Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phú Yên, Khánh Hòa tập trung dập dịch dứt điểm, không để dây dưa

PV - 20:15, 03/08/2021

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 nhấn mạnh yêu cầu này tại cuộc họp trực tuyến với 2 tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, chiều 3/8.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Phú Yên, Khánh Hòa phải mở “chiến dịch” thật mạnh, tập trung dập dịch dứt điểm. Ảnh: VGP/Đình Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Phú Yên, Khánh Hòa phải mở “chiến dịch” thật mạnh, tập trung dập dịch dứt điểm. Ảnh: VGP/Đình Nam

Tiềm ẩn nguy cơ từ ca nhiễm rải rác

Báo cáo tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Trần Hữu Thế cho biết, từ ngày 23/6 đến nay, toàn tỉnh đã ghi nhận 1.498 ca mắc COVID-19, trong đó chủ yếu phát hiện trong các khu cách ly tập trung, 25% số ca ghi nhận trong cộng đồng, các khu phong tỏa, số ca còn lại chủ yếu từ TPHCM trở về. Hiện Phú Yên chỉ sử dụng xét nghiệm RT-PCR trong các khu phong tỏa.

“Thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, tỉnh đã chỉ đạo rất quyết liệt nhưng trên thực tế vẫn còn hiện tượng “ngoài chặt, trong lỏng”, còn hiện tượng người dân từ nhà này sang nhà kia. Số ca mắc trong cộng đồng còn rải rác song tỉnh đang cố gắng kiểm soát tình hình dịch bệnh”, ông Trần Hữu Thế khẳng định.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy, Tổ trưởng Tổ Thông tin đáp ứng nhanh Ban Chỉ đạo cho biết, tỉnh Phú Yên đã quyết liệt, đồng bộ thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 nhưng một số nơi thực hiện còn chưa nghiêm. Số lượng mẫu xét nghiệm còn thấp so với công suất.

“Phú Yên không phải là tỉnh có mật độ dân số quá đông như các địa phương khác, trong khi đó có rất nhiều vùng xanh an toàn, hoàn toàn có thể dập dịch bằng cách thực hiện rất nghiêm các biện pháp giãn cách xã hội, giảm thiệt hại kinh tế - xã hội, hạn chế áp lực lên ngành Y tế”, ông Bùi Thế Duy khuyến cáo.

Phú Yên, Khánh Hòa phải xem xét lại công tác xét nghiệm, kết hợp hài hòa hai loại xét nghiệm để đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm trên tinh thần tiết kiệm triệt để, hiệu quả tối đa. Ảnh: VGP/Đình Nam
Phú Yên, Khánh Hòa phải xem xét lại công tác xét nghiệm, kết hợp hài hòa hai loại xét nghiệm để đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm trên tinh thần tiết kiệm triệt để, hiệu quả tối đa. Ảnh: VGP/Đình Nam

Không thể dập dịch nếu giãn cách không nghiêm

Trong khi đó, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân cho biết, trong đợt dịch thứ 4, đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 2.640 ca mắc COVID-19, trong đó có 92% số ca không triệu chứng, triệu chứng nhẹ; 27 ca nặng, 12 ca nguy kịch; 21 ca tử vong. Khánh Hòa có hai khu vực trọng điểm dịch COVID-19 tại thị xã Ninh Hòa (1.301 ca) và TP. Nha Trang (1.029 ca). Thị xã Ninh Hòa đã khoanh chặt, số ca mắc có chiều hướng giảm rất nhanh. TP. Nha Trang đã bắt đầu kiểm soát được tình hình.

Cùng với áp dụng phương châm “4 tại chỗ”, ông Nguyễn Tấn Tuân cho biết, toàn tỉnh đang tập trung xét nghiệm nhanh để sàng lọc sơ bộ tại các khu phong tỏa, sau đó xét nghiệm khẳng định RT-PCR.

Đối với tỉnh Khánh Hòa - nơi có mật độ dân cư đông đúc, nhiều giao lưu, Thứ trưởng Bùi Thế Duy nhận định do chưa giãn cách xã hội sớm nên “bị loang nhanh”, trong khi một số nơi còn chủ quan. Khánh Hòa nên làm mẫu RT-PCR mẫu gộp cho người dân các vùng an toàn (vùng xanh); giảm mật độ đi lại giữa các vùng nguy cơ cao, rất cao (vùng đỏ) và vùng xanh trên toàn tỉnh, cân nhắc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trên toàn tỉnh.

