Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang địa phương

Quảng Nam: Thành lập Hội Sâm núi Ngọc Linh và Hội Quế Trà My

T.Nhân - H.Trường - 16:16, 02/08/2024

Ngày 2/8, tại huyện Nam Trà My (Quảng Nam), Hội Sâm núi Ngọc Linh và Quế Trà My đã tổ chức Đại hội bất thường, để thành lập 2 hội, gồm Hội Sâm Ngọc Linh và Hội Quế Trà My.

Quang cảnh Đại hội thành lập Hội Sâm Ngọc Linh và Quế Trà My
Quang cảnh Đại hội thành lập Hội Sâm Ngọc Linh và Quế Trà My

Hội Sâm núi Ngọc Linh và Quế Trà My được thành lập năm 2018 với 205 hội viên, trong đó chủ yếu là các hộ trồng quế, trồng Sâm Ngọc Linh. Trong thời gian qua, Hội đã đăng ký bảo hộ quyền sở hữu cho 50 sản phẩm quế Trà My và 100 sản phẩm Sâm Ngọc Linh.

Tuy nhiên, qua thực tiễn hoạt động vẫn bộc lộ một số tồn tại hạn chế, do sự đặc thù của cây Sâm Ngọc Linh. Đứng trước yêu cầu phát triển 2 loại cây có giá trị kinh tế cao này, đòi hỏi phải có tổ chức hội chuyên biệt, để nâng tầm thương hiệu và bảo hộ sản phẩm.

Sau khi thành lập, Hội Sâm Ngọc Linh có trụ sở đóng tại Tp. Tam Kỳ và Hội Quế Trà My đóng tại huyện Bắc Trà My.

Hội Sâm Ngọc Linh sẽ giữ vai trò kiến nghị Trung ương có cơ chế, nguồn lực riêng để phục vụ nghiên cứu, phát triển Sâm Ngọc Linh; tham vấn cho các cơ quan chức năng về an ninh sâm, chống nạn sâm giả, kiểm soát chất lượng sâm; nghiên cứu mở rộng vùng chỉ dẫn địa lý Ngọc Linh để kiểm soát nguồn gốc, chất lượng.

Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam phát biểu tại Đại hội.
Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam phát biểu tại Đại hội

Hội Quế Trà My sẽ tiếp tục phát huy vai trò là tổ chức hội đại diện cho người trồng quế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Phát biểu tại Đại hội, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu, cho biết hiện nay, tỉnh đang xúc tiến đề án thành lập Trung tâm công nghiệp dược liệu của cả nước, trong đó Sâm Ngọc Linh và Quế Trà My rất nổi tiếng, sẽ góp phần đưa ngành công nghiệp dược liệu Quảng Nam vươn cao, vươn xa hơn nữa.

“Tôi mong muốn Hội Sâm Ngọc Linh và Hội Quế Trà My sau khi thành lập sẽ phát huy được vai trò trong việc kết nối, bảo trợ sản phẩm, bảo vệ hội viên và người trồng sâm, trồng quế. Đồng thời làm tốt công tác chỉ dẫn địa lý và mở rộng hợp tác trong nước và quốc tế”.

Cây sâm Ngọc Linh hiện đang đem lại hiệu quả cao, giúp nhiều hộ dân ở Nam Trà My vươn lên thoát nghèo.
Cây Sâm Ngọc Linh hiện đang đem lại hiệu quả cao, giúp nhiều hộ dân ở Nam Trà My vươn lên thoát nghèo

Hiện nay, tỉnh Quảng Nam đã quy hoạch diện tích vùng bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh đã được xác định là 15.567 ha (trong đó từ độ cao 2.000m trở lên là 2.238 ha, ở độ cao từ 1.200 - 2.000m là 13.329 ha). Ngoài ra, tỉnh đang nghiên cứu trồng di thực Sâm Ngọc Linh ở một số địa phương khác có điều kiện tương đồng để mở rộng, phát triển diện tích trồng Sâm Ngọc Linh.

Tổng diện tích cho thuê môi trường rừng để trồng Sâm Ngọc Linh là 1.428,96 ha, trong đó hộ gia đình, cá nhân 428,96 ha; tổ chức, doanh nghiệp 1.000 ha. Diện tích trồng cây Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là 1.243,00 ha, chủ yếu tập trung tại huyện Nam Trà My.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Chậm trễ sắp xếp dôi dư tài sản công sau sáp nhập - lãng phí kéo dài

Chậm trễ sắp xếp dôi dư tài sản công sau sáp nhập - lãng phí kéo dài

Sự kiện - Bình luận - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Để sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công dôi dư sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC), Bộ Tài chính có Văn bản số 8006/BTC-NSNN ngày 31/7/2023 hướng dẫn thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Tuy nhiên hiện nay, vẫn còn rất nhiều địa phương vẫn còn nhiều tài sản công bị bỏ hoang, chưa có phương án sắp xếp, gây lãng phí kèo dài.
Hấp dẫn hò bả trạo ở Ninh Thuận

