Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những “nhịp cầu” đưa chính sách và pháp luật về cơ sở ở Sơn La: Giữ gìn bình yên trên những bản làng (Bài 2)

V. Hoa - 15:59, 18/12/2022

Là “hạt nhân” trong củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Sơn La đã tích cực tuyên truyền vận động Nhân dân nâng cao cảnh giác không tin, không nghe theo luận điệu của kẻ xấu, không di dịch cư tự do, không học và theo đạo trái phép... Những đóng góp của đội ngũ Người có uy tín đã góp phần giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội tại địa bàn cư trú.


Ông Vừa Sua Ly, Người cò uy tín bản Pha Khuông, xã Co Mạ (huyện Thuận Châu)
Ông Vừa Sua Ly, Người cò uy tín bản Pha Khuông, xã Co Mạ (huyện Thuận Châu)

Bình yên miền biên viễn

Theo Báo cáo số 149/BC – BDT ngày 22/6/2022 về tình hình thực hiện công tác dân tộc năm 2022 và kết quả thực hiện chính sách đối với Người có uy tín giai đoạn 2011 – 2021 của Ban Dân tộc tỉnh Sơn La, tính đến ngày 20/5/2022, trên địa bàn tỉnh Sơn La có 6.078 hộ/31.162 khẩu. Trong đó, đạo Tin lành có 3.968 hộ/21.173 khẩu; Công giáo có 1.569 hộ/7.730 khẩu; Phật giáo 541 hộ/2.259 khẩu.

Tuyệt đại đa số đồng bào theo đạo trên địa bàn tỉnh đều chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động phát triển kinh tế - xã hội. Một số địa bàn vùng sâu, vùng xa của tỉnh trước đây là điểm nóng về truyền đạo trái phép, thì nay đã bình yên.

 Để có kết quả đó, bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS của tỉnh đã tích cực tuyên truyền, vận động, góp phần đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống.

Bằng cống hiến trên thực tế của họ, được những người sinh sống trong các bản làng công nhận, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Sơn La đã góp phần làm nên những bản làng bình yên, ấm no, hạnh phúc. (Ảnh minh họa)
Bằng cống hiến trên thực tế của họ, được những người sinh sống trong các bản làng công nhận, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Sơn La đã góp phần làm nên những bản làng bình yên, ấm no, hạnh phúc. (Ảnh minh họa)

Bản Pha Khuông, xã Co Mạ (huyện Thuận Châu) là một ví dụ. Là bản đặc biệt khó khăn của xã, toàn bản có 126 hộ, 620 nhân khẩu, trong đó dân tộc Mông chiếm trên 95%. Cách TP. Sơn La khoảng 100km đường đèo dốc, bản Pha Khuông không chỉ là bản đặc biệt khó khăn của xã Co Mạ, mà trước đây còn phức tạp về nạn trồng cây thuốc phiện, tà đạo và mê tín dị đoan.

Mấy năm trước, một số đối tượng vào bản tuyên truyền, vận động bà con tin theo đạo Vàng Chứ, với những điều không thực tế như: theo đạo sẽ không ốm đau bệnh tật, không làm cũng có ăn... Ấy thế, trong bản đã có 02 hộ theo đạo Vàng Chứ.

Nắm bắt được thông tin đó, ông Vừ Sua Ly, Người có uy tín bản Pha Khuông, đứng ngồi không yên. Ông nghĩ, từ lúc sinh ra đến nay, ông bà tổ tiên đều tích cực thi đua lao động sản xuất theo lời kêu gọi của Đảng, Bác Hồ mới có cuộc sống ấm no, sung túc. Việc ngồi yên một chỗ học và đọc kinh thánh vẫn có ăn; con cái ốm đau không dùng thuốc chỉ khấn cũng khỏi bệnh theo tuyên truyền của tà đạo Vàng Chứ là sự xuyên tạc, bóp méo sự thật.

Bởi thế, ông đã cùng cán bộ xã, cán bộ biên phòng “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để tuyên truyền, vận động bà con không nghe, tin theo đạo lạ này. “Mưa dầm thấm lâu”, cuối cùng bà con cũng nhận ra những lời hứa hẹn của những kẻ truyền đạo trái phép chỉ là lời dối trá. Nhờ đó, đến nay bản Pha Khuông không có hộ nào theo đạo Vàng Chứ nữa. Bà con trong bản yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế; bản Pha Khuông nay không những bình yên mà còn là bản có điều kiện kinh tế khá của xã.

