Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phó Thủ tướng Thường trực kiểm tra công tác chống dịch COVID-19 tại TP. Hồ Chí Minh

PV - 19:05, 31/05/2021

Ngày 31/5, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đi kiểm tra công tác chống dịch COVID-19 tại TP. Hồ Chí Minh.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình trao đổi với các thành viên trong đoàn và lãnh đạo Công ty Mtex về thiết kế giãn cách, vách che để bảo đảm an toàn cho người lao động trong thời gian ăn ca. Ảnh: VGP/Mạnh Hùng
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình trao đổi với các thành viên trong Đoàn và lãnh đạo Công ty Mtex về thiết kế giãn cách, vách che để bảo đảm an toàn cho người lao động trong thời gian ăn ca. Ảnh: VGP/Mạnh Hùng

Tham gia đoàn kiểm tra có lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và lãnh đạo UBND TP. Hồ Chí Minh.

Chuyến kiểm tra của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình diễn ra trong ngày đầu TP. Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách xã hội trong 15 ngày theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng và theo Chỉ thị 16 đối với riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (Quận 12).

Tại Công ty Kim May Organ, Công ty Nikkiso và Công ty Mtex trong Khu chế xuất Tân Thuận, Phó Thủ tướng đã trực tiếp kiểm tra, trao đổi với lãnh đạo từng đơn vị về phương án bảo đảm an toàn trong sản xuất. Ông cũng xem từng bộ tiêu chí an toàn, những hướng dẫn cho người lao động tại nơi sản xuất, thăm bếp ăn cho công nhân…

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tìm hiểu dinh dưỡng khẩu phần ăn cho người lao động tại Công ty Nikkiso. Ảnh: VGP/Mạnh Hùng
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tìm hiểu dinh dưỡng khẩu phần ăn cho người lao động tại Công ty Nikkiso. Ảnh: VGP/Mạnh Hùng

Trao đổi với lãnh đạo các doanh nghiệp đến kiểm tra, Phó Thủ tướng Thường trực cho biết, từ ngày 27/4 đến nay, trong nước đã xuất hiện đợt dịch COVID-19 thứ 4. So với các đợt dịch trước, đây là đợt phức tạp nhất, do xảy ra trên nhiều địa phương, nhiều nguồn lây, nhiều ổ dịch, nhiều biến chủng và tốc độ lây lan nhanh. Tại TP. Hồ Chí Minh, chùm ca bệnh liên quan đến Hội thánh truyền giáo Phục Hưng hiện có số ca mắc lớn và đã lan ra nhiều quận, huyện trên địa bàn, khiến TP. Hồ Chí Minh trở thành một trong bốn điểm nóng của đợt dịch này.

Mặc dù số ca mắc tại TP. Hồ Chí Minh là thấp nhất so với các điểm nóng khác nhưng nguy cơ bùng phát tại Thành phố là rất cao. Nếu để dịch bùng phát trên địa bàn sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh, đến phát triển kinh tế của Thành phố. Do vậy, để hoạt động sản xuất ổn định thì công tác bảo đảm an toàn phải được tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc.

Phó Thủ tướng lưu ý lãnh đạo các doanh nghiệp tuyệt đối không được lơ là, phải thường xuyên cập nhật, rà soát, bổ sung các hướng dẫn phòng, chống dịch của các cơ quan chức năng. Đặc biệt, phải đánh giá được nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh tới từng phân xưởng, dây chuyền sản xuất; chủ động các phương án chống dịch để không bị động. Bài học ở các tỉnh để lây nhiễm lớn trong khu công nghiệp đều do chủ quan, không kiểm soát tốt, để mầm bệnh từ cộng đồng lây nhiễm vào và bị động trong xử lý.

Đặc biệt, cần quản lý chặt chẽ, nêu cao tính kỷ luật của người lao động. Cùng với đó, quan tâm chăm lo đời sống, điều kiện làm việc giãn cách để người lao động yên tâm làm việc.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng các thành viên trong đoàn họp với lãnh đạo Đại học Quốc gia TPHCM. Ảnh: VGP/Mạnh Hùng
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng các thành viên trong Đoàn họp với lãnh đạo Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: VGP/Mạnh Hùng

Tiếp đó, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình và các thành viên trong đoàn tiếp tục đi kiểm tra tại ký túc xá Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, nơi đang được TP. Hồ Chí Minh trưng dụng cơ sở vật chất để làm khu cách ly tập trung.