Hấp dẫn hò bả trạo ở Ninh Thuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Làng biển Mỹ Nghĩa thuộc phường Mỹ Đông (Tp. Phan Rang- Tháp Chàm) là địa phương duy nhất ở tỉnh Ninh Thuận còn lưu truyền nghệ thuật hò bả trạo. Đây là loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian hấp dẫn, làm thổn thức lòng người thưởng ngoạn.
Chương trình tôn vinh “Nhà khoa học của nhà nông” lần thứ V, năm 2024 sẽ diễn ra vào đầu tháng 10

Chương trình tôn vinh “Nhà khoa học của nhà nông” lần thứ V, năm 2024 sẽ diễn ra vào đầu tháng 10

Tin tức - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Để kịp thời đánh giá, ghi nhận, tôn vinh và biểu dương những đóng góp to lớn của đội ngũ trí thức, nhà khoa học, nhà sáng chế trong lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội khu vực nông thôn, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức Chương trình tôn vinh: “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V, năm 2024.
Phát lộ hơn 1 km đường đá cổ trên đường thiên lý Bắc - Nam xưa tại Đèo Ngang

Phát lộ hơn 1 km đường đá cổ trên đường thiên lý Bắc - Nam xưa tại Đèo Ngang

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 1 giờ trước
Ngày 18/9, UBND xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) cho biết, trong quá trình tìm lại cung đường qua Đèo Ngang xưa, các lực lượng đã phát hiện các bậc đá cổ mà cha ông sắp xếp lên Hoành Sơn Quan.
Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Dự báo gia tăng tình trạng nghèo (Bài 3)

Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Dự báo gia tăng tình trạng nghèo (Bài 3)

Thời sự - Sỹ Hào - 1 giờ trước
Đất sản xuất bị vùi lấp; mô hình sinh kế, cây trồng, vật nuôi bị cuốn theo dòng nước,... Bên cạnh đó, sự thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản sau mưa lũ của đồng bào các dân tộc thiểu số được dự báo sẽ làm gia tăng tình trạng nghèo ở nhiều địa phương miền núi phía Bắc.
Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghị quyết mới của Chính phủ về Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3. Độc đáo bánh “ma eng” của người Tày, Nùng ở Bình Gia. Sức sống mới nơi bản xa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Trị: Lên phương án di dời dân để chủ động ứng phó với bão số 4

Quảng Trị: Lên phương án di dời dân để chủ động ứng phó với bão số 4

Thời sự - Khánh Ngân - 1 giờ trước
Trước diễn biến khó lường của cơn bão số 4, Quảng Trị đã chuẩn bị sẵn kịch bản ứng phó. Trong đó, các kịch bản di dời và áp dụng các biện pháp cưỡng chế khi người dân không chấp hành cũng đã sẵn sàng.
Quảng Ninh: Xem xét hỗ trợ 100% học phí năm học 2024 - 2025

Quảng Ninh: Xem xét hỗ trợ 100% học phí năm học 2024 - 2025

Giáo dục - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Năm học 2024 - 2025, tỉnh Quảng Ninh dự kiến chi 167 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh để hỗ trợ 100% mức thu học phí công lập cho 631 trường mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Sạt lở nghiêm trọng tại một ngôi trường ở huyện vùng biên Thanh Hóa

Sạt lở nghiêm trọng tại một ngôi trường ở huyện vùng biên Thanh Hóa

Trang địa phương - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày, gây thiệt hại về tài sản. Mưa lớn làm sạt lở nghiêm trọng tại công trình xây dựng nhà lớp học của Trường THCS Lâm Phú, huyện vùng biên Lang Chánh (Thanh Hóa).
Bão số 4 đổ bộ vào đất liền Quảng Bình, Quảng Trị, người dân di dời vì lo sạt lở

Bão số 4 đổ bộ vào đất liền Quảng Bình, Quảng Trị, người dân di dời vì lo sạt lở

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Bão số 4 giật tới cấp 11 đang di chuyển rất nhanh, trên vùng biển ven bờ từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế và đang áp sát đất liền các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị. Hoàn lưu bão gây mưa rất to ở Trung Bộ.
Quảng Trị: Nhiều thôn, bản vùng đồng bào DTTS đã bị chia cắt

Quảng Trị: Nhiều thôn, bản vùng đồng bào DTTS đã bị chia cắt

Tin tức - Khánh Ngân - 1 giờ trước
Ảnh hưởng hoàn lưu trước bão số 4, trên địa bàn 2 huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông (Quảng Trị) đã có mưa lớn. Do mực nước ở các ngầm, tràn đã dâng lên nên nhiều thôn bản vùng DTTS ở 2 huyện Hướng Hóa và Đakrông đã bị chia cắt.