Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giãn cách xã hội TP. Hồ Chí Minh; tạm dừng tuyển sinh lớp 10

PV - 18:38, 30/05/2021

Sáng 30/5, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã họp khẩn với TP. Hồ Chí Minh để triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh COVID-19. Tham dự cuộc họp có Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cùng lãnh đạo Thành ủy, UBND TP. Hồ Chí Minh và các sở, ngành, quận huyện.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình họp khẩn với TPHCM triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình họp khẩn với TP. Hồ Chí Minh triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Giãn cách xã hội từ 0.00' ngày 31/5

Sau khi nghe báo cáo của Sở Y tế và các quận huyện, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cho rằng, trước tình hình diễn biến phức tạp như thế này, chúng ta phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15.

Chỉ thị nói không tụ tập trên 10 người trở lên ngoài công sở, trường học, bệnh viện; đề nghị Sở Y tế nghiên cứu thực hiện không phải từ 10 người trở nên mà chỉ 5 người thôi và số biện pháp tăng cường hơn nữa.

"Chúng ta thực hiện giãn cách xã hội tại TP là Chỉ thị 15 “cộng” (có tăng cường hơn so với Chỉ thị 15). Riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (Quận 12) phong tỏa trong 15 ngày. Các biện pháp này được áp dụng kể từ 0 giờ ngày 31/5”, đồng chí Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh.

Phong tỏa quận Gò Vấp

Việc phong tỏa quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12) theo nguyên tắc gia đình cách ly gia đình, khu phố cách ly khu phố, phường cách ly phường. Đề nghị triển khai thực hiện nghiêm các Chỉ thị của UBND TP trước đó.

Trong đó doanh nghiệp sản xuất, các cơ sở kinh doanh hàng hóa thiếu yếu vẫn hoạt động nhưng phải thực hiện nghiêm quy định trong phòng chống dịch.

Đồng chí Nguyễn Thành Phong yêu cầu, ngành y tế tiến hành lấy mẫu và xét nghiệm trên diện rộng toàn TP. Trước mắt triển khai lấy mẫu ngay tất cả các đơn vị bầu cử, tổ công tác bầu cử đối với các thành viên Hội thánh truyền giáo Phục Hưng.

Cho rằng với lực lượng của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh (HCDC) và trung tâm y tế các quận huyện sẽ không đủ, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong mong muốn Trường Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh và Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch phối hợp cùng HCDC tổ chức các tổ lấy mẫu xét nghiệm; cố gắng 1 ngày lấy ít nhất 50.000 mẫu đơn.

Bên cạnh khai báo y tế, các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ người lao động. “Hiện nay, tính riêng lực lượng tại các khu công nghiệp, khu chế xuất là 280.000 lao động và 3000 chuyên gia cần lấy mẫu xét nghiệm hết. Người công nhân ra khỏi nhà máy, nơi là việc, sản xuất phải báo cáo người quản lý nhân sự; khi về phải khai báo y tế đàng hoàng”, đồng chí Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh.

Giãn cách xã hội TPHCM; phong tỏa toàn bộ quận Gò Vấp; tạm dừng tuyển sinh lớp 10 1

Tạm dừng kỳ thi tuyển sinh lớp 10

Theo đồng chí Nguyễn Thành Phong, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 cần dừng lại cho đến khi có thông báo mới. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các Chỉ thị của UBND TP. Hồ Chí Minh trước đó về công tác phòng chống dịch, trong đó có việc chấp hành tạm dừng hoạt động cơ sở ăn uống. Lãnh đạo các sở, ngành kiểm tra nghiêm túc bộ chỉ số an toàn trong từng lĩnh vực. Trong quá trình thực hiện, thấy cần thiết bổ sung nào phải kịp thời báo cáo.

Đối với chợ đầu mối, phải nhanh chóng có quy định áp dụng cho chợ đầu mối và có phương án ứng phó khi có dịch bệnh xuất hiện. Các quận huyện phải có Tổ an toàn COVID-19, ở những nơi diễn biến phức tạp phải có Tổ ứng phó khẩn cấp.

Sở Công Thương, Sở Du lịch và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cần nắm cho chắc những khó khăn của các doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp sản xuất nhỏ để có biện pháp tháo gỡ hỗ trợ. Vấn đề an toàn cho người lao động được đặt lên hàng đầu nhưng cũng sẽ giải quyết các vấn đề thuộc về sản xuất, thuộc về hoạt động của doanh nghiệp đó.

