Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quảng Bình: “Nỗ lực lớn, quyết tâm cao” hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm

Phạm Tiến - 16:16, 25/03/2025

Tính đến ngày 17/3, toàn tỉnh Quảng Bình đã khởi công được 1.160 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở. Với tâm thế “Nỗ lực lớn, quyết tâm cao”, Quảng Bình đang hướng tới mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát giai đoạn 2024-2025 trong tháng 6/2025.

Ông Lê Ngọc Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí Thư tỉnh ủy- Trưởng Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Quảng Bình (Thứ 5 từ trái qua) dự lễ khánh thành và bàn giao xóa nhà tạm, nhà dột nát cho đồng bào DTTS ở huyện Bố Trạch
Ông Lê Ngọc Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí Thư tỉnh ủy- Trưởng Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Quảng Bình (thứ 5 từ trái qua) dự lễ khánh thành và bàn giao xóa nhà tạm, nhà dột nát cho đồng bào DTTS ở huyện Bố Trạch

Xóa nhà tạm với phương châm “5 rõ”

Trong giai đoạn 2024 - 2025, toàn tỉnh Quảng Bình có 1.553 hộ nghèo, cận nghèo được phê duyệt hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát. Với phương châm “Không để ai ở lại phía sau”, ngày 21/11/2024, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình ban hành Nghị quyết số 14 - NQ/TU về xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn toàn tỉnh. Ngay sau khi Nghị quyết được ban hành, cả hệ thống chính trị ở Quảng Bình bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát với tâm thế “Nỗ lực lớn, quyết tâm cao”.

Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát cũng được kiện toàn từ cấp tỉnh xuống cấp xã do ông Lê Ngọc Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng ban. Với phương châm 5 rõ (rõ người, rõ việc, rõ kết quả, rõ tiến độ, rõ trách nhiệm), nhiệm vụ rà soát số hộ nghèo, cận nghèo cần được hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát được các sở, ngành phối hợp với các địa phương hoàn thành sớm.

Theo kết quả rà soát, toàn tỉnh Quảng Bình có 1. 553 hộ nghèo, hộ cận nghèo cần được hỗ trợ để xây mới và sửa chữa nhà ở. Đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo là đồng bào DTTS; hộ cận nghèo là người Kinh sống ở vùng DTTS, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh giao cho Sở Dân tộc và Tôn giáo phối hợp với các địa phương rà soát.

Đoàn viên Đoàn Thanh niên tỉnh Quảng Bình tham gia hỗ trợ ngày công để “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”
Đoàn viên Đoàn Thanh niên tỉnh Quảng Bình tham gia hỗ trợ ngày công để “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”

Từ quyết liệt chỉ đạo, giao việc cụ thể đối với từng sở, ban, ngành nên bức tranh toàn cảnh về thực trạng nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Bình sớm được nhận diện đầy đủ. Từ đó, công tác phân bổ nguồn kinh phí, phương án thực hiện đưa ra nhanh chóng phát huy được hiệu quả. Đồng thời, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát ở tỉnh Quảng Bình cũng huy động được sức mạnh và nguồn lực tập thể.

Ngoài kinh phí 71,37 tỷ đồng ngân sách hỗ trợ, Ủy ban MTTQVN tỉnh Quảng Bình còn huy động được 13 tỷ đồng từ các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm ủng hộ “chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”. 

Ngoài ra, huy động được hơn 4.595 ngày công, 65 tấn xi măng từ các tổ chức chính trị, xã hội trên địa bàn tỉnh. Các hộ gia đình thụ hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở cũng tự lực đối ứng thêm được hơn 13,34 tỷ đồng và 1.253 ngày công góp phần hoàn thiện những ngôi nhà ở thêm phần khang trang, an toàn, ổn định để “an cư lạc nghiệp”.

Quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu

Tính đến thời điểm ngày 17/3/2024, toàn tỉnh Quảng Bình đã có 1.160/1.553 ngôi nhà của hộ nghèo, hộ cận nghèo có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở được khởi công xây dựng. Với sự quyết liệt, linh hoạt của Ban Chỉ đạo và cả hệ thống chính trị, nhiệm vụ hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát ở Quảng Bình là rất khả thi.

