Media -
Ngọc Chí -
02:16, 29/05/2024 Làng Đăk Wâk, xã Đăk Kroong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum có 343 hộ, 1.374 nhân khẩu, với 96% là người dân tộc Gié Triêng. Cũng giống như nhiều cộng đồng DTTS khác ở Tây Nguyên, người Gié Triêng ở làng Đăk Wâk xem nhà rông như là “trái tim” của làng, là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa truyền thống được bà con đoàn kết gìn giữ, phát huy.
Sừng sững giữa núi non hùng vĩ, hơn 100 ngôi nhà rông ở huyện Krông Chro (Gia Lai) có thiết kế độc đáo, tinh xảo được người Ba Na lưu giữ và bảo tồn.
Tin tức -
Ngọc Thu -
06:18, 21/03/2024 Do nhà rông truyền thống đang bị hư hỏng, xuống cấp, đồng bào Ba Na làng Kon Măh (xã Hà Tây, huyện Chư Păh, Gia Lai) đã chung sức sửa lại nhà rông, đảm bảo an toàn cho bà con dân làng tham gia sinh hoạt cộng đồng.
Trong giai đoạn 2021 - 2023, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ các địa phương xây dựng, sửa chữa nhà rông truyền thống các DTTS. Kết quả, đã hỗ trợ xây dựng mới 2 nhà rông, hỗ trợ sửa chữa 14 nhà rông.
Là một trong các nội dung, dự án thành phần thuộc Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025, Dự án khôi phục Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên sẽ được tỉnh Gia Lai triển khai xây dựng 6 mô hình, gồm 6 nhà rông truyền thống và 6 bến nước truyền thống; mỗi năm xây dựng 2 mô hình, bắt đầu từ năm 2023.
Kon Sơ Lăl - ngôi làng cổ được coi là đẹp nhất ở Tây Nguyên. Ở đó, nhà rông thủa nào cháy rụi bây giờ đã được dựng lại, đứng sừng sững như “người khổng lồ” giữa rừng xanh, là niềm tự hào của dân làng.
Trong 2 ngày 6 - 7/5, tại Nhà văn hóa làng Jrăng Krăi (xã Ia Khai, huyện Ia Grai, Gia Lai), dân làng Jrăng Krăi hân hoan tổ chức Lễ cúng nhà rông mới, nhằm cảm tạ thần linh đã phù hộ dân làng và cầu mong được bình an, ấm no, sung túc.
Media -
Ngọc Chí -
09:25, 13/02/2024 Đối với đồng bào DTTS ở Kon Tum, đã có làng là phải có nhà rông và nhà rông được xem là linh hồn của làng. Nhà rông bao quát mọi tinh hoa văn hóa sáng tạo của con người trong môi trường sinh thái tự nhiên, vừa hùng vĩ vừa tiềm ẩn những yếu tố tâm linh, là biểu hiện của văn hóa rừng và sự cố kết cộng đồng người gắn với thiên nhiên. Với tầm quan trọng đó, những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền và đồng bào DTTS ở tỉnh Kon Tum đã quan tâm và thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn nhà rông truyền thống.
Media -
Ngọc Thu -
21:24, 17/05/2023 Sau khi cùng nhau chung sức xây dựng nhà rông - trái tim của buôn làng, đồng bào Gia Rai ở làng Jrăng Krăi ở xã Ia Khai, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai đã tổ chức lễ Cúng nhà rông mới nhằm cảm tạ thần linh đã phù hộ và cầu mong được bình an, ấm no, sung túc đến với dân làng.
Được sự quan tâm của chính quyền địa phương và sự chung sức, đồng lòng của người dân, làng Kon Mơ Nay Sơ Lam 1, phường Trường Chinh, Tp. Kon Tum (Kon Tum) đã xây dựng được nhà rông mới theo đúng truyền thống của dân tộc Ba Na.