Tại đây, Phó Thủ tướng đề nghị TP.Hồ Chí Minh cùng các bộ, ngành liên quan khẩn trương thiết lập để sớm có một khu cách ly với năng lực cách ly lớn, bảo đảm để TP.Hồ Chí Minh có đủ năng lực cách ly cho 30.000 người.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng lưu ý một số vấn đề, cụ thể, tuyệt đối không để xảy ra lây nhiễm trong khu cách ly. Do đó, mỗi phòng cách ly chỉ nên tối đa 2 người, trừ những trường hợp cách ly cho gia đình thì có thể lên 4 người một phòng, đồng thời cần quản lý chặt, không để xảy ra tình trạng người cách ly tụ tập, giao lưu giữa các phòng trong khu cách ly; động viên tinh thần để người cách ly có trách nhiệm, thực hiện tốt quy định cả trong thời gian cách ly và khi về nơi cư trú.

Ngoài ra, cần làm tốt công tác an ninh, trật tự; chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Trong công tác nhân sự không chỉ có bảo đảm đời sống mà còn cần bảo đảm cả về sức khỏe, tâm lý cho cán bộ, nhân viên làm việc tại khu cách ly.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình kiểm tra các phòng cách ly ở ký túc xá Đại học Quốc gia TPHCM. Ảnh: VGP/Mạnh Hùng
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình kiểm tra các phòng cách ly ở ký túc xá Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: VGP/Mạnh Hùng

Theo báo cáo của Giám đốc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, PGS.TS. Vũ Hải Quân, đến nay, cơ bản sinh viên đã dời khỏi các khu ký túc xá của Trường để về quê, một số chuyển ra ngoài để dành chỗ chuẩn bị đón người cách ly. Hiện, công tác dọn dẹp, chuẩn bị đang được hoàn tất để ký túc xá trở thành khu cách ly phòng, chống COVID-19 của TP. Hồ Chí Minh

PGS.TS. Vũ Hải Quân cũng nêu một số kiến nghị: Sở Y tế cần sớm có kế hoạch tiêm Vaccine cho lực lượng làm việc tại khu cách ly. Lực lượng chức năng làm nhiệm vụ an ninh bảo vệ khu vực cách ly có phương án bảo đảm tài sản cho sinh viên cũng như hạn chế hiện tượng người cách ly trốn ra ngoài, gây lo ngại cho cộng đồng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chào mừng Kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2023)

Chào mừng Kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2023)

Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại quảng cáo Phong Linh, tổ 14, khu 2, phường Hà Khẩu, Tp. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển nhân dịp Kỷ niệm 98 năm Ngày truyền thống Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Tin nổi bật trang chủ
Thừa Thiên Huế: Tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719

Thừa Thiên Huế: Tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 19:04, 10/06/2023
Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã đi được gần nửa chặng đường. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Chương trình tại nhiều địa phương cũng bộc lộ một số bất cập cần tháo gỡ. Về vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Hồ Xuân Trăng - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
Những “đầu tàu” trong phát triển kinh tế ở Đầm Hà

Những “đầu tàu” trong phát triển kinh tế ở Đầm Hà

Gương sáng - Mỹ Dung - 18:54, 10/06/2023
Trong nhiều năm trở lại đây, ngoài đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiều Người có uy tín của huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) còn gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế, vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất… góp phần xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào DTTS.
Nghệ nhân Đàng Thị Hoa với nghề “sống cùng đất”

Nghệ nhân Đàng Thị Hoa với nghề “sống cùng đất”

Tìm trong di sản - Sơn Ngọc - 18:49, 10/06/2023
Tại làng gốm Bàu Trúc thuộc thị trấn Phước Dân (huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) có nhiều nghệ nhân người Chăm làm gốm thủ công rất giỏi. Trong số đó có nghệ nhân Đàng Thị Hoa từng đoạt giải Nhất tại Hội thi Bàn tay vàng do HTX Gốm Chăm Bàu Trúc tổ chức.
Vẻ đẹp của phụ nữ Lai Châu trong trang phục truyền thống