Người có uy tín đã tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân không di dịch cư tự phát, không học và truyền đạo trái phép, yên tâm lao động sản xuất ổn định cuộc sống. (Trong ảnh: Đồng bào Mông ở xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, thu hoạch lúa nương)
Người có uy tín đã tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân không di dịch cư tự phát, không học và truyền đạo trái phép, yên tâm lao động sản xuất ổn định cuộc sống. (Trong ảnh: Đồng bào Mông ở xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, thu hoạch lúa nương)

Ổn định để phát triển

Cũng như ông Vừ Sua Ly ở bản Pha Khuông, hàng nghìn Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Sơn La, đã và đang đóng góp quan trọng vào công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội của tỉnh, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới. Bằng cống hiến trên thực tế của họ, được những người sinh sống trong các bản làng công nhận, đội ngũ Người có uy tín, đã góp phần giúp bà con yên tâm xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc.

Như ông Vì Văn Hạnh, Người có uy tín ở Bản Lùn, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu,  đã tích cực tham gia tuyên truyền, vận động Nhân dân xóa bỏ hủ tục lạc hậu, ngăn chặn vụ việc gây mất trật tự trị an giữ gìn sự bình an để đồng bào an tâm ổn định làm ăn;.... Trong vai trò Người uy tín, ông luôn nêu gương đi đầu thực hiện các phong trào phát động ở địa phương; thực hiện tốt dân vận khéo để vận động Nhân dân trong bản đóng góp sức người, vật chất, hiến đất để xây dựng đường giao thông, các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh.

Mời độc giả đón xem video tại đây...

Theo ông Lường Văn Toán, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sơn La, trên mặt trận đấu tranh chống âm mưu “Diễn biến hoà bình”, những Người có uy tín trong đồng bào DTTS của tỉnh đã tích cực vận động cho Nhân dân nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, không mơ hồ, không chủ quan, ảo tưởng; nâng cao tinh thần cảnh giác, niềm tự hào của dân tộc, ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm phấn đấu xoá bỏ nghèo nàn lạc hậu. Đồng thời, Người có uy tín đã tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân không di dịch cư tự phát, không học và truyền đạo trái phép, yên tâm lao động sản xuất ổn định cuộc sống.

Theo Báo cáo số 149/BC – BDT ngày 22/6/2022 của Ban Dân tộc Sơn La, giai đoạn 2011 – 2021, 100% Người có uy tín trên địa bàn tỉnh được cung cấp thông tin, thường xuyên; 100% Người có uy tín được cấp các ẩn phẩm, báo tạp chí. Trong 10 năm, tỉnh Sơn La đã cấp phát được 975.919 tờ Báo Dân tộc và phát triển, 5.026.311 tờ báo Sơn La cho 25.445 lượt Người có uy tín trên địa bàn.

Những đóng góp quan trọng của đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS được Nhân dân ghi nhận, cấp ủy, chính quyền tôn vinh. Những năm qua, rất nhiều Người có uy tín đã được các cấp biểu dương khen thưởng, tiêu biểu như: Ông Hoàng Văn Inh, dân tộc Kháng, xóm 7, xã Mường Giàng (huyện Quỳnh Nhai); ông Vì Văn An, dân tộc Xinh Mun, bản Nà Pản, xã Nà Nghịu (huyện Sông Mã); ông Lò Văn Song, dân tộc La Ha, bản Song, xã Chiềng La (huyện Thuận Châu); bà Lò Thị Hồng, dân tộc Thái, bản Cóng, xã Phổng Lăng (huyện Thuận Châu); ông Mùa Nỏ Nênh, dân tộc Mông, bản Huổi Luông, xã Mường Lèo (huyện Sốp Cộp); ông Vàng A Chứ, dân tộc Mong, bản Tà Phềnh, xã Tân Lập (huyện Mộc Châu)...

Ông Lường Văn Toán nhấn mạnh thêm, nhận thức rõ được vị trí và tầm quan trọng của công tác tranh thủ Người có uy tín trong đồng bào DTTS trong việc phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, những năm qua, tỉnh đã đưa công tác này đi vào nề nếp, coi đây là việc làm thường xuyên.