Tính đến ngày 17/03/2024, toàn tỉnh Quảng Bình đã có 1.160 ngôi nhà của hộ nghèo, cận nghèo có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở được khởi công xây dựng, đạt 74,7% kế hoạch
Tính đến ngày 17/3/2024, toàn tỉnh Quảng Bình đã có 1.160 ngôi nhà của hộ nghèo, cận nghèo có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở được khởi công xây dựng, đạt 74,7% kế hoạch

Theo Nghị quyết số 78/2024/NQ-HĐND, ngày 11/12/2024 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Bình, quy định: Mức hỗ trợ xây mới là 60 triệu đồng/hộ; cải tạo, sửa chữa hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ. Ngoài ra, Ủy ban MTQG tỉnh Quảng Bình còn hỗ trợ thêm cho mỗi hộ xây mới nhà ở từ 20-30 triệu đồng tùy điều kiện của từng địa phương; Hỗ trợ thêm 10-15 triệu đồng đối với các hộ sửa chữa, cải tạo tùy điều kiện của từng địa phương.

Như vậy, tùy điều kiện của từng địa phương, các hộ xây mới nhà ở được hỗ trợ tổng cộng 80-90 triệu đồng/căn; các hộ sửa chữa, cải tạo nhà được hỗ trợ tổng cộng 40-45 triệu đồng/căn. Với số tiền này, hộ nghèo, hộ cận nghèo có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở có thể xây dựng được nhà “3 cứng” theo tiêu chuẩn. Ngoài ra, những hộ thuộc diện được thụ hưởng hỗ trợ chính sách về nhà ở có thể đối ứng thêm ngày công, vật liệu sẵn có để xây dựng nhà thêm rộng rãi, khang trang.

Trải qua 4 tháng thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. 

Tính đến ngày 17/3, toàn tỉnh đã khởi công được 1.160 ngôi nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo đạt 74,7% kế hoạch. Trong đó, có một số địa phương đạt tỷ lệ khởi công, số nhà đã hoàn thành cao như: Lệ Thủy: 81/85 căn đã khởi công xây dựng (đạt 95,3%), trong đó có 34 căn đã hoàn thành; Quảng Ninh: 44/46 căn đã khởi công xây dựng (đạt 95,7%), trong đó có 12 căn đã hoàn thành; Bố Trạch: 172/187 căn đã khởi công xây dựng (đạt 92%), trong đó có 42 căn đã hoàn thành; Thị xã Ba Đồn: 80/86 căn đã khởi công xây dựng (đạt 93%), trong đó có 31 căn đã hoàng thành; Quảng Trạch: 96/96 căn đã khởi công xây dựng (100%), trong đó có 42 căn đã hoàn thành….

Với "Nỗ lực lớn, quyết tâm cao", Quảng Bình đang hướng tới mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát giai đoạn 2024-2025 trong tháng 06/2025
Với "Nỗ lực lớn, quyết tâm cao", Quảng Bình đang hướng tới mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát giai đoạn 2024-2025 trong tháng 06/2025

Chia sẻ với phóng viên, bà Phạm Thị Bích Huệ,  Chủ tịch Ủy ban MTTQVN huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) cho biết: “Chúng tôi đang nỗ lực huy động thêm các nguồn lực từ xã hội để hộ nghèo, cận nghèo có mái ấm thật kiên cố. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành sớm nhất nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện”.

Từ sự quyết liệt, linh hoạt của Ban Chỉ đạo, nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát ở Quảng Bình đã huy động được tinh thần, trách nhiệm và nguồn lực của toàn xã hội. Đó là cơ sở, là tiền đề để Quảng Bình đưa ra mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát giai đoạn 2024-2025 trước tháng 6/2024. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Aleksandr Lukashenko chứng kiến Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Aleksandr Lukashenko chứng kiến Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus, trưa 12/5 theo giờ địa phương, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Aleksandr Lukashenko đã chứng kiến Lễ trao các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus.
Quảng Nam tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm và thuốc chữa bệnh giả

Quảng Nam tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm và thuốc chữa bệnh giả

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có Công văn về việc triển khai thực hiện Công điện số 55/CĐ-TTg ngày 02/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Y tế liên quan công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống thực phẩm giả và ngộ độc thực phẩm.
Gia Lai: Tổ chức “Tiết học biên cương” bồi đắp tình yêu Tổ quốc