Đồng chí Nguyễn Thành Phong yêu cầu người dân TP. Hồ Chí Minh tự giác chấp hành các biện pháp phòng chống dịch COVID-19; khai báo y tế tự nguyện; thực hiện các biện pháp tự bảo vệ mình, gia đình mình; tham gia có trách nhiệm với cộng đồng trong phòng chống dịch, tham gia với các cơ quan phòng chống dịch. Người đứng đầu các doanh nghiệp, cơ sản xuất kinh doanh chịu trách nhiệm các biện pháp phòng chống dịch tại đơn vị minh để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình: Giãn cách xã hội nhưng không để đứt gẫy sản xuất, bảo đảm cuộc sống cho người dân
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh, giãn cách xã hội nhưng không để đứt gẫy sản xuất, bảo đảm cuộc sống cho người dân

Tập trung toàn lực ngăn chặn dịch bệnh

Phát biểu tại cuộc họp, đồng chí Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh hoan nghênh Ban Chỉ đạo đã tổ chức cuộc họp kịp thời, hoan nghênh sự nỗ lực cố gắng hết mình của các lực lượng những ngày qua, tập trung, phối hợp, tổ chức thực hiện phòng chống dịch. Các đơn vị đã có nhiều linh hoạt, sáng tạo, xử lý các vấn đề liên quan phòng chống dịch và chia sẻ những khó khăn mà các đồng chí đã trải qua.

Theo đồng chí Nguyễn Văn Nên, thời gian qua,  TP. Hồ Chí Minh đã kiểm soát tình hình dịch bệnh nhưng đến hôm nay chúng ta “thủng lưới” bởi một trường hợp phạm luật đặc biệt. Từ tình huống đó, tạo cho chúng ta vào một diễn biến hết sức phức tạp, hết sức khó khăn đòi hỏi chúng ta phải quyết tâm, toàn lực, tập trung cao nhất và có hiệu quả nhất.

“Đây là thử thách lớn với chúng ta, thử thách lớn với từng đồng chí trên từng cương vị của mình”, đồng chí Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh và tin tưởng với tinh thần trách nhiệm cao nhất chúng ta sẽ chiến thắng.

Theo đồng chí Nguyễn Văn Nên, thời gian qua, số ca lây nhiễm không ngừng tăng. Tại điểm lây nhiễm quận 3 với 5 ca mắc, nhưng đến giờ này vẫn chưa tìm ra nguồn lây, trong khi đó, chúng ta lẫy mẫu sàng lọc gần 2.400 mẫu nhưng vẫn chưa tìm ra được, cần hết sức lưu ý. Điểm thứ 2 là chuỗi lây nhiễm ở phường 3, quận Gò Vấp, giờ đã trở thành chuỗi lây nhiễm cực kỳ nguy hiểm lan rộng ra 16 quận huyện, TP. Thủ Đức và các tỉnh lân cận.

Đồng chí Nguyễn Văn Nên cho rằng, chúng ta cần hình dung TP. Hồ Chí Minh có những đội biệt kích nó đang rình rập, sẵn sàng hành động bất cứ lúc nào và ở đâu mà chúng ta chưa phát hiện được và chúng ta cần hành động tương xứng với tình hình đó. Từ tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng phát có thể vượt tầm kiểm soát, đặt cho TP. Hồ Chí Minh một trách nhiệm trước tình hình mới hết sức bình tĩnh, dự báo sát tình hình đưa ra giải pháp ngăn chặn hiệu quả nhất có thể.

Giãn cách xã hội TPHCM; phong tỏa toàn bộ quận Gò Vấp; tạm dừng tuyển sinh lớp 10 3

Chấp nhận “hy sinh 2 tuần” để bảo vệ lâu dài

Theo đồng chí Nguyễn Văn Nên, thời gian lúc này rất quan trọng khi chúng ta chưa thể đón đầu nhưng chúng ta có thể truy vết một cách chính xác, buộc chúng ta phải hành động rộng hơn để kéo giảm tình hình và ngăn chặn được dịch. Chúng ta phải chấp nhận giải pháp cách ly, giãn cách trong thời gian hai tuần. Buộc phải chấp nhận hy sinh hai tuần để bảo vệ lâu dài.

"Hai tuần đối với TP. Hồ Chí Minh rất lớn, nhưng chúng ta không có cách nào khác, chúng ta phải chọn cách ít xấu nhất. Hai tuần chúng ta nâng biện pháp tương xứng là cách ly và giãn cách, thực hiện theo Chỉ thị 16 và 15. Thực hiện Chỉ thị 16 đối với những điểm ở quận Gò Vấp, đa số các phường quận Gò Vấp đã bị hết rồi, chúng ta xem phường nào có thể giãn cách, phường nào có thể cách ly và phần còn lại của TP sẽ thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15”, đồng chí Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh.

Theo đồng chí Nguyễn Văn Nên, cách ly và giãn cách để chúng ta tầm soát và mở rộng có trọng tâm, trọng điểm nhất là những nơi buộc phải hoạt động liên tục như các khu công nghiệp, khu chế xuất, các cơ sở sản xuất kinh doanh. Cần hoãn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 sau hai tuần, hoặc có thể 1 tháng thì có thể tổ chức thi lại. Đồng chí Nguyễn Văn Nên đề nghị Sở LĐ-TBXH, MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội phối hợp chặt chẽ với các địa phương đặc biệt quan tâm, rà soát, nắm chặt số người bị ảnh hưởng trực tiếp có kế hoạch hỗ trợ kịp thời, đảm bảo đời sống cho họ theo kế hoạch đã đề ra.