Media -
Ngọc Thu -
07:18, 23/04/2024 Nằm sừng sững bên dòng suối Tơ Pơng hiền hòa, nhà rông được ví như “hồn của làng”, vừa là không gian linh thiêng, vừa là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người Ba Na ở vùng đất Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Qua bao thế hệ, đồng bào Ba Na nơi đây luôn ý thức, đoàn kết cùng gìn giữ, bảo tồn nhà rông để tiếp nối mạch nguồn văn hóa truyền thống.
Hoa văn, họa tiết trang trí trên nhà rông, nhà mồ, trang phục, gùi và các dụng cụ khác của dân tộc ở Tây Nguyên là một quá trình sáng tạo không ngừng, mang tính thẩm mỹ cao, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa đa dạng, độc đáo được nhiều người ngưỡng mộ, hấp dẫn du khách khi đến với vùng đất bazan này.
Sắc màu 54 -
P.Nguyên - T.Nhân -
17:50, 02/02/2023 Nhân dịp chào mừng Kỷ niệm 110 năm thành lập tỉnh Kon Tum (9/2/1913 - 9/2/2023), Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2023),) chiều 2/2/2023, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Kon Tum phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức Triển lãm Mỹ thuật và Nhiếp ảnh “Kon Tum trên hành trình hội nhập và phát triển”.
Trong ngôi nhà rông, bên ánh lửa bập bùng, nhâm nhi hương rượu cần, già Đing Plơnh (làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) gảy đàn ting ning và kể cho chúng tôi nghe về mối tình ngang trái của chàng trai, cô gái người Ba Na. Câu chuyện lý giải nguồn gốc ra đời cây đàn ting ning - cây đàn của tình yêu.
Trên những rẻo cao mù sương, thấp thoáng giữa núi đồi là những ngôi nhà rông cao vút, biểu tượng níu giữ hồn làng của người Giẻ Triêng mang nét độc đáo riêng nhờ lối kiến trúc và triết lý nhân sinh liên quan đến con trâu.
Trong hương men rượu cần nồng nàn bên mái nhà rông, già làng Sôn, làng Kon Sơ Lăl, xã Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) nói với chúng tôi rằng: Với người làng Kon Sơ Lăl, nhà rông là hồn cốt dân tộc, là văn hóa mà ông bà để lại từ hàng ngàn đời nay. Vì vậy, ông luôn tìm mọi cách để giữ gìn vốn quý đó. Và đó cũng là lý do mà căn nhà rông được mệnh danh lớn nhất Tây Nguyên được ra đời.
Cùng được làm từ vật liệu (gỗ, tranh, tre, mây…) có trong tự nhiên như nhà rông của các DTTS khác, nhưng nơi giữ hồn làng của người Giẻ Triêng lại mang nét độc đáo riêng nhờ lối kiến trúc và tâm linh liên quan đến con trâu.
Làng Đê Tul (xã Đắk Sơ Mei, huyện Đắk Đoa, Gia Lai) ở trên một quả đồi lớn, nhìn lên là núi Chư Nâm cao nhất Gia Lai. Đây có lẽ là ngôi làng Bahnar duy nhất ở Tây Nguyên có đến 2 nhà rông và có đến 9... già làng.
Phóng sự -
Đinh Dũng - Lê Ngọc -
14:37, 25/07/2021 Từ bao đời nay, nhà Rông là nơi đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên bàn "việc của làng", nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng của đồng bào. Để có chỗ làm nơi sinh hoạt cộng đồng và quan trọng hơn là để giữ gìn văn hóa truyền thống cho làng, mới đây, bà con dân làng Kon Tum Knâm quyết tâm dựng lại nhà Rông mới sau khi nhà Rông cũ đã xuống cấp. Nhà Rông mới tuy có diện tích lớn hơn nhưng vẫn giữ được dáng dấp nguyên bản của nhà Rông truyền thống.
Nhà rông là một kiến trúc độc đáo của các buôn làng đồng bào sống ở vùng Trường Sơn – Tây Nguyên. Không chỉ mang ý nghĩa vật chất, nhà rông còn chứa đựng linh hồn, "trái tim" của mỗi ngôi làng.