Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những người con tiêu biểu của bản làng

PV - 09:39, 17/12/2017

Thành tựu trong phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi hôm nay có được, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước; sự nỗ lực, vượt khó vươn lên của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong đó, có sự đóng góp xứng đáng công sức, trí tuệ của đội ngũ Người có uy tín, nhân sĩ trí thức và doanh nhân tiêu biểu.

Ông Hoàng Đình Thìn, thôn Ao Luông 1, xã Sơn A, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái: Là Người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc, tôi vận động gia đình, con cháu, họ hàng đi đầu trong các phong trào của địa phương.  Gia đình tôi đã đi đầu trong việc hiến cây, hiến đất làm đê kè. Gia đình tôi đã chặt 2000 cây tre và hiến 200m2 đất ruộng để làm đường. Tôi thường xuyên vận động nhân dân trong thôn chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, xây dựng đời sống văn hóa, phát triển kinh tế, vận động trẻ em đến trường...

Diệt 1 Nhờ những nỗ lực của nghệ nhân Mai Thị Hợp, nghề dệt truyền thống ở A Lưới ngày càng phát triển.

 

Trong 5 năm vừa qua, thôn Ao Luông không có đảng viên vi phạm kỷ luật, không có người mắc các tệ nạn xã hội. Hiện nay, trên địa bàn toàn xã, có 98% các em học sinh ra lớp đúng độ tuổi. Cá nhân tôi đã vận động xây dựng quỹ khuyến học; ủng hộ cơ sở vật chất cho các cháu học sinh nghèo trị giá hàng trăm triệu đồng.

Gia đình tôi cũng tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, thu nhập trong gia đình đạt từ 70-100 triệu đồng/năm. Ngoài tích cực sản xuất, tôi tích cực vận động nhân dân trong thôn làm theo mô hình của gia đình, tích cực giúp đỡ các hộ khó khăn về vốn, cây con, kỹ thuật...

Ông Yang Đêu, Nghệ nhân ưu tú, thôn Định An, thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định:

Là người con của dân tộc Ba Na, tôi hiểu sâu sắc về cồng chiêng. Đã nhiều năm tôi sống với cồng chiêng và tham gia diễn tấu cồng chiêng. Bên cạnh đó, tôi vừa nghiên cứu, sưu tầm, ghi hình, ghi âm rồi biên soạn nên tác phẩm cồng chiêng. Tôi trực tiếp cùng cán bộ Trung tâm Văn hóa huyện tổ chức nhiều chuyến đi tìm hiểu thực tế ở các làng đồng bào dân tộc nhằm thống kê số lượng cồng chiêng còn lại. Kết quả thống kê cho thấy, cả huyện chỉ còn 83 bộ cồng chiêng, thuộc quyền sở hữu của các hộ gia đình.

Diệt 2

 

Để bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn huyện, tôi cùng cán bộ văn hóa huyện tham mưu, đề xuất mở các lớp tập huấn hướng dẫn sử dụng cồng chiêng. Ngày nay, cồng chiêng Ba Na đã có tiếng vang lớn, trở thành sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống của đồng bào.

Không chỉ thế, để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, tôi còn trực tiếp biên soạn nhiều công trình nghiên cứu về cồng chiêng, phong tục tập quán của dân tộc như: Cồng chiêng trong đời sống người Ba Na Kriêm; Cột cúng chơ Mrưng của người Ba Na ở Bình Định; Lễ tục cưới hỏi của người Ba Na; công cụ săn bắt chim thú của người Ba Na... Đồng thời, tôi đã trực tiếp đề xuất mở các khóa học chữ viết và tiếng nói của người Ba Na cho cán bộ, công chức và nhiều thế hệ trong huyện.

Bà Mai Thị Hợp, xã A Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa-Thiên Huế (Giám đốc Hợp tác xã Dệt may Thổ cẩm thị trấn A Lưới:

Nhận thấy các nghề truyền thống của đồng bào dân tộc ở A Lưới có nguy cơ mai một, hoạt động cầm chừng, nhằm khôi phục và phát triển nghề truyền thống, năm 2004, tôi đã thành lập Hợp tác xã dệt may thổ cẩm thị trấn A Lưới. Ban đầu Hợp tác xã có 5 thành viên, đến nay, đã có 35 chị em phụ nữ tham gia, thu nhập bình quân mỗi người 2,5-3 triệu đồng/tháng.

Không chỉ tạo việc làm nâng cao tay nghề, tôi còn sáng tạo thêm nhiều mẫu mã, họa tiết mới rồi hướng dẫn chị em làm đến khi nào thuần thục. Với những chị em ở xa, đi lại khó khăn, tôi tạo điều kiện cho chị em làm việc tại nhà. Cách làm này vừa giúp đỡ nhiều chị em không có điều kiện đến xưởng dệt nhưng vẫn có thu nhập, vừa tăng thêm đội ngũ người dệt thổ cẩm. Hiện tại, sản phẩm dệt thổ cẩm của chúng tôi đã có mặt trên thị trường thế giới, như: Pháp, Ấn Độ, Philippines... Tôi rất tự hào, khi năm 2016, được truyền nghề dệt cho nhiều du khách quốc tế ngay tại Paris (Pháp).

