cũng là giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân. Tuy nhiên, việc thiếu tính toán từ quy hoạch đến vận hành, khai thác và quản lý các chợ, không chỉ gây lãng phí nguồn lực đầu tư mà còn ảnh hưởng đến niềm tin của các tiểu thương và Nhân dân.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quả ngọt trên những vùng đất đồi núi xứ Thanh

Quả ngọt trên những vùng đất đồi núi xứ Thanh

“Biến đất cằn thành quả ngọt” – không chỉ là một quá trình khai thác thế mạnh phát triển trong nông nghiệp, mà còn là câu chuyện về tinh thần cần cù lao động bền bỉ, sáng tạo của người nông dân ở nhiều vùng đất đồi núi xứ Thanh...
Tin nổi bật trang chủ
Quả ngọt trên những vùng đất đồi núi xứ Thanh

Quả ngọt trên những vùng đất đồi núi xứ Thanh

Kinh tế - Thu Thảo - 19:42, 17/06/2025
“Biến đất cằn thành quả ngọt” – không chỉ là một quá trình khai thác thế mạnh phát triển trong nông nghiệp, mà còn là câu chuyện về tinh thần cần cù lao động bền bỉ, sáng tạo của người nông dân ở nhiều vùng đất đồi núi xứ Thanh...
Giữ gìn văn hóa DTTS vùng Tây Bắc trong hội nhập quốc tế

Giữ gìn văn hóa DTTS vùng Tây Bắc trong hội nhập quốc tế

Sắc màu 54 - Nguyễn Vũ Điền - 18:35, 17/06/2025
Tây Bắc là vùng đất lưu giữ kho tàng văn hóa đặc sắc của hơn 30 DTTS, tiêu biểu như: Thái, Mông, Mường, Dao, Khơ Mú, Hà Nhì, La Ha, Lự, Kháng, Phù Lá, Cống… Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nơi đây không chỉ góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc, mà còn trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển bền vững.
Nỗi lòng của nghệ nhân say mê thanh âm tre nứa

Nỗi lòng của nghệ nhân say mê thanh âm tre nứa

Sắc màu 54 - Lê Hường - 18:33, 17/06/2025
Hơn 30 năm qua, nghệ nhân Y Krang Tơr ở buôn Tlông, xã Đắk Phơi, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk đã chế tác hàng trăm nhạc cụ dân tộc bằng tre nứa. Ông cũng dành tâm huyết tìm kiếm người kế tục để tiếng đàn, tiếng chiêng không bị lãng quên trong nhịp sống hiện đại.
Nồng nàn mỳ Quảng

Nồng nàn mỳ Quảng

Ẩm thực - Tiêu Dao - 18:33, 17/06/2025
Từ loại bánh tráng trên nồi nước nóng rồi được cắt sợi, từ những thức món không tên, người xứ Quảng đã gọi món ăn của mình là “mỳ Quảng”. Cái tên tưởng như đơn giản ấy lại ẩn chứa cả một tầng sâu văn hóa, lịch sử, bí quyết ẩm thực và tâm thức xứ Quảng.
Nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của đồng bào dân tộc Mông

Nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của đồng bào dân tộc Mông

Sắc màu 54 - PV - 18:31, 17/06/2025
Đối với phụ nữ dân tộc Mông, vẽ hoa văn trên vải lanh bằng sáp ong là một nghề thủ công truyền thống từ lâu đời và được giữ gìn, phát huy qua nhiều thế hệ như một “báu vật” để tạo dấu ấn, sự khác biệt cũng như nhận dạng văn hóa truyền thống của đồng bào Mông.
Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay ngày 11/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Ruộng bậc thang Y Tý mùa đổ ải. Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh . Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tìm “điểm tựa” cho những nghệ nhân “giữ lửa” di sản

Tìm “điểm tựa” cho những nghệ nhân “giữ lửa” di sản

Tìm trong di sản - Mỹ Dung - 18:29, 17/06/2025
Trong dòng chảy văn hóa phong phú và đa dạng của tỉnh Quảng Ninh, các nghệ nhân dân gian chính là những “ngọn lửa sống” lặng thầm gìn giữ, bảo tồn và lan tỏa giá trị truyền thống. Họ không chỉ là người nắm giữ tinh hoa văn hóa dân tộc, mà còn là “cầu nối” giữa quá khứ và hiện tại, góp phần định hình bản sắc cộng đồng trong bối cảnh hội nhập sâu rộng.
Thổ cẩm kể chuyện bản làng

Thổ cẩm kể chuyện bản làng

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 18:28, 17/06/2025
Nghề thêu thổ cẩm của người Dao Thanh Y ở Quảng Ninh không chỉ là di sản văn hóa truyền thống mà còn đang mở ra hướng đi mới cho phát triển du lịch cộng đồng. Từ những bản làng như Bằng Cả (TP Hạ Long) đến Khe Sú (TP Uông Bí), nghề thêu đang từng bước hồi sinh, trở thành sản phẩm văn hóa, du lịch mang dấu ấn riêng của vùng cao.
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển

Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển

Thời sự - Minh Thu - 18:15, 17/06/2025
Nhân dịp Kỷ niệm 100 Năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 17/6, ông Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã đến thăm, chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển.
Sứ mệnh người làm báo - Từ sứ giả truyền thông đến những nhịp cầu nhân ái

Sứ mệnh người làm báo - Từ sứ giả truyền thông đến những nhịp cầu nhân ái

Công tác Dân tộc - Vàng Ni - 18:11, 17/06/2025
Trong không khí trang trọng và tự hào của cả nước kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), lòng tôi lại bồi hồi nhớ về hành trình đã qua, về những con chữ, những chuyến đi và về sứ mệnh thiêng liêng mà nghề báo đã trao cho mình. Với tôi, làm báo không chỉ là đưa tin - là sứ giả truyền thông mà còn là hành trình của trái tim, là gánh trên vai trách nhiệm với cộng đồng.
Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển: Quyết tâm xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, hòa nhập để phát triển

Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển: Quyết tâm xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, hòa nhập để phát triển

Tin tức - Thúy Hồng - 18:00, 17/06/2025
Ngày 16/6, Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển đã long trọng tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030. Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Thông dự và chỉ đạo Đại hội.