Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quảng Bình: Đầu ra cho nông sản đặc sản vẫn chưa được khai thông

Khánh Ngân - 23:13, 26/03/2023

Dù nhiều cái khó về đất đai, khí hậu, khoa học kỹ thuật… nhưng bù lại, những nông sản ở miền núi, vùng DTTS lại có nhiều lợi thế để phát triển bởi tính đặc sản, đặc thù được người tiêu dùng ưa chuộng. Thế nhưng, đầu ra cho những sản phẩm nông sản của nông dân vẫn luôn là một bài toán khó, thiếu bền vững...

Chư có lời giải đầu ra cho nông sản đặc sản
Quảng Bình hiện có 94 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP, trong đó có nhiều sản phẩm được sản xuất ở vùng đồng bào DTTS

Tiềm năng nông sản đặc sản

Nhìn từ tỉnh Quảng Bình, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã và đang tạo ra sức bật mới, khơi dậy tiềm năng sản xuất nông nghiệp. Không chỉ ở những vùng thuận lợi, mà ở cả vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào DTTS, ngành nông nghiệp cũng đang có bước chuyển mình mạnh mẽ. Nhiều cây trồng, sản phẩm từ chỗ tự phát, manh mún đã trở thành hàng hóa, hàng đặc sản mang lại giá trị kinh tế cao. Thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, góp phần giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bào DTTS. 

Tính đến đầu 2023, toàn tỉnh Quảng Bình có 94 sản phẩm đạt chứng nhận sản phẩm OCOP, trong đó có 5 sản phẩm 4 sao và 89 sản phẩm 3 sao. Các sản phẩm được chứng nhận OCOP Quảng Bình thuộc nhóm ngành thực phẩm, dược liệu (phân nhóm mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe), sản phẩm thủ công mỹ nghệ, gia dụng.

Cùng với các sản phẩm đã được công nhận sản phẩm OCOP, vùng đồng bào DTTS, miền núi Quảng Bình, còn có rất nhiều sản phẩm nông nghiệp là đặc sản đậm tính đặc trưng vùng miền, như gạo nếp nương Dân Hóa, lợn rừng Trọng Hóa, khoai deo...

Trong số những sản phẩm OCOP, có rất nhiều sản phẩm được sản xuất tại vùng đồng bào DTTS, miền núi, như sản phẩm OCOP 3 sao măng khô rừng Cà Ròong, gạo sạch Mai Hóa... đang mang lại nhiều kỳ vọng trong việc xóa đói giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS ở Quảng Bình. 

Sự cần cù lao động của cư dân địa phương cùng với quy hoạch phát triển nông nghiệp của chính quyền địa phương đã tạo ra sự phong phú về số đặc sản nông nghiệp của Quảng Bình
Sự cần cù lao động của cư dân địa phương cùng với quy hoạch phát triển nông nghiệp của chính quyền địa phương đã tạo ra sự phong phú về số đặc sản nông nghiệp của Quảng Bình

Là huyện có diện tích rừng tự nhiên lớn, độ che phủ cao nên Tuyên Hóa rất phù hợp cho nghề nuôi ong lấy mật. Mật ong ở Tuyên Hóa có giá trị dinh dưỡng cao, mùi thơm đặc trung khác biệt so với những nơi khác. Nhờ đó, mật ong Tuyên Hóa cũng trở nên một đặc sản có tiếng. Ngoài ra, ở huyện vùng cao Tuyên Hóa còn có thêm bánh gai, bánh ít, đó cũng là những sản vật mang đậm đặc trung của vùng cao cao.

Là tỉnh có chưa đến 1 triệu dân, nhưng Quảng Bình lại có rất nhiều sản phẩm OCOP, đặc sản nông nghiệp vùng miền. Đó là kết quả của quá trình miệt mài lao động của cư dân địa phương. Bên cạnh đó, chính quyền các cấp cũng sớm có quy hoạch phảt triển nông nghiệp theo đúng định hướng. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa giá trị đặc sản nông sản giúp bà con nông dân phát triển bền vững, thì bài toán đầu ra được cho là vấn đề cốt lõi.

 Vẫn bế tắc đầu ra

Đầu năm 2022, gạo sạch Mai Hóa (Tuyên Hóa) được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Đây được xem là cơ hội vàng về đầu ra cho gạo sạch Mai Hóa. Thế nhưng, sau hơn 1 năm có giấy “thông hành” OCOP,  gạo sạch Mai Hóa vẫn chỉ quẩn quang ở thị trấn Đồng Lê, số lượng bán ra ngoài vùng không đáng kể. Nguyên nhân chính được xác định là do Hợp tác xã (HTX) vẫn giữ lối kinh doanh truyền thống, chưa có kênh phân phối chính thức.

Ông Chu Văn Tú - Giám đốc HTX Sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Cổ Cảng, xã Mai Hóa, huyện Tuyên Hóa (Chủ sở hữu sản phẩm gạo sạch Mai Hóa) cho biết: “Hình thức phân phối chính là ai có nhu cầu thì liên hệ để được cung cấp hoặc qua mối thân quen. Đơn vị chưa có kênh phân phối hay marketing chuyên nghiệp.