Thanh Huyền

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây tại Hưng Yên

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây tại Hưng Yên

Trong không khí phấn khởi của những ngày đầu Xuân năm mới, sáng 5/2, tại thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” - Xuân Ất Tỵ năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây.
Học sinh vùng biên Thanh Hóa trở lại trường học sau Tết đông đủ

Học sinh vùng biên Thanh Hóa trở lại trường học sau Tết đông đủ

Giáo dục - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, học sinh trường bán trú ở các vùng biên ở xứ Thanh đã tập trung trở lại trường học đông đủ.
Chủ tịch nước Lương Cường: Mỗi cây xanh được trồng là một món quà vô giá cho thế hệ mai sau

Chủ tịch nước Lương Cường: Mỗi cây xanh được trồng là một món quà vô giá cho thế hệ mai sau

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu năm mới, sáng 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với tỉnh Lạng Sơn tổ chức.
Xuân mới nơi xã vùng biên tỉnh Quảng Trị

Xuân mới nơi xã vùng biên tỉnh Quảng Trị

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 6 giờ trước
Từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều công trình ở xã biên giới Ba Tầng, huyện Hướng Hóa được đầu tư xây dựng, góp phần đưa diện mạo cơ sở hạ tầng và đời sống của đồng bào DTTS ở Ba Tầng thay đổi để có được những mùa Xuân mới ấm áp, no đủ
Làng du lịch cộng đồng Yên Đức từ mùa Xuân này

Làng du lịch cộng đồng Yên Đức từ mùa Xuân này

Trang địa phương - Mỹ Dung - 6 giờ trước
Giống như bao làng quê Bắc Bộ khác, Yên Đức, TP. Đông Triều (Quảng Ninh) hấp dẫn du khách bằng chính sự mộc mạc, bình dị của cảnh và người nơi đây. Đặc biệt, Yên Đức còn mang dấu ấn của vùng quê cách mạng với những di tích, lịch sử văn hóa độc đáo. Mùa xuân Ất Tỵ này, làng du lịch cộng đồng Yên Đức đón năm mới trong một diện mạo tươi sáng và tràn đầy hy vọng.
Nhu cầu tuyển dụng nhân sự quý 1/2025 tăng cao do thiếu hụt lao động

Nhu cầu tuyển dụng nhân sự quý 1/2025 tăng cao do thiếu hụt lao động

Tin tức - Anh Trúc - 6 giờ trước
Bộ LĐTB&XH dự báo, do tình hình thiếu hụt lao động cục bộ quý I/2025, nhu cầu tuyển dụng nhân sự tăng cao, đặc biệt ở các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ.
Hạ nêu, khai ấn tân niên

Hạ nêu, khai ấn tân niên

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/2/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Hạ nêu, khai ấn tân niên . Sắc Xuân trên cao nguyên Lâm Viên. Người giữ lửa sử thi Tây Nguyên. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sẵn sàng cho Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

Sẵn sàng cho Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng

Sự kiện - Bình luận - Anh Tuấn – Công Tuyến - 6 giờ trước
Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025–2030 tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng là sự kiện chính trị trọng đại của Đảng và dân tộc ta. Đây là Đại hội chuẩn bị các điều kiện, tiền đề cần thiết để đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Quảng bá nét đẹp văn hóa, sản phẩm du lịch của Sơn La

Quảng bá nét đẹp văn hóa, sản phẩm du lịch của Sơn La

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 6 giờ trước
Tuần lễ Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) năm 2025 diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 7 - 9/2/2025, tức ngày mùng 10 đến ngày 12 tháng Giêng năm Ất Tỵ.
Mộc Châu (Sơn La): Đón trên 105.000 lượt khách trong dịp Tết Nguyên đán

Mộc Châu (Sơn La): Đón trên 105.000 lượt khách trong dịp Tết Nguyên đán

Du lịch - Minh Anh - 6 giờ trước
Mùa Xuân - mùa đẹp nhất trên cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La với khung cảnh nên thơ và lãng mạn. Đây cũng là thời điểm các loài hoa mận, hoa mơ, hoa đào, hoa cải thi nhau khoe sắc, cùng màu xanh non của đồng cỏ, đồi chè trải khắp sườn đồi, tạo nên bức tranh đa sắc màu, cùng những nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc đã thu hút đông đảo du khách đến với Mộc Châu trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán.
Châu Trường Lưu - Giọng ca “trời cho” của đồng bào Chăm

Châu Trường Lưu - Giọng ca “trời cho” của đồng bào Chăm

Giải trí - Thái Sơn Ngọc - 6 giờ trước
Châu Trường Lưu là “giọng ca vàng” của Đoàn Ca múa nhạc dân tộc tỉnh Ninh Thuận. Khán giả trong và ngoài tỉnh yêu mến giọng ca ấm áp thiết tha ngân vang trên sân khấu qua các mùa hội diễn cấp tỉnh, cấp quốc gia. Giọng ca “trời cho” của anh vinh dự được trao tặng nhiều huy chương vàng, bạc qua các hội thi.
Độc đáo lễ rước “Cụ Thượng”

Độc đáo lễ rước “Cụ Thượng”

Photo - Mỹ Dung - 6 giờ trước
Ngày 4/2 (mùng 7 Tết), tại Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia miếu Tiên Công, xã Cẩm La, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ rước các "Cụ Thượng" lên tế lễ tại miếu. Năm nay, đến thời điểm chính hội, ngày mùng 7 tháng Giêng, đã có hơn 100 cụ đến tuổi thượng thọ tròn 80, 90 và 100 tuổi đến miếu Tiên Công dẫn lễ. Đây là lễ hội độc đáo tôn vinh nét đẹp văn hóa truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của người dân vùng cửa biển Bạch Đằng.