Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát huy vai trò của nhân dân trong phát hiện, phòng, chống tiêu cực

PV - 10:06, 20/05/2022

Tại Hội nghị lần thứ năm, khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương đã bàn và thống nhất rất cao với chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Quang cảnh Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)
Quang cảnh Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Hành vi tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức đã được "luật hóa". Việc xử lý các hành vi tham nhũng căn cứ các quy định của Ðảng, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, câu hỏi được nhiều người đặt ra, đó là làm thế nào để nhận diện "tiêu cực" trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và đấu tranh với những hiện tượng đó như thế nào? Những vấn đề liên quan đến "tiêu cực" có thể được thể chế hóa, đưa vào luật hay chỉ dừng lại ở những quy định về đạo đức công vụ và các quy định những điều đảng viên không được làm?

Theo cách hiểu thông thường người ta dễ nhận diện tiêu cực. Ðó là những hiện tượng không lành mạnh, có tác dụng phủ định, cản trở, tác động không tốt đến quá trình phát triển của xã hội. Biểu hiện của tiêu cực có nhiều mức độ khác nhau, nhẹ thì là một hành vi, cử chỉ, lời nói chưa chuẩn mực; nặng hơn là những thói cục bộ, hách dịch, bè phái, ham địa vị, lạm dụng quyền lực… Trong một xã hội trọng tình như Việt Nam, nhiều hành vi tiêu cực dễ bị bỏ qua khiến cho đôi khi tiêu cực nhỏ biến thành sai phạm lớn. Thí dụ như chuyện "nâng đỡ không trong sáng" từng xảy ra ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương là thí dụ điển hình. Ban đầu chỉ là bố trí công việc cho người thân, quen rồi sau đến là "bổ nhiệm thần tốc" dù cho người đó thiếu chuyên môn, trình độ. Dẫn đến những hệ lụy rất lớn làm suy giảm lòng tin, đánh mất uy tín của người dân đối với bộ máy chính quyền.

Tiêu cực thì dễ thấy nhưng xử lý thì rất khó. Bởi như đã biết tiêu cực có nhiều mức độ. Ðôi khi chỉ cần một lời nhắc nhở, cũng đã có thể đẩy lùi tiêu cực nhưng quan trọng là lời nhắc nhở đấy là từ ai và nhắc nhở ai? Trong rất nhiều trường hợp, người có chức trách, thẩm quyền nhắc nhở lại không đánh giá đúng biểu hiện tiêu cực của cấp dưới. Có những cán bộ dùng xe công vào việc riêng, khi được báo cáo thì lãnh đạo lại xuề xòa "thôi tạo điều kiện cho anh em còn khó khăn".

Và cứ thế, từ những chuyến xe "mượn" cơ quan để "làm oai" với thiên hạ đó, tới việc lạm quyền cũng rất gần.

Một khía cạnh khác của việc đấu tranh phòng, chống tiêu cực cũng được dư luận quan tâm đó là những phản ánh về hành vi tiêu cực sẽ được ghi nhận, xử lý như thế nào?

Thực tế cho thấy, trong nhiều trường hợp, nhân dân là đối tượng dễ dàng cảm nhận biểu hiện "tiêu cực" của cán bộ, công chức trong khi thực thi chức trách, nhiệm vụ, cơ chế một dấu, một cửa, một cửa liên thông; cải cách hành chính; thực hiện chính phủ điện tử;... chính là những chủ trương ra đời từ thực tiễn và cho thấy hiệu quả không chỉ trong nâng cao hiệu quả công việc mà còn góp phần làm giảm, ngăn ngừa tiêu cực, nhũng nhiễu.

Ðể góp phần đẩy mạnh cuộc đấu tranh có hiệu quả với những hành vi, biểu hiện tiêu cực của cán bộ, đảng viên, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội với vai trò giám sát cần tiếp tục đổi mới hoạt động, chủ động ghi nhận, xử lý những phản ánh của nhân dân. Khi đi vào hoạt động, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cần có quy chế phù hợp để tiếp nhận và giải quyết hiệu quả những phản ánh của dư luận thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội cũng như những ý kiến trực tiếp của người dân. Cũng cần có biện pháp kiểm soát quyền lực; thực thi dân chủ, công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình để bảo vệ người tố cáo, tố giác, phát hiện những biểu hiện tiêu cực trước hành vi nhũng nhiễu, đe dọa của đối tượng bị tố giác.