Bên cạnh nguyên nhân chính, thì năng suất sản lượng sản phẩm gạo sạch Mai Hóa còn thấp, cũng được cho là khó mở rộng thị trường của sản phẩm. Năm 2021, sản lượng đạt từ 2 - 3 tấn, chủ yếu được thu mua từ các thành viên HTX. Trong khi đó, bà con miền núi vẫn chưa quen với lối sản xuất hàng hóa, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, theo hộ gia đình. Do đó, dù sản phẩm gạo sạch Mai Hóa đã được đầu tư mẫu mã, nhãn hiệu và đạt chứng nhận OCOP cấp tỉnh, nhưng vẫn khó mở rộng phát triển cả về số lượng, cũng như đầu ra.

Chư có lời giải đầu ra cho nông sản đặc sản 2
Là sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao, thế nhưng do chưa có kênh phân phối chuyên nghiệp nên măng rừng Cà Roòng vẫn khó đến được với người tiêu dùng

Tương tự sản phẩm OCOP 3 sao măng khô Cà Roòng của HTX Cà Roòng (xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch). HTX cà Roòng có 31 thành viên, với nhiều nỗ lực để đầu tư máy móc sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, từ bao bì, nhãn mác… Sản phẩm được người dân ưa chuộng, mở ra cơ hội thoát nghèo bền vững cho người Bru Vân Kiều ở xã vùng biên Thượng Trạch.

Thế nhưng, do quy mô sản xuất còn nhỏ hẹp, địa bàn xã lại chưa có điện lưới phải chạy máy nổ để sản xuất nên chi phí tăng, giá thành sản phẩm cao. Do đó, sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại. Sản phẩm măng khô Cà Roòng cũng chỉ mới chủ yếu phân phối theo kênh truyền thống, thông qua các mối quan hệ thân quen; chưa xây dựng được kênh phân phối riêng nên đầu ra còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng đến đời sống của hội viên HTX, kỳ vọng thoát nghèo khó lòng đạt được.

Chư có lời giải đầu ra cho nông sản đặc sản 3
Để mở rộng đầu ra cho nông sản đặc sản, chính quyền địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm quảng bá cho nông sản đặc sản vùng đồng bào DTTS

Từ thực tế cho thấy, để bảo đảm đầu ra cho nông sản đặc sản, vùng DTTS, miền núi tỉnh Quảng Bình cần phải khắc phục nhiều tồn tại, hạn chế, như các cơ sở sản xuất cần mạnh dạn thay đổi từ mô hình sản xuất đơn lẻ, sang ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất theo chuỗi hàng hóa; Tăng cường hơn nữa các hoạt động xúc tiến quảng bá, giới thiệu sản phẩm bằng nhiều hình thức để tìm kiếm thị trường đầu ra. 

Đối với các sản phẩm đã được chứng nhận OCOP, cần chủ động tiếp cận với sàn giao dịch thương mại điện tử, không để lãng phí chứng nhận đã đạt được. Chính quyền địa phương, đơn vị chuyên môn cần đồng hành, quan tâm hơn nữa trong việc hỗ trợ, hướng dẫn nông dân "khơi thông" đầu ra nông sản đặc sản, từ đó họ mới duy trì được sinh kế ổn định, giảm nghèo bền vững.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tháng 10 – tháng tiêu dùng số năm 2023 hướng tới lợi ích của người dân

Tháng 10 – tháng tiêu dùng số năm 2023 hướng tới lợi ích của người dân

Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số (CĐS) quốc gia 10/10 và hướng tới lợi ích của người dân, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) triển khai chương trình “Tháng 10-Tháng tiêu dùng số” với chủ đề “Khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị”, diễn ra từ ngày 01/10 - 31/10/2023, cao điểm trong 10 ngày từ ngày 01/10 đến hết ngày 10/10/2023.
Tin nổi bật trang chủ
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm để đồng bào DTTS ở Kon Tum vươn lên thoát nghèo bền vững: Chủ trương hợp lòng dân (Bài 1)

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm để đồng bào DTTS ở Kon Tum vươn lên thoát nghèo bền vững: Chủ trương hợp lòng dân (Bài 1)

Tỉnh Kon Tum có 43 dân tộc anh em cùng sinh sống. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 54% dân số toàn tỉnh, sinh sống chủ yếu ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới. Mặc dù Nhà nước đã có nhiều chương trình, dự án chính sách đầu tư hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bào DTTS, nhưng với xuất phát điểm thấp, điều kiện tự nhiên, hạ tầng kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn; đặc biệt đồng bào DTTS vẫn còn duy trì phương thức sản xuất và những phong tục lạc hậu, dẫn đến kinh tế - xã hội chậm phát triển, cần có những cách làm, giải pháp phù hợp, hiệu quả hơn...
Khánh Hòa: Tổ chức Lớp bồi dưỡng kiến thức về công tác dân tộc cho nhóm đối tượng 4

Khánh Hòa: Tổ chức Lớp bồi dưỡng kiến thức về công tác dân tộc cho nhóm đối tượng 4