Trong khi chưa có Vaccine thì cần chủ động phòng thủ, chủ động tấn công, chủ động đối phó. “Không có biện pháp nào tốt hơn bằng biện pháp 5K và sử dụng lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ. Về lực lượng chúng ta cần tăng cường cần báo cáo, trước mắt sử dụng lực lượng các em trường y. Chúng ta tăng cường kiểm tra, giám sát kịp thời phát hiện, uốn nắn và xử lý nghiêm những vi phạm pháp luật" ,  đồng chí Nguyễn Văn Nên nêu rõ.

Giãn cách xã hội TPHCM; phong tỏa toàn bộ quận Gò Vấp; tạm dừng tuyển sinh lớp 10 4

Giãn cách xã hội vẫn phải bảo đảm sản xuất và đời sống người dân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, biểu dương sự vào cuộc kịp thời của TP. Hồ Chí Minh trong phát hiện, khoanh vùng, dập dịch cùng với nhiều giải pháp quyết liệt trong ngăn chặn dịch bệnh.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cho rằng, từ thực tế của đợt bùng phát dịch bệnh lần này, phải nghiêm túc rà soát lại hoạt động của các hội nhóm trên địa bàn gắn với trách nhiệm của người đứng đầu địa phương; xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức cố tình vi phạm, gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến kết quả phòng, chống dịch của TP. Hồ Chí Minh nói riêng, cả nước nói chung.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị thành phố cần tiếp tục thực hiện các biện pháp quyết liệt, chủ động, khẩn trương truy vết các ca bệnh tiềm ẩn trong cộng đồng, nhất là những trường hợp liên quan đến Hội thánh truyền giáo Phục Hưng để chặn đứng chuỗi lây nhiễm, không để dịch bệnh lây lan vào nhà máy, xí nghiệp, trường hợp,… phải huy động cả hệ thống chính trị, sức mạnh của nhân dân vào cuộc ứng phó dịch bệnh.

Nhấn mạnh yêu cầu thực hiện "mục tiêu kép", Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình lưu ý, TP. Hồ Chí Minh trong khi thực hiện giãn cách xã hội vẫn phải bảo đảm hoạt động sản xuất tại các nhà máy, xí nghiệp.... Theo đó, thành phố phải có giải pháp tổ chức sản xuất thật chặt chẽ, có quy trình, quy chế, kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt về phòng dịch, bảo đảm sản xuất phải an toàn, nhằm mục tiêu không để đứt gãy hoạt động sản xuất.

Đồng thời, cần triển khai xét nghiệm cho cán bộ, công nhân, người dân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu vực có nguy cơ,... để phát hiện sớm các trường hợp nhiễm COVID-19, bảo đảm ngăn ngừa hiệu quả sự lây lan của dịch bệnh.

Về tiêm Vaccine, ngoài các nhóm đối tượng ưu tiên theo quy định, TP. Hồ Chí Minh cần nghiên cứu đề xuất cấp trên giải pháp tiêm vaccine phòng COVID-19 cho công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất,…

Đồng thời, TP. Hồ Chí Minh cần tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh tại các cơ quan, tổ chức, xí nghiệp, trường học,… để người dân hiểu, thực hiện nghiêm khuyến cáo "5K+vaccine" trong phòng chống dịch bệnh.

Ngoài ra, TP. Hồ Chí Minh cũng cần có phương án cung cấp các nhu yếu phẩm thiết yếu,  bảo đảm đời sống cho người dân./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Xã hội - Minh Thu - 1 giờ trước
Từ đầu tháng 11 đến nay, do không còn kinh phí, Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng (gọi tắt là Trung tâm), đứng chân trên địa bàn xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã phải tạm dừng hoạt động. Điều này gây lo lắng cho các gia đình có con em là nạn nhân chất độc da cam.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Media - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Cách đây 10 năm, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum được giao thực hiện dự án trồng rừng thay thế hơn 160 ha, đến năm 2018 diện tích này đã được nghiệm thu và đạt các tiêu chí về diện tích, chăm sóc và tỷ lệ cây sống. Tuy nhiên, mới đây, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã kiểm tra và phát hiện hơn 11 ha rừng trồng tại đây đã bị mất và suy giảm.
Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Media - BDT - 1 giờ trước
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực công việc, chứng mất ngủ trở thành vấn đề không hiếm gặp. Nhiều người tìm đến các loại thuốc an thần và trấn tĩnh của y học hiện đại để cải thiện giấc ngủ, nhưng không ít trường hợp các thuốc này không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Gương sáng - Vàng Ni - Thu Hà - 1 giờ trước
Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 1 giờ trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 1 giờ trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 1 giờ trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 1 giờ trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.