Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phía sau câu chuyện thiếu mỏ nguyên liệu xây dựng ở các huyện vùng cao Nghệ An

An Yên - 15:11, 07/08/2024

Thiếu mỏ cát, đá… xây dựng, đặc biệt là mỏ đất - nguyên liệu phục vụ san lấp nền đang là những trở ngại trong việc thực hiện đầu tư xây dựng ở các huyện miền núi Nghệ An, khiến nhiều công trình chậm tiến độ hoặc nguy cơ “đổ bể”. Dẫu vậy thì việc thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư các điểm mỏ cũng không dễ dàng.

Công trình Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Nga My (Tương Dương), được xây dựng tại bản Văng Môn nguy cơ chậm tiến độ do thiếu đất san lấp nền
Công trình Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Nga My (Tương Dương), được xây dựng tại bản Văng Môn nguy cơ chậm tiến độ do thiếu đất san lấp nền

Nhìn từ một dự án

Theo kế hoạch dự kiến, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Nga My (Tương Dương), được xây dựng tại bản Văng Môn, sẽ được hoàn thiện để đáp ứng cho nhu cầu giảng dạy, học tập trước thềm năm học mới 2024-2025.

Hiện tại, ngôi trường đã hoàn thiện xong phần thô như: trát, lợp mái… nhưng nhà để phục vụ việc dạy và học nhiều khả năng trễ hẹn, không hoàn thành theo dự kiến ban đầu, vì không có đất san lấp mặt bằng sân nền. Riêng chỗ ở bán trú cho học sinh, thì xác định tận dụng lại các nhà của điểm trường cũ kế bên.

Quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy, khu đất của trường thấp hơn nhiều so với mặt cốt của đường quốc lộ 48C chạy ngang phía trước nên cần phải có một lượng lớn đất san lấp phục vụ công trình, khoảng 9.000 mét khối.

Bà Vi Thị Mùi, Phó Chủ tịch UBND xã Nga My thông tin: Đây là công trình thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, địa phương đang rất muốn đẩy nhanh tiến độ công trình để phục vụ nhu cầu dạy và học nhưng rất khó khăn để tìm nguồn đất san lấp mặt bằng.

Dự án kè sông Nậm Mộ ở huyện Kỳ Sơn
Dự án kè sông Nậm Mộ ở huyện Kỳ Sơn

Theo tính toán của huyện Tương Dương, nếu mua nguyên liệu (đất) ở các huyện dưới xuôi (Đô Lương) chở lên thì giá rất cao. Tại mỏ đất ở huyện Đô Lương, báo giá đất san lấp đổ đến chân công trình sẽ chi phí khoảng 303.000 đồng/mét khối. Như vậy, nếu mua đất san lấp từ huyện Đô Lương, dự án Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Nga My phát sinh đến hơn 2,73 tỷ đồng…Vì lí do này, dự án đã vận dụng đất thừa từ các hộ dân cải tạo vườn để lấy đất đắp nền, nhưng bị “tuýt còi”, vì vướng luật khoáng sản.

Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết, ở các huyện vùng cao Quế Phong, Kỳ Sơn…, câu chuyện thiếu mỏ cát, mỏ đất… phục vụ nhu cầu xây dựng và san lấp mặt bằng đang là nỗi trăn trở của không chỉ cấp ủy, chính quyền địa phương; mà còn là nỗi lo của các đơn vị thi công. 

Trưởng Ban Quản lý dự án huyện Kỳ Sơn Nguyễn Văn Long xác nhận: Thiếu mỏ cát, đất… khiến cho việc đầu tư, xây dựng các công trình cơ bản gặp những khó khăn nhất định. Ngay như cát xây dựng, phải vận chuyển từ huyện Anh Sơn, với khoảng cách khoảng 80km. Đó là đến trung tâm huyện, còn đi các xã, cũng phải mất thêm quãng đường chừng đó. Do đó, chi phí đội lên rất nhiều. Dù dự toán đã được điều chỉnh, nhưng vẫn không thể theo được thực tế, dẫn đến nhiều đơn vị thi công có trụ sở ngoài huyện "bỏ chạy" vì không ôm nổi.

Công trình xây dựng nhà văn hóa ở xã Châu Hội (Quỳ Châu) có cốt nền thấp hơn Quốc lộ 48, đang cần nguồn đất đắp san nền
Công trình xây dựng nhà văn hóa ở xã Châu Hội (Quỳ Châu) có cốt nền thấp hơn Quốc lộ 48, đang cần nguồn đất đắp san nền

“Điểm nghẽn” trong xây dựng?

Để sớm gỡ khó cho tình trạng thiếu cát, đá, đất nguyên liệu… phục vụ các công trình xây dựng trên địa bàn các huyện vùng cao Nghệ An, các huyện đã đề xuất, kiến nghị lên các cấp có thẩm quyền.

Theo ông Nguyễn Hữu Hiến, Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương, huyện đã có quy hoạch một mỏ đất tại thị trấn Thạch Giám, với mục tiêu từ đây sẽ cung ứng đất san lấp cho các dự án trên địa bàn. Nhưng khó kêu gọi doanh nghiệp vào đầu tư. Lý do là nhu cầu sử dụng đất san lấp ở vùng miền núi không nhiều, địa bàn vùng miền núi lại rộng… doanh nghiệp sợ đầu tư sẽ không có lãi hoặc thua lỗ.