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 3 phút trước
Ngày 4/10, Ban Dân tộc tỉnh Khánh Hòa, phối hợp với Trường Chính trị tỉnh tổ chức Khai giảng lớp bối dưỡng kiến thức về công tác dân tộc cho 99 học viên là cán bộ, công chức huyện Cam Lâm (nhóm đối tượng 4 được hưởng lương).
Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh ra chỉ đạo sau vụ ngộ độc hàng loạt trong tiệc Trung thu

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh ra chỉ đạo sau vụ ngộ độc hàng loạt trong tiệc Trung thu

Tin tức - Lê Vũ - 6 phút trước
Ngày 4/10, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi đã yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương tăng cường các biện pháp ngăn chặn kịp thời các trường hợp ngộ độc thực phẩm trên địa bàn, sau vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra ở tiệc Trung thu tại chung cư Palm Heights (TP. Thủ Đức) khiến dư luận quan tâm trong những ngày qua.
Hội Sách Hà Nội 2023 có quy mô gần 250 gian hàng

Hội Sách Hà Nội 2023 có quy mô gần 250 gian hàng

Xã hội - Trương Vui - 1 giờ trước
Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, Hội Sách Hà Nội lần thứ VIII, năm 2023, sẽ được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 6 - 8/10, tại không gian phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm với chủ đề “Thắp lửa tri thức - Kiến tạo tương lai”.
Bạc Liêu có Trưởng Ban Dân tộc Tôn giáo mới

Bạc Liêu có Trưởng Ban Dân tộc Tôn giáo mới

Dân tộc- Tôn giáo - Lê Vũ - 1 giờ trước
UBND tỉnh Bạc Liêu vừa tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định 1809 ngày 27/9/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ. Theo đó, ông Tô Thành Phương - Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh đã được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh; thời hạn bổ nhiệm 5 năm.
Bình Phước: Mưa lũ gây sập cầu, cống, chia cắt giao thông, ảnh hưởng hàng nghìn hộ dân

Bình Phước: Mưa lũ gây sập cầu, cống, chia cắt giao thông, ảnh hưởng hàng nghìn hộ dân

Tin tức - Lê Vũ - 1 giờ trước
Mưa lớn liên tục kéo dài khiến nhiều xã của huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước ngập sâu, cầu, cống bị sập, giao thông chia cắt, hàng nghìn hộ dân bị ảnh hưởng.
Lần đầu tiên, gần 100 nhà báo cùng chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù

Lần đầu tiên, gần 100 nhà báo cùng chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù

Tà Chì Nhù là ngọn núi cao thứ 7 tại Việt Nam, với độ cao 2.979m, là "nóc nhà" của Yên Bái và là một trong những điểm săn mây đẹp nhất tại miền Bắc. Đây cũng là một trong những đỉnh núi khó leo nhất tại Việt Nam.
Tin trong ngày - 4/10/2023

Tin trong ngày - 4/10/2023

Media - BDT - 3 giờ trước
Bản tin hôm nay, 04/10 có những thông tin đáng chú ý sau: Sắp diễn ra Tuần Văn hóa - Du lịch Tây Bắc và TP.HCM tại Luông Pha Băng. Sáng kiến của UAE giúp cung cấp nước ngọt bền vững cho người dân miền núi Quảng Nam. Độc đáo làng nghề dệt thổ cẩm gắn với du lịch của người Thái. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hành tinh nhỏ nhất hệ Mặt Trời đang dần co lại

Hành tinh nhỏ nhất hệ Mặt Trời đang dần co lại

Khoa học - Công nghệ - PV - 8 giờ trước
Các nhà khoa học cho biết Sao Thủy, hành tinh nhỏ nhất trong hệ Mặt Trời và gần Mặt Trời nhất, đang dần co lại.
Thông cáo báo chí ngày làm việc thứ ba của Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII

Thông cáo báo chí ngày làm việc thứ ba của Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII

Tin tức - BĐT - 8 giờ trước
Ngày 4/10, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII bước vào ngày làm việc thứ ba.
Học sinh Việt Nam giành 2 huy chương vàng tại Olympic Hóa học ứng dụng quốc tế

Học sinh Việt Nam giành 2 huy chương vàng tại Olympic Hóa học ứng dụng quốc tế

Giáo dục - T.Hợp - 8 giờ trước
Kỳ thi Olympic Hóa học ứng dụng quốc tế năm 2023 vừa được tổ chức tại Indonesia, vượt qua các đội tuyển học sinh đến từ các nước trên thế giới, với sự thông minh, sáng tạo và tư duy phản biện sắc bén, cũng như niềm đam mê mãnh liệt với khoa học, đội tuyển học sinh Việt Nam đã xuất sắc giành 2 huy chương Vàng và 1 huy chương Bạc.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường thực hiện đúng quy định đối với các khoản thu năm học 2023 - 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường thực hiện đúng quy định đối với các khoản thu năm học 2023 - 2024

Giáo dục - T.Hợp - 9 giờ trước
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản số 5459/BGDĐT-KHTC gửi các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ sở giáo dục về việc thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo năm học 2023 - 2024.