Chủ trương chống tham nhũng, tiêu cực của Ðảng được người dân ủng hộ và thực tế rất nhiều người dân mong muốn được góp sức vào "cuộc chiến" này. Ngoài việc tích cực tuyên truyền để người dân nhận rõ vai trò, trách nhiệm đối với chủ trương chung của Ðảng và Nhà nước trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, các cấp ủy đảng cũng cần tăng cường kiểm tra, giám sát, phân tích thông tin, kịp thời xử lý những biểu hiện tiêu cực ngay từ khi hình thành dư luận, không để "cái sảy nảy cái ung".

Bên cạnh đó, cũng cần phân loại một cách hợp lý những biểu hiện tiêu cực để có biện pháp đấu tranh, phòng ngừa ngăn chặn ngay từ khi mới hình thành. Các cấp ủy đảng phát huy tinh thần đoàn kết, dân chủ thẳng thắn góp ý, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp trong sinh hoạt cũng như công tác; đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên gắn với các phong trào thi đua yêu nước, việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh…

Tin rằng với việc phát huy vai trò, trách nhiệm của quần chúng nhân dân cùng với sự phân cấp, phân quyền, giao trách nhiệm đúng người, đúng việc, việc triển khai mô hình Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thực tế sẽ được cụ thể hóa bằng những chương trình hành động, cách làm cụ thể, nghiêm minh với tinh thần mạnh dạn, sáng tạo, lấy thực tiễn là tiêu chuẩn kiêm nghiệm chân lý; nhằm đạt mục tiêu đúng với kỳ vọng của Ðảng, của nhân dân.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nhanh chóng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khôi phục sản xuất sau bão lũ

Nhanh chóng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khôi phục sản xuất sau bão lũ

Để khắc phục hậu quả cơn bão số 3, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương cần tập trung rà soát các cơ chế, chính sách để hỗ trợ kịp thời, hiệu quả cho người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên theo quy định của Nghị định 02/2017 về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh thì mức hỗ trợ rất thấp, vì vậy cần đẩy nhanh thời gian và tăng mức hỗ trợ để người dân, doanh nghiệp tái thiết sản xuất, ổn định đời sống và tăng trưởng kinh tế.
Tin nổi bật trang chủ
Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Kim Bôi (Hòa Bình): Hiệu quả tuyên truyền bằng hình thức sân khấu hóa (Bài 5)

Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Kim Bôi (Hòa Bình): Hiệu quả tuyên truyền bằng hình thức sân khấu hóa (Bài 5)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - Vũ Hường - 1 giờ trước
Những năm qua, huyện Kim Bôi đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) nhằm giảm thiểu tiến tới xóa bỏ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT). Thực tế cho thấy, tuyên truyền, PBGDPL bằng hình thức giao lưu sân khấu hóa đạt hiệu quả nổi bật, thu hút sự hưởng ứng tham gia của đông đảo Nhân dân.
Những người chỉ lối dẫn đường ở vùng đồng bào DTTS Bắc Kạn

Những người chỉ lối dẫn đường ở vùng đồng bào DTTS Bắc Kạn

Người có uy tín - Minh Thu - 3 giờ trước
Những năm qua, bằng sự tận tâm, trách nhiệm, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn đã và đang phát huy mạnh mẽ vai trò trên nhiều lĩnh vực. Họ được ví như những người chỉ lối, dẫn đường, là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh trật tự, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong vùng đồng bào DTTS.
Sóc Trăng: Tổ chức tuyên truyền công tác thông tin đối ngoại và tình hình biển, đảo

Sóc Trăng: Tổ chức tuyên truyền công tác thông tin đối ngoại và tình hình biển, đảo