Gia Lai: Tổ chức “Tiết học biên cương” bồi đắp tình yêu Tổ quốc

Giáo dục - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Ngày 12/5, Đồn Biên phòng Ia Pnôn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trường Tiểu học và THCS Lương Thế Vinh (huyện Đức Cơ) tổ chức Chương trình “Tiết học biên cương” năm 2024.
Bình Gia (Lạng Sơn): Huy động các nguồn lực ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng

Bình Gia (Lạng Sơn): Huy động các nguồn lực ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng

Công tác Dân tộc - Minh Anh-Nguyễn Thắng - 1 giờ trước
Trong những năm qua, huyện Bình Gia (Lạng Sơn) đã huy động các nguồn lực để ưu tiên đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhiều công trình giao thông, trường học, nước sinh hoạt từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn xã hội hóa đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn và đời sống đồng bào các DTTS trên địa bàn.
Bốn phương diện thành công của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Bốn phương diện thành công của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Dân tộc - Tôn giáo - Tào Đạt - 1 giờ trước
Diễn ra từ ngày 06 đến 08/5 tại Học viện Phật giáo Việt Nam (huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh), Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 đã được tổ chức thành công tốt đẹp trên bốn phương diện trọng tâm, đó là: về tâm linh, văn hóa, hội thảo học thuật, cầu nguyện hòa bình cho thế giới. Lần thứ tư là nước chủ nhà của một lễ hội tôn giáo tầm cỡ quốc tế, Việt Nam đã tái khẳng định vai trò là một trong những trung tâm của Phật giáo thế giới, trung tâm của nền Phật giáo nhập thế gắn với các hoạt động ngoại giao văn hóa, thúc đẩy sự đoàn kết, hòa hợp vì hòa bình, an lạc cho con người.
Củ bình vôi - Vị thuốc quý từ thiên nhiên

Củ bình vôi - Vị thuốc quý từ thiên nhiên

Media - BDT - 1 giờ trước
Củ bình vôi là một trong những loại dược liệu thiên nhiên quý giá với công dụng chữa bệnh tuyệt vời được ứng dụng nhiều trong y học. Rất nhiều người đã từng nhìn thấy loại củ này, hoặc thậm chí trồng để làm cảnh, nhưng cũng chưa hiểu hết công dụng của nó. Trong chuyên mục Sống khỏe hôm nay, chúng tôi sẽ giúp quý vị và các bạn nhận biết được đặc điểm, công dụng và một số bài thuốc giúp chữa bệnh từ củ bình vôi.
Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu

Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 9/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Văn hóa - Du lịch biển Khánh Hòa năm 2025. Chùa cổ Chúc Thánh Hội An. Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hiệu quả từ lớp đào tạo truyền thông cộng đồng kết hợp Photovoice cho dân tộc Mảng

Hiệu quả từ lớp đào tạo truyền thông cộng đồng kết hợp Photovoice cho dân tộc Mảng

Dân tộc - Tôn giáo - V. Long - 2 giờ trước
Khai giảng ngày 23/4 tại bản Nậm Pì, xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu, Lớp truyền dạy truyền thông cộng đồng tích hợp phương pháp Photovoice - “Câu chuyện đời người” cho dân tộc Mảng đã bế giảng sáng 12/5/2025.
Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus

Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Sáng 12/5 theo theo giờ địa phương, Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam được tổ chức trọng thể tại Cung Độc lập của Belarus. Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko chủ trì Lễ đón.
Trình Quốc hội ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031

Trình Quốc hội ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031

Thời sự - Hoàng Quý - 3 giờ trước
Sáng 12/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trình bày Tờ trình về ngày bầu cử toàn quốc đối với bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.
Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 trước 3 tháng

Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 trước 3 tháng

Thời sự - Hoàng Quý - 3 giờ trước
Sáng 12/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trình bày Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Theo Tờ trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp được rút ngắn 3 tháng, kết thúc vào đầu tháng 4/2026.
Đại lễ Phật đản 2025: “Đoàn kết và bao dung là 2 yếu tố cốt lõi để phát triển quốc gia, dân tộc”

Đại lễ Phật đản 2025: “Đoàn kết và bao dung là 2 yếu tố cốt lõi để phát triển quốc gia, dân tộc”

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - Minh Anh - 3 giờ trước
Sáng 12/5, nhân kỷ niệm lần thứ 2.649 Ngày đản sanh Đức Từ phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Ban Thường trực Ban Trị sự - Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 tại Việt Nam Quốc Tự (Quận 10, TP. Hồ Chí Minh).