Về việc đóng cửa các chợ để chống dịch tại Khánh Hòa, Ban Chỉ đạo lưu ý chuỗi lây nhiễm qua chợ, các cảng cá ở Khánh Hòa rất rõ. Trong thời gian đóng cửa các chợ, Khánh Hòa cần tổ chức lại hệ thống phân phối, không phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống siêu thị. Cụ thể như các chợ tạm đóng cửa thì cần tiến hành khử khuẩn, trước khi mở lại phải xét nghiệm cho tiểu thương, quy định số người bán hàng, mua theo ngày, mở các chợ ngoài trời cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân.

Ban Chỉ đạo yêu cầu Phú Yên, Khánh Hòa đặc biệt lưu ý đến các khu tiếp nhận người nhiễm (F0) không triệu chứng, giảm tối đa tỷ lệ chuyển sang có triệu chứng. Ảnh: VGP/Đình Nam
Ban Chỉ đạo yêu cầu Phú Yên, Khánh Hòa đặc biệt lưu ý đến các khu tiếp nhận người nhiễm (F0) không triệu chứng, giảm tối đa tỷ lệ chuyển sang có triệu chứng. Ảnh: VGP/Đình Nam

Quản chặt người về từ vùng dịch

Bên cạnh đó, hai tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa đều đang gặp khó khăn trong quản lý người về từ TP.HCM và một số tỉnh phía nam.

Hiện, số lượng người từ TP.HCM về Phú Yên khoảng 20.000 người, nhưng hiện mới nắm được thông tin hơn 10.000 người. Do đó, nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng còn nhiều tiềm ẩn.

Bên cạnh đó, các lực lượng nỗ lực quản lý người dân từ TP.HCM và các địa phương khu vực phía Nam về (trước ngày 1/8 với khoảng 3.000 người).

Trước thực trạng này, Ban Chỉ đạo yêu cầu Phú Yên, Khánh Hòa phải thực hiện triệt để “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, không để sót bất kỳ ai về mà không phát hiện được.

Đại diện Bộ Công an thông tin thêm đang chỉ đạo Công an các tỉnh, thành phố, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, tham mưu với cấp ủy, chính quyền đồng thời tổ chức thực hiện “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”.

Đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm để dập dịch dứt điểm

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị hai tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa phải mở “chiến dịch” thật mạnh, tập trung dập dịch dứt điểm, nếu tiếp tục để dây dưa đến một mức nào đó sẽ không kiểm soát được tình hình.

Hiện nay, Phú Yên chưa sử dụng hết công suất xét nghiệm, trong khi Khánh Hoà sử dụng rất nhiều xét nghiệm nhanh. Ban Chỉ đạo yêu cầu hai tỉnh phải xem xét lại công tác xét nghiệm, kết hợp hài hoà hai loại xét nghiệm để đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm trên tinh thần tiết kiệm triệt để, hiệu quả tối đa.

Đối với những vùng đã tầm soát cho thấy nguy cơ cao, rất cao phải thực hiện các biện pháp mạnh, tăng cường xét nghiệm nhanh, kết hợp xét nghiệm PCR quét nhiều lần để bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng.

“Không chỉ vây các vùng đỏ mà các đồng chí phải khoanh giữ bằng được vùng xanh”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

Trong công tác điều trị, Ban Chỉ đạo yêu cầu Phú Yên, Khánh Hòa đặc biệt lưu ý đến các khu tiếp nhận người nhiễm (F0) không triệu chứng, đặt ở những nơi thông thoáng, chăm lo đầy đủ sức khỏe, tinh thần, cấp phát thuốc Đông y, Tây y để tăng cường thể trạng, tham khảo kinh nghiệm những nơi làm tốt, giảm tối đa tỷ lệ chuyển sang có triệu chứng.

Các cơ sở điều trị F0 có triệu chứng và có dấu hiệu chuyển nặng phải có hệ thống oxy tập trung, máy thở oxy dòng cao… để giảm tối đa tỷ lệ chuyển sang nặng, rất nặng, nguy kịch…

Liên quan đến đề nghị hỗ trợ nhân lực, trang thiết bị điều trị như máy lọc máu, máy thở… của Phú Yên, Khánh Hòa, đại diện Bộ Y tế cho biết sẽ xem xét và cân đối nhưng hiện nay trang thiết bị y tế đang tập trung chi viện tối đa cho TP.HCM và một số tỉnh phía Nam và đề nghị tỉnh Khánh Hòa có điều kiện cơ sở điều trị tốt hơn thì cần có phương án hỗ trợ cho Phú Yên./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Đắk Lắk: Tập huấn nghiệp vụ kiểm kê lập hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường

Đắk Lắk: Tập huấn nghiệp vụ kiểm kê lập hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường

Sắc màu 54 - Lê Hường - 26 phút trước
Trong 2 ngày, 30 và 31/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk phối hợp với Viện Âm nhạc thuộc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam tổ chức chương trình Tọa đàm và Hội nghị tập huấn nghiệp vụ kiểm kê lập hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường trên địa bàn tỉnh năm 2023.
Nâng niu hạt ngọc của trời

Nâng niu hạt ngọc của trời

Sắc màu 54 - Tiêu Dao – Xuân Sang - 32 phút trước
Vào mùa thu hoạch lúa nương, đồng bào Hrê ở Quảng Ngãi vẫn dùng tay tuốt từng bông lúa, nâng niu những hạt ngọc của trời như tạ ơn cả tạo hóa, và cũng là giữ gìn truyền thống văn hóa lúa rẫy của mình.
Bắc Giang: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Bắc Giang: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Trang địa phương - Trang Diệp - 3 giờ trước
Trong những năm gần đây, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật vẫn ngày càng gia tăng và diễn biến phúc tạp đã và đang đặt gánh nặng lên vai không những của các cơ quan bảo vệ pháp luật mà còn của cả xã hội.
An cư trong “Mái ấm nghĩa tình”

An cư trong “Mái ấm nghĩa tình”

Chính sách dân tộc - Song An - 3 giờ trước
Mùa mưa năm nay sẽ không còn là nỗi ám ảnh với hàng nghìn gia đình chính sách, khó khăn ở Điện Biên. Những căn nhà nằm trong chương trình hỗ trợ “Mái ấm nghĩa tình, an sinh xã hội” không chỉ hiện thức hóa ước mơ, mà còn giúp đồng bào an cư, yên tâm lạc nghiệp.
Tìm lại “hồn” chiêng

Tìm lại “hồn” chiêng

Sắc màu 54 - Thùy Dung - 3 giờ trước
Cồng chiêng là một di sản văn hóa vô cùng quý giá và đặc sắc của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, theo dòng chảy thời gian, nhiều cồng chiêng đã bị bán, thất lạc dẫn đến tình trạng “chảy máu”. Trước thực trạng trên, các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Gia Lai cùng đồng bào đã chung tay nỗ lực tìm lại “hồn” chiêng, đưa cồng chiêng trở lại với buôn làng.
Giữ nghề chạm bạc của đồng bào Mông ở Sa Pa

Giữ nghề chạm bạc của đồng bào Mông ở Sa Pa

Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với người dân nơi đây, trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Vợ chồng đảng viên lão làng tuổi đời, tuổi Đảng

Vợ chồng đảng viên lão làng tuổi đời, tuổi Đảng

Gương sáng - Giang Lam - 3 giờ trước
Bao năm nay, vợ chồng cụ Mã Văn Thịnh (92 tuổi) và Nông Thị Vinh (94 tuổi) luôn là niềm tự hào, là tấm gương sáng của bà con người Tày, thôn An Quỳnh, xã Phúc Thịnh, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
Tuyên Quang: Tăng trưởng tín dụng năm 2023 lên gần 215 tỷ đồng

Tuyên Quang: Tăng trưởng tín dụng năm 2023 lên gần 215 tỷ đồng

Kinh tế - Phương Linh - 3 giờ trước
Tỉnh Tuyên Quang được Ngân hàng Chính sách xã hội giao chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2023 lên gần 215 tỷ đồng.
Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế: Kiểm tra tiến độ triển khai các dự án thuộc Chương trình MTQG

Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế: Kiểm tra tiến độ triển khai các dự án thuộc Chương trình MTQG

Chính sách dân tộc - Phương Ngọc - Minh Thu - 4 giờ trước
Đoàn công tác Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế do ông Hồ Xuân Trăng - Trưởng Ban Dân tộc làm Trưởng đoàn vừa có chuyến đi kiểm tra tiến độ triển khai các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2022, 2023 (Chương trình MTQG) tại huyện Nam Đông.
Quảng Ninh: Nâng tiêu chí thu nhập cao hơn chuẩn nghèo đa chiều quốc gia

Quảng Ninh: Nâng tiêu chí thu nhập cao hơn chuẩn nghèo đa chiều quốc gia

Tin tức - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Tại Kỳ họp thứ 13 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 được tổ chức trong ngày 30/3, đã thông qua 9 Nghị quyết quan trọng với sự thống nhất cao của các đại biểu HĐND tỉnh. Trong đó, quy định chuẩn nghèo đa chiều trên địa bàn giai đoạn 2023 - 2025 có nhiều điểm nổi trội, khác biệt.
Xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Lào Cai tăng trưởng khá

Xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Lào Cai tăng trưởng khá

Kinh tế - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Từ đầu năm 2023 đến nay, năng lực thông quan hàng hóa qua Cửa khẩu Lào Cai cải thiện đáng kể, nhất là các mặt hàng nông sản xuất khẩu.