Nhiều địa bàn vùng sâu, vùng xa của tỉnh Sơn La đã hình thành chuỗi liên kết sản xuất, tăng thu nhập trên cùng diện tích canh tác. (Trong ảnh: Mô hình trồng dứa Queen trên diện tích 7 ha ở xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, theo chuỗi liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao – Ninh Bình)
Nhiều địa bàn vùng sâu, vùng xa của tỉnh Sơn La đã hình thành chuỗi liên kết sản xuất, tăng thu nhập trên cùng diện tích canh tác. (Trong ảnh: Mô hình trồng dứa Queen trên diện tích 7 ha ở xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, theo chuỗi liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao – Ninh Bình)

Do vậy, Người có uy tín trong đồng bào DTTS toàn tỉnh đã phát huy tốt vai trò và ảnh hưởng của mình, có những đóng góp quan trọng trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, trong lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư.

Tỉnh Sơn La xác định, việc tiếp tục phát huy vai trò của Người có uy tín, được xem là một trong những giải pháp để Sơn La thực hiện thắng lợi các mục tiêu trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: 2021 – 2025. Phạm vi, đối tượng triển khai Chương trình trên địa bàn tỉnh rất rộng, bởi Sơn La là tỉnh có số xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi nhiều nhất cả nước, với 125 xã khu vực III và 1.449 bản đặc biệt khó khăn. 

Bằng uy tín và tâm huyết, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS của tỉnh tiếp tục là “cầu nối” để đưa chính sách đến với người dân, từ đó người dân chủ động, tích cực tham gia thực hiện Chương trình.

Hoạt động thăm hỏi tặng quà nhân dịp Tết nguyên đán, động viên Người có uy tín và gia đình khi gặp thiên tai, hoạn nạn... được tỉnh Sơn La đặc biệt quan tâm. Giai đoạn 2011-2021, tỉnh đã tổ chức được 863 cuộc thăm hỏi, tặng quà dịp tết Nguyên đán cho 28.346 lượt Người có uy tín; 54 cuộc thăm hỏi, hỗ trợ 241 trường hợp gia đình Người có uy tín gặp khó khăn; 118 cuộc thăm viếng 305 trường hợp Người có uy tín có thân nhân qua đời, cấp huyện đã tổ chức 512 cuộc thăm hỏi, hỗ trợ Người có uy tín ốm đau cho 2.028 người uy tín ốm đau.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Sáng nay, ngày 22/11/2024, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ IV-năm 2024 đã chính thức diễn ra long trọng tại Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai. Đại hội vinh dự được đón ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham dự và chỉ đạo Đại hội.
250 gian hàng tham gia Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024

250 gian hàng tham gia Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024

Kinh tế - Minh Thu - 5 giờ trước
Tối 21/11, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024. Sự kiện được tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City với quy mô 250 gian hàng, thu hút hơn 200 đơn vị đến từ 63 tỉnh. thành phố tham gia trưng bày, giới thiệu đặc sản vùng miền.
Nhiều làng hoa, quả đua nhau chuẩn bị vụ Tết

Nhiều làng hoa, quả đua nhau chuẩn bị vụ Tết

Kinh tế - Minh Thu - 6 giờ trước
Đến thời điểm hiện tại, các làng nghề trồng đào, quất, hoa tươi lâu năm ở Hà Nội, Đà Lạt, hay vùng trồng thanh long ở tỉnh Bình Thuận đang nỗ lực phục hồi, chăm sóc cây trồng để phục vụ người dân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025.
Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Xã hội - Minh Thu - 8 giờ trước
Từ đầu tháng 11 đến nay, do không còn kinh phí, Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng (gọi tắt là Trung tâm), đứng chân trên địa bàn xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã phải tạm dừng hoạt động. Điều này gây lo lắng cho các gia đình có con em là nạn nhân chất độc da cam.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Media - Ngọc Chí - 8 giờ trước
Cách đây 10 năm, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum được giao thực hiện dự án trồng rừng thay thế hơn 160 ha, đến năm 2018 diện tích này đã được nghiệm thu và đạt các tiêu chí về diện tích, chăm sóc và tỷ lệ cây sống. Tuy nhiên, mới đây, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã kiểm tra và phát hiện hơn 11 ha rừng trồng tại đây đã bị mất và suy giảm.
Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Media - BDT - 8 giờ trước
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực công việc, chứng mất ngủ trở thành vấn đề không hiếm gặp. Nhiều người tìm đến các loại thuốc an thần và trấn tĩnh của y học hiện đại để cải thiện giấc ngủ, nhưng không ít trường hợp các thuốc này không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Gương sáng - Vàng Ni - Thu Hà - 8 giờ trước
Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 8 giờ trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 8 giờ trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 8 giờ trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 8 giờ trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.