Tin tức - Tào Đạt - Văn Long - 20:47, 17/10/2024
Từ ngày 15 - 17/10, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức Hội nghị Tuyên truyền trong công tác thông tin, truyền thông và thông tin đối ngoại trên khu vực biên giới biển tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021 - 2030, năm 2024.
Chăm lo, nâng cao đời sống của Nhân dân, nhất là đồng bào các DTTS

Chăm lo, nâng cao đời sống của Nhân dân, nhất là đồng bào các DTTS

Media - BDT - 20:00, 17/10/2024
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh: Chăm lo, nâng cao đời sống của nhân dân, nhất là đồng bào các DTTS. Chàng trai người Mông đi đầu chuyển đổi số du lịch ở Đồng Văn. Săn mây trên đỉnh Hòn Én. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tu Mơ Rông (Kon Tum): Triển khai trồng mới hơn 302 ha rừng trong năm 2024

Tu Mơ Rông (Kon Tum): Triển khai trồng mới hơn 302 ha rừng trong năm 2024

Trang địa phương - Ngọc Chí - 18:25, 17/10/2024
Theo báo cáo của UBND huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) tại Hội nghị Tổng kết công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy rừng năm 2024, diễn ra chiều ngày 17/10, thì trong năm 2024, huyện triển khai trồng mới hơn 302 ha rừng.
Về Chi Thiết nghe hát Sình ca

Về Chi Thiết nghe hát Sình ca

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 16/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Chinh phục “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” với công nghệ NFC. Tết ăn con dúi ở Kon Pne . Về Chi Thiết nghe hát Sình ca. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đắk Lắk: Hỗ trợ 106 dự án thanh niên khởi nghiệp

Đắk Lắk: Hỗ trợ 106 dự án thanh niên khởi nghiệp

Khởi nghiệp - Lê Hường - 18:22, 17/10/2024
Trong 2 ngày 16 và 17/10, 270 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 494.000 thanh niên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã tham gia Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Đắk Lắk lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Đến dự và chỉ đạo Đại hội, về phía Trung ương Đoàn có anh Nguyễn Xuân Hiếu - Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHTN Việt Nam; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị, cùng nhiều đại biểu lãnh đạo đại diện cho các ban, ngành, tổ chức chính trị của tỉnh.
Thanh Hóa: Làm rõ tình trạng cây bị chặt hạ tại rừng đặc dụng

Thanh Hóa: Làm rõ tình trạng cây bị chặt hạ tại rừng đặc dụng

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 18:10, 17/10/2024
Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đang tiến hành xác minh vụ việc, 60 cây gỗ keo ở rừng đặc dụng thuộc Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền Bà Triệu (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) bị đốn hạ bất ngờ.
Triển khai xây dựng nhà ở cho 28 hộ dân nằm trong khu vực sạt lở xã Liên Minh

Triển khai xây dựng nhà ở cho 28 hộ dân nằm trong khu vực sạt lở xã Liên Minh

Xã hội - Trọng Bảo - 18:07, 17/10/2024
Ngày 17/10, UBND thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã tổ chức khởi công xây dựng nhà ở cho 28 hộ dân nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở, tại thôn Nậm Than, xã Liên Minh.
Lào Cai: Bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719 sau ảnh hưởng bão số 3

Lào Cai: Bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719 sau ảnh hưởng bão số 3

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 17:58, 17/10/2024
Hội nghị Bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719 sau ảnh hưởng cơn bão số 3; định hướng các nội dung và đề xuất năm 2025, giai đoạn 2026 - 2030 vừa được Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai tổ chức, chiều ngày 17/10.
Nhân rộng và lan tỏa Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững- Nhìn từ thực tiễn vùng đồng bào DTTS và miền núi

Nhân rộng và lan tỏa Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững- Nhìn từ thực tiễn vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Vân Khánh - 17:32, 17/10/2024
Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, là một trong những chương trình, mục tiêu có ý nghĩa xã hội to lớn mà Đảng, Nhà nước ta tổ chức thực hiện. Nhìn từ thực tiễn các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi, qua mỗi cách làm, Chương trình mang lại cơ hội cho nhiều hộ gia đình thoát nghèo, làm giàu; nhiều địa phương có cơ hội phát huy sức mạnh nội lực, để vươn lên...