Vẻ đẹp của phụ nữ Lai Châu trong trang phục truyền thống

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 18:46, 10/06/2023
Lai Châu - miền đất địa đầu phía Tây Bắc Tổ quốc với 20 dân tộc sinh sống. Mỗi dân tộc có một nét đẹp văn hóa riêng, góp phần làm phong phú cho văn hóa các dân tộc. Sự phong phú của văn hóa ấy được thể hiện rõ nét từ phong tục tập quán, ẩm thực cho đến trang phục. Khoác trên mình những bộ trang phục truyền thống, phụ nữ các dân tộc ở Lai Châu toát lên vẻ đẹp trong sáng, thuần hậu...
Hàng chục năm sống cơ cực trong vùng lõi Vườn quốc gia Bến En

Hàng chục năm sống cơ cực trong vùng lõi Vườn quốc gia Bến En

Xã hội - Quỳnh Trâm - 18:36, 10/06/2023
Sau khi quy hoạch Vườn quốc gia Bến En, nhiều người dân tộc Thái vốn sống nhờ rừng ở huyện Như Xuân (Thanh Hóa) đã không còn kế sinh nhai, khi không còn đất rừng sản xuất. Trong khi ruộng lúa thì thường xuyên bị ngập nước khiến họ thiếu thốn nhiều bề, không thể thoát nghèo.
Chào mừng Kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2023)

Chào mừng Kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2023)

Tin tức - Mỹ Dung - Hà Linh - 18:20, 10/06/2023
Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại quảng cáo Phong Linh, tổ 14, khu 2, phường Hà Khẩu, Tp. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển nhân dịp Kỷ niệm 98 năm Ngày truyền thống Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Chuyện mở đường ở vùng cao xứ Nghệ

Chuyện mở đường ở vùng cao xứ Nghệ

Phóng sự - Nguyễn Thanh - 18:19, 10/06/2023
Chạy trên những cung đường ở miền Tây xứ Nghệ, cảm nhận rõ nhất là sự chuyển mình, đổi thay đến không ngờ. Mới mươi năm trước, nhiều con đường hãy còn gồ ghề sỏi đá, mà nay khi trở lại đã phẳng lỳ bê tông sạch đẹp. Những con đường ấy, là sự chung tay “Nhà nước và Nhân dân cùng làm” bởi lòng dân đồng thuận. Những con đường chúng tôi tin tưởng sẽ dẫn tới ấm no cho bà con dân bản...
Người Hà Nhì giữ rừng đầu nguồn sông Đà

Người Hà Nhì giữ rừng đầu nguồn sông Đà

Kinh tế - Diệp Chi - 18:04, 10/06/2023
Khắc ghi lời Bác dạy “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây…”, bà con người Hà Nhì tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên luôn chủ động góp sức cùng các lực lượng chức năng làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng. Từ đó, tạo thành trì vững chắc bảo vệ những cánh rừng già đầu nguồn sông Đà được xanh tốt…
Chương trình MTQG 1719 - Những “điểm nghẽn” cần được khai thông: Vướng cơ chế, khó giải ngân ở Dự án 1 - Nhìn từ thực tiễn triển khai ở Quảng Bình (Bài 1)

Chương trình MTQG 1719 - Những “điểm nghẽn” cần được khai thông: Vướng cơ chế, khó giải ngân ở Dự án 1 - Nhìn từ thực tiễn triển khai ở Quảng Bình (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 17:47, 10/06/2023
Sau hơn 2 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu Quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), những kết quả bước đầu đang mang lại nhiều kỳ vọng cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai ở cơ sở, một số nội dung gặp vướng mắc về cơ chế, phương thức thực hiện... cần tiếp tục rà soát tháo gỡ, "khai thông" kịp thời.
Thêm 1.000 MW nguồn điện được khôi phục vận hành, miền Bắc sẽ giảm cắt điện

Thêm 1.000 MW nguồn điện được khôi phục vận hành, miền Bắc sẽ giảm cắt điện

Tin tức - PV - 17:24, 10/06/2023
Từ 10/6, công suất nguồn điện miền Bắc sẽ có phần cải thiện và đưa vào vận hành trở lại tổng cộng khoảng 1.000 MW, chủ yếu nhờ một số tổ máy nhiệt điện bị sự cố (Quảng Ninh, Nghi Sơn 1, Thái Bình 2) đã được khẩn trương xử lý khắc phục.