Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phụ nữ Cơ Ho với thương hiệu cà phê Việt

Thảo Linh - 10:00, 08/03/2025

Hiện nay, nhiều phụ nữ dân tộc Cơ Ho ở tỉnh Lâm Đồng đã biết tận dụng lợi thế của địa phương, mạnh dạn đầu tư sản xuất cà phê hữu cơ theo quy trình khép kín, quảng bá thương hiệu cà phê Tây Nguyên đến khách hàng trong và ngoài nước mang lại thu nhập cao cho gia đình.

Những thành viên Tổ hợp tác Oh mi Kơho Cà phê với nguyên liệu cà phê sạch.
Những thành viên Tổ hợp tác Oh mi Kơho Cà phê với nguyên liệu cà phê sạch

Chị Krajăn Lim, 26 tuổi, dân tộc Cơ Ho, ở Tổ dân phố Bon Dong 2, thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng cùng chồng là Marian Takac, 35 tuổi, quốc tịch Slovakia đã sản xuất cà phê để sử dụng và xuất khẩu sang châu Âu. Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà nhỏ dưới chân núi Lang Biang, chị Krajăn Lim trải lòng, khi học hết THPT, chị ở nhà và cùng cha mẹ làm rẫy, trồng cà phê. Vì muốn giao tiếp với khách du lịch nước ngoài nên những lúc rảnh, Lim lên mạng xã hội và gia nhập vào các hội nhóm học tiếng Anh. Trong một lần học, Lim tương tác trực tiếp với Marian, từ đó họ trở thành bạn bè tâm giao.

Krajăn Lim kể lại: “Hồi đó, Marian là kỹ sư công nghệ thông tin và đang đi du lịch tại Nha Trang (Khánh Hòa). Marian lên mạng dạy tiếng Anh để cải thiện thu nhập, chúng tôi đã làm quen và gặp nhau rồi cảm thấy rất hòa hợp… Năm 2018, Marian quyết định ở lại Việt Nam kết hôn cùng mình và bắt tay vào nghiên cứu, sản xuất, chế biến cà phê Arabica”.

Sản phẩm cà phê Arabica của vợ chồng Krajăn Lim hiện đã được nhiều đối tác tại quê hương của Marian ký hợp đồng bao tiêu. Từ năm 2020 đến nay, mỗi năm vợ chồng Lim - Marian xuất khẩu 8 tấn cà phê thành phẩm qua các quốc gia châu Âu, nhiều nhất là Cộng hòa Liên bang Đức. Để phát triển bền vững, vợ chồng chị Krajăn Lim, Marian Takac đã liên kết với 20 hộ đồng bào Cơ Ho với tổng diện tích trên 22ha nguyên liệu cà phê tại vùng Lạc Dương, đồng thời đăng ký thương hiệu “Zanya Coffee” cho sản phẩm của gia đình mình. Theo Marian, “Zanya” có ý nghĩa người phụ nữ hiền lành, xinh đẹp và có sức mạnh, yêu thương gia đình.

Vợ chồng Krajăn Lim và Marian Takac nỗ lực đưa sản phẩm cả phê sạch dưới chân núi Lang Biang đến các khách hàng trên thế giới.
Vợ chồng Krajăn Lim và Marian Takac nỗ lực đưa sản phẩm cà phê sạch dưới chân núi Lang Biang đến các khách hàng trên thế giới

Ở huyện Lạc Dương, không chỉ có Krajăn Lim nâng tầm thương hiệu cà phê mà còn có chị Liêng Jrang K’Chăm, 35 tuổi, dân tộc Cơ Ho, ở thôn 4, xã Đạ Sar, chủ cơ sở chế biến cà phê mang thương hiệu Yũ M’Nang. Chị K’Chăm cho biết, xác định để có sản phẩm cà phê chất lượng thì trước tiên cần phải có vùng nguyên liệu ổn định. Chị đã liên kết với 10 hộ đồng bào Cơ Ho để tạo nên vùng nguyên liệu rộng 12ha. K’Chăm hướng dẫn mọi người tận dụng nguồn phân chuồng, vỏ cà phê, những phụ phẩm nông nghiệp ủ làm phân bón cho cà phê. Cách chăm sóc này ngoài đảm bảo môi trường, lại tăng chất dinh dưỡng, tạo tơi xốp cho đất, giảm sâu bệnh nên cà phê phát triển tốt. Bình quân 1ha cà phê đạt trên 3 tấn nhân, với giá thu mua trên 130 nghìn đồng/kg, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Ngoài ra, K’Chăm còn tạo công ăn việc làm ổn định cho 7 lao động người Cơ Ho tại địa phương. Cà phê Yũ M’Nang được UBND tỉnh Lâm Đồng chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

