Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những “lỗ hổng” trong quản lý rừng và đất rừng ở ĐăK Nông

PV - 10:01, 24/05/2019

Từ năm 2016 đến 2018, Công an tỉnh Đăk Nông đã bắt, xử lý 431 vụ với 522 đối tượng vi phạm lâm luật, khiến gần 230ha rừng bị hủy hoại; nhiều vụ việc đã bị khởi tố, đưa ra xét xử. Tuy nhiên, trong một vài vụ án vẫn có những dấu hiệu oan sai.

Bài 3: Bất thường trong một bản án

Án nặng từ việc phá rừng!

Trong các ngày 11-12/12/2018, Tòa án Nhân dân (TAND) huyện Đăk G’long đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án “Hủy hoại rừng” đối với các bị cáo: Phạm Xuân Sáng, sinh năm 1974, đăng ký thường trú tại tổ dân phố 5, phường Nghĩa Thành (thị xã Gia Nghĩa, Đăk Nông); Hoàng Văn Đào, sinh năm 1989, đăng ký hộ khẩu tại ấp 3, xã Sông Ray (Cẩm Mỹ, Đồng Nai); Vũ Việt Hưng, sinh năm 1982, đăng ký thường trú tại thôn Tân Lập, xã Lạc Lâm (Đơn Dương, Lâm Đồng). Trước khi đưa ra xét xử, Đào bị tạm giam từ ngày 10/5/2015, Hưng bị tạm giam từ ngày 13/6/2015, Sáng bị tạm giam từ ngày 16/3/2017.

Theo Bản án số 62/2018/HS-ST ngày 12/12/2018 của TAND huyện Đăk G’long, khoảng tháng 6/2013, Phạm Xuân Sáng biết Xí nghiệp Lâm nghiệp Đăk Ha (thuộc Công ty TNHHMTN Gia Nghĩa) lập dự án trồng lại rừng ở các khoảnh 1,2,5,7-Tiểu khu 1685 và khoảnh 1,3-Tiểu khu 1697. Sáng đã xin và được thuê đất để thực hiện trồng rừng theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP về phủ xanh đất trống đồi trọc.

Ở Tiểu khu 1697,ngoài diện tích trồng keo, tiêu, bầu, chanh leo… thì còn xen kẽ nhiều diện tích cây bụi, một số đã chết khô do bị phá đốt. (Ảnh chụp ngày 17/4/2019) Ở Tiểu khu 1697,ngoài diện tích trồng keo, tiêu, bầu, chanh leo… thì còn xen kẽ nhiều diện tích cây bụi, một số đã chết khô do bị phá đốt. (Ảnh chụp ngày 17/4/2019)

Bản án nêu rõ: Từ giữa năm 2013 đến giữa tháng 3/2015, Sáng thuê Đào, Đào thuê Hưng, Hưng thuê một số người khác chặt phá, phát dọn 25,742ha thuộc khoảnh 1,3-Tiểu khu 1697 và khoảnh 2,7-Tiểu khu 1685 để trồng keo, muồng; trong đó có 12,637ha là diện tích rừng phải khoanh nuôi bảo vệ. Theo Kết luận giám định của Hạt Kiểm lâm huyện Đăk G’long, 12,637ha này thuộc loại rừng sản xuất, trạng thái tự nhiên lá rộng thường xanh núi đất nghèo, tổng thiệt hại về rừng hơn 337 triệu đồng.

Ngoài ra, khoảng đầu năm 2015, Sáng còn thuê một số đối tượng khác chặt phá, phát dọn, làm hủy hoại 8.404m2 rừng tại lô 3, khoảnh 1-Tiểu khu 1697. Theo giám định, diện tích rừng này thuộc rừng tự nhiên, loại rừng sản xuất; tổng thiệt hại ước tính hơn 84,5 triệu đồng.

Căn cứ vào quy định hiện hành, TAND huyện Đăk G’long đã tuyên phạt Phạm Xuân Sáng 7 năm tù, Hoàng Văn Đào 4 năm tù và bị cáo Vũ Việt Hưng 3 năm tù, thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị bắt tạm giữ. Các bị cáo phải liên đới bồi thường thiệt hại cho nguyên đơn là UBND huyện Đăk G’long. Trong đó, bị cáo Phạm Xuân sáng phải bồi thường gần 134,9 triệu đồng; bị cáo Hoàng Văn Đào tiếp tục bồi thường hơn 131,6 triệu đồng (trước đó đã bồi thường 3,2 triệu đồng); bị cáo Vũ Việt Hưng tiếp tục bồi thường hơn 62,4 triệu đồng (trước đó đã bồi thường 5 triệu đồng).