Ông Hiến cho rằng: Vấn đề này đã được huyện bàn thảo rất nhiều lần, tại nhiều cuộc họp. Theo ông Hiến, cần điều chỉnh luật khoáng sản, có nghĩa là được phép vận dụng nguồn đất, tính khối lượng và nộp thuế để giải quyết vấn đề trước mắt. Chỉ khi Luật Khoáng sản được sửa đổi, phù hợp tình hình thực tế, thì mới mong khó khăn này được tháo gỡ. Còn nếu không thì sẽ là "điểm nghẽn" trong phát triển kinh tế - xã hội cho các huyện vùng cao...

Thông tin về thiếu các mỏ cát, đá, đất nguyên liệu phục vụ nhu cầu xây dựng cũng đã được Bí thư Huyện ủy Quế Phong Trương Minh Cương đề cập tại Kỳ họp thứ 21, khóa XVIII, HĐND tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2021-2025
Thông tin về thiếu các mỏ cát, đá, đất nguyên liệu phục vụ nhu cầu xây dựng cũng đã được Bí thư Huyện ủy Quế Phong Trương Minh Cương đề cập tại Kỳ họp thứ 21, khóa XVIII, HĐND tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2021-2025

Thông tin về thiếu các mỏ cát, đá, đất..nguyên liệu phục vụ nhu cầu xây dựng cũng đã được ông Trương Minh Cương, Bí thư Huyện ủy Quế Phong đề cập tại Kỳ họp thứ 21, khóa XVIII, HĐND tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2021-2025. Ông Cương đề nghị: Cần sớm bổ sung các điểm mỏ khai thác cát trên địa bàn huyện, vì tình trạng thiếu vật liệu xây dựng đã ảnh hưởng đến việc triển khai các dự án đầu tư, các công trình hạ tầng. Bởi, chi phí vận chuyển từ huyện khác đến, có nơi cách xa chừng 60-70km là rất đắt.

Cũng tại Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh khóa XVIII diễn ra vào đầu tháng 7 vừa qua, bà  Võ Thị Minh Sinh, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ tỉnh Nghệ An đã nêu vấn đề: Thực trạng thiếu cát xây dựng, thiếu đất san lấp, khó khăn trong quản lý khoáng sản phân tán, rải rác, nhỏ lẻ… đang là thực tế xảy ra nhiều năm ở các huyện vùng núi; nhất là đối với việc thực hiện các công trình, dự án hạ tầng cơ sở thuộc các Chương trình MTQG ở các huyện Kỳ Sơn, Quế Phong, Tương Dương... Đây cũng chính là một “điểm nghẽn” trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội cần được giải quyết sớm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Sáng nay, ngày 22/11/2024, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ IV-năm 2024 đã chính thức diễn ra long trọng tại Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai. Đại hội vinh dự được đón ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham dự và chỉ đạo Đại hội.
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Phóng sự - Vũ Mừng - 19:17, 22/11/2024
Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Thời sự - PV - 18:50, 22/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet.
Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Pháp luật - Minh Thu - 18:38, 22/11/2024
Thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Bắc Kạn phối hợp với UBND các xã đẩy mạnh hoạt động TGPL trong đồng bào DTTS.
Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum đạt thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024

Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum đạt thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024

Tin tức - Ngọc Chí - 17:59, 22/11/2024
Ghi nhận những nỗ lực của tuổi trẻ ngành điện trong thời gian qua, tại chương trình Tổng kết chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè gắn với lễ kỷ niệm 10 năm “Thanh niên tình nguyện” và kỷ niệm 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè, Tỉnh đoàn Kon Tum đã khen thưởng 01 tập thể và 01 cá nhân thuộc Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum về thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024.
Đồng bào các dân tộc tỉnh Đồng Nai đoàn kết, chung sức xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh

Đồng bào các dân tộc tỉnh Đồng Nai đoàn kết, chung sức xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh

Tin tức - Duy Chí - 17:25, 22/11/2024
Sau 2 ngày làm việc (21 và 22/11/2024), Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024 tỉnh Đồng Nai với chủ đề: “Các dân tộc đoàn kết đổi mới, sáng tạo, phát huy tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã thành công tốt đẹp.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Sắc màu 54 - Lê Hường - 16:53, 22/11/2024
Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Trang địa phương - Lê Hường - 16:52, 22/11/2024
Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.
Tuổi trẻ Kon Tum sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần và Nhân dân gọi

Tuổi trẻ Kon Tum sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần và Nhân dân gọi

Trang địa phương - Ngọc Chí - 16:49, 22/11/2024
Ngày 22/12, Tỉnh đoàn Kon Tum tổ chức Lễ kỷ niệm 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè giai đoạn 2000 - 2024. Với nhiều sự đổi mới, cách làm hiệu quả, thông qua Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè mỗi năm, tuổi trẻ Kon Tum đã phát huy giá trị của nhiều phong trào thanh niên tình nguyện, đóng góp lớn vào sự phát triển chung của toàn tỉnh.
Việc sử dụng công nghệ số để làm báo đã trở thành vấn đề sống còn của báo chí

Việc sử dụng công nghệ số để làm báo đã trở thành vấn đề sống còn của báo chí

Tin tức - Ngọc Vân - 16:46, 22/11/2024
Đây là nội dung được ông Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh tại Hội nghị "Báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu mới của Điều lệ Giải báo chí quốc gia và tuyên truyền nhiệm vụ phát triển bền vững" khu vực phía Bắc, diễn ra sáng 22/11 tại Hà Nội, do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức.
Đăk Tô (Kon Tum): Thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo

Đăk Tô (Kon Tum): Thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 16:39, 22/11/2024
Bằng quyết tâm và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đăk Tô (Kon Tum) đã phát huy hiệu quả, giúp hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện vươn lên, nâng cao đời sống, thu nhập, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.