Để phát triển cà phê bền vững, vợ chồng chị Krajăn Lim, Marian Takac đã liên kết với 20 hộ đồng bào Cơ Ho với tổng diện tích trên 22ha nguyên liệu cà phê tại vùng Lạc Dương, đồng thời đăng ký thương hiệu “Zanya Coffee” cho sản phẩm của gia đình mình.

Năm 2024, ngoài bán cà phê sơ chế, Liêng Jrang K’Chăm đã xuất bán trên 6 tấn cà phê thành phẩm cho thị trường Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai... Với những kết quả đạt được, Liêng Jrang K’Chăm là nguồn cảm hứng để giới trẻ dân tộc Cơ Ho học hỏi, làm theo. Điển hình như sản phẩm cà phê Blend thuộc thương hiệu cà phê Chư Mui của anh Liêng Jrang Ha Hoang, xã Lát, huyện Lạc Dương đạt OCOP 3 sao.

Không chỉ có ở Lạc Dương, 6 chị em dân tộc Cơ Ho ở xã Đinh Trang Hòa, huyện Di Linh cũng tiên phong áp dụng thực hành nông nghiệp sinh thái hơn 6 năm nay. Sản phẩm cà phê sạch của Tổ hợp tác Oh mi Kơho đang được nhiều nông dân Cơ Ho nơi đây học tập, làm theo. Hiện nay, Tổ hợp tác Oh mi Kơho Cà phê có 2 dòng sản phẩm cà phê sạch (có logo là hoa văn thổ cẩm) và cà phê hữu cơ (có hình ảnh đập K’Lào - nguồn nước phục vụ đời sống và nông nghiệp của đồng bào Cơ Ho). Cả 2 loại sản phẩm đều không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Đầu ra gồm cà phê bột, cà phê hạt khô, cà phê hạt còn tươi.

Vùng nguyên liệu cà phê của Tổ hợp tác Oh mi Kơho Cà phê.
Vùng nguyên liệu cà phê của Tổ hợp tác Oh mi Kơho Cà phê

Thời gian tới, Tổ hợp tác này sẽ mở rộng diện tích, đồng thời, tăng sản lượng, mở ra hướng đi mới về sản xuất cà phê hữu cơ sinh học, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt những thị trường khó tính. Đồng thời, thay đổi phương thức canh tác truyền thống, mang lại những sản phẩm sạch, tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho bà con nông dân Cơ Ho nơi đây…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Kết nối, phát huy lợi thế rừng và biển

Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Kết nối, phát huy lợi thế rừng và biển

Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku dài 125 km, có vốn đầu tư hơn 43.500 tỷ đồng sẽ khởi công năm 2025 và đưa vào khai thác năm 2029. Dự án khi hoàn thành sẽ tạo ra sự đột phá, kết nối “rừng với biển” góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng tại địa phương.
Trải nghiệm Lễ cúng trưởng thành của dân tộc Ê Đê

Trải nghiệm Lễ cúng trưởng thành của dân tộc Ê Đê

Sắc màu 54 - Minh Anh - 14 phút trước
Đối với dân tộc Ê Đê ở Tây Nguyên, các nghi lễ vòng đời đóng vai trò hết sức quan trọng, là thành tố chính, cấu thành nên bản sắc văn hóa của dân tộc. Mới đây, được trải nghiệm lễ cúng trưởng thành của Y Thoan (cách gọi chung đối vớichàng trai dân tộc Ê Đê) tại Làng Văn hóa Du lịch các Dân tộc Việt Nam do đồng bào Ê Đê đến từ xã Krông, huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk tái hiện, càng cảm nhận thêm những nét đẹp, sự độc đáo về bản sắc văn hóa của đồng bào DTTS
Bộ Tư lệnh Quân khu 9 viếng Nghĩa trang Liệt sĩ và thăm, tặng quà gia đình người có công ở Kiên Giang

Bộ Tư lệnh Quân khu 9 viếng Nghĩa trang Liệt sĩ và thăm, tặng quà gia đình người có công ở Kiên Giang

Tin tức - P.Vũ - M.Triết - 17 phút trước
Ngày 28/4, thừa ủy quyền của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 9 do Thiếu tướng Huỳnh Văn Ngon - Phó Chính ủy Quân khu, làm Trưởng đoàn, đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ và tới thăm, trao quà đến gia đình chính sách tiêu biểu, người có công trên địa bàn huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang, nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Ninh Tây - Vùng đất của những sắc màu văn hóa được lưu giữ

Ninh Tây - Vùng đất của những sắc màu văn hóa được lưu giữ

Sắc màu 54 - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Những lần đến với xã Ninh Tây, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hoà), chúng tôi vẫn luôn ấn tượng về những nét đẹp văn hóa của đồng bào DTTS nơi đây. Giữa không gian núi rừng, tiếng cồng chiêng, tiếng mã la vẫn được hòa tấu rộn ràng, như tô đẹp thêm nét văn hóa được trao truyền qua nhiều thế hệ trong những buôn làng người Ê Đê, Raglai…
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động từ Chương trình MTQG 1719

Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động từ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Với nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), công tác tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Từ đó tạo động lực để đồng bào DTTS thi đua lao động, sản xuất, xây dựng bản, làng ấm no, phát triển.
Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang và Lào Cai

Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang và Lào Cai

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 28/4, khu vực các tỉnh Hà Giang và Lào Cai tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 20-50mm, có nơi trên 70mm.
Trưng bày chuyên đề "Non sông liền một dải"

Trưng bày chuyên đề "Non sông liền một dải"

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 25/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Trưng bày chuyên đề "Non sông liền một dải". Chùa Trăm Gian - Danh thắng của xứ Đoài. Tiếng khèn gọi bạn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Hành trình tri” ân của cựu chiến binh Nguyễn Văn Tính

“Hành trình tri” ân của cựu chiến binh Nguyễn Văn Tính

Phóng sự - Hoàng Thùy - 1 giờ trước
“Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước là cuộc hội ngộ lớn. Có thể đây là chuyến đi cuối cùng trong đời mà tôi còn đủ sức để thắp nén nhang cho đồng đội đã hy sinh vì Tổ quốc. Với tôi, chuyến đi này không đơn thuần dự đại lễ mà còn là hành trình tri ân” - Đó là tâm sự cựu chiến binh Nguyễn Văn Tính (75 tuổi) ở phường Khánh Xuân, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Gia Lai rộn ràng ngày hội thống nhất non sông

Gia Lai rộn ràng ngày hội thống nhất non sông

Xã hội - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Hoà chung không khí hào hùng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, người dân Gia Lai đã thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc bằng nhiều cách khác nhau.
Bắc Hà (Lào Cai): Giải pháp để kết quả phòng chống tảo hôn mang tính bền vững

Bắc Hà (Lào Cai): Giải pháp để kết quả phòng chống tảo hôn mang tính bền vững

Xã hội - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Là huyện 30a của tỉnh Lào Cai với tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm đa số; thời gian qua công tác phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống được huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai tập trung triển khai và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, hiện nay Bắc Hà vẫn là một trong 2 địa phương có tỷ lệ tảo hôn và phụ nữ DTTS dưới 18 tuổi sinh con cao nhất tỉnh Lào Cai. Trước thực tế này, đòi hỏi địa phương cần quyết liệt hơn nữa trong công tác phòng chống tảo hôn với các giải pháp đủ mạnh và mang tính bền vững.
Gửi lòng yêu thương vào tranh xé giấy

Gửi lòng yêu thương vào tranh xé giấy

Giải trí - Ngô Xuân Hiền - 2 giờ trước
Không dùng bút vẽ, có một nghệ nhân đã xé giấy báo cũ, lịch cũ và ghép lại thành những bức tranh sống động, gửi gắm long yêu thường gia đình, quê hương, đất nước. Ông là Diệp Năng Thông, ở phường Tây Sơn, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Gà muối hương quế- Thương hiệu mới từ đặc sản Trì Quang

Gà muối hương quế- Thương hiệu mới từ đặc sản Trì Quang

Sản phẩm - Thị trường - Thanh Nga - 2 giờ trước
Chị Phạm Thị Xuân, thôn Quang Lập, xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai khởi nghiệp thành công từ mô hình chế biến sản phẩm gà muối hương quế. Sản phẩm gà muối của chị được người tiêu dùng trong và ngoài huyện ưa chuộng.