Nhiều dấu hiệu bất thường

Ngay trong phiên xét xử sơ thẩm, bị cáo Phạm Xuân Sáng khẳng định, không có hành vi phá rừng, nhưng không được Tòa xem xét. Sau khi bản án được tuyên, bị cáo Sáng tiếp tục kháng nghị phúc thẩm.

Còn với bị cáo Vũ Việt Hưng, sau khi chấp hành hình phạt tù thêm 1 ngày đã được trả tự do (án tù 3 năm, nhưng bị tạm giam từ ngày 13/6/2015, tính đến ngày 12/12/2018 thì chỉ còn thiếu 1 ngày). Nhưng với ông, 3 năm bị tạm giam cùng với tội danh “Hủy hoại rừng” đeo đẳng suốt đời là khó chấp nhận được. Là người con hiếu thuận, ông Hưng đang thấy có lỗi với người cha là một đảng viên, thương binh nặng, tuổi đã cao.

Dấu vết hào giao thông do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đăk Nông xây dựng khu diễn tập quân sự vẫn còn tại Tiểu khu 1697. (Ảnh chụp ngày 17/4/2019). Dấu vết hào giao thông do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đăk Nông xây dựng khu diễn tập quân sự vẫn còn tại Tiểu khu 1697. (Ảnh chụp ngày 17/4/2019).

Ngày 17/4/2019, trao đổi với phóng viên, ông Hưng cho biết, khi được Đào thuê phát dọn ở khoảnh 1,3-Tiểu khu 1697 và khoảnh 2,7-Tiểu khu 1685 thì ở đây làm gì còn rừng nữa. Theo ông, khu vực này (diện tích đất ông Hưng được thuê phát dọn-Pv) chỉ có cây bụi và một số cây gỗ nhỏ tái sinh.

Lần theo hồ sơ liên quan đến vụ án, chúng tôi nhận thấy nỗi ấm ức vì cho rằng bị oan sai của ông Hưng là có cơ sở, bởi có rất nhiều điểm bất thường trong vụ án. Theo Bản án số 62/2018/HS-ST ngày 12/12/2018 của TAND huyện Đăk G’long thì địa điểm các bị cáo phá rừng là khoảnh 1,3-Tiểu khu 1697 và khoảnh 2,7-Tiểu khu 1685. Nhưng đây là những diện tích đã bị phá, xâm canh, lấn chiếm trái phép từ trước đó.

Theo Văn bản số 997/BC-KL ngày 09/12/2014 của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đăk Nông, hầu hết diện tích rừng tại khoảnh 2,7-Tiểu khu 1685 và khoảnh 1,3-Tiểu khu 1697 đã bị phá trong các năm 2007-2008, với mức độ thiệt hại đều là 100%. Cũng theo Văn bản này, thì rừng ở các vị trí này đều thuộc loại rừng sản xuất, trạng thái trước khi bị phá là rừng thường xanh nghèo; tại thời điểm Chi cục Kiểm lâm kiểm tra, một số diện tích đã trồng tiêu, cao su, khoai lang, sắn, keo; một số diện tích là đất trống, cây bụi…

Đó là chưa kể, khoảnh 2,7-Tiểu khu 1685 và khoảnh 1,3-Tiểu khu 1697 nằm trong tổng diện tích 175ha đất và rừng (thuộc các Tiểu khu 1685, 1686, 1697) được UBND tỉnh Đăk Nông tạm giao cho Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh xây dựng khu vực diễn tập phòng thủ từ năm 2008. Theo Báo cáo số 1953/BC-SNN ngày 19/9/2017 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc “Kiểm tra, làm rõ trách nhiệm đối với diện tích rừng bị phá đối với 175ha đất và rừng giao cho Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh” có nêu rõ: Đến thời điểm kiểm tra ngày 26/5/2015, toàn bộ diện tích 175ha rừng tự nhiên IIIa1 đã bị mất (!).

Ngay trong Bản án số 62/2018/HS-ST ngày 12/12/2018, TAND huyện Đăk G’long cũng khẳng định, trong quá trình điều tra hồ sơ vụ án vẫn có những vi phạm, sai sót. Đặc biệt, bản án nêu rõ: Biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản xác minh hiện trường ghi lập tại lô 3, khoảnh 1-tiểu khu 1697 (là chi tiết quan trọng cấu thành tội hủy hoại rừng trong vụ án-Pv) nhưng trên thực tế được lập cách hiện trường 10km mà không nêu rõ lý do. Vậy mà, TAND huyện Đăk G’long lại cho rằng, vi phạm này không làm thay đổi cơ bản nội dung vụ án, chỉ cần nêu ra để rút kinh nghiệm(!?).

Mặc dù có rất nhiều điểm bất thường nhưng TAND huyện Đăk G’long vẫn tuyên Phạm Xuân Sáng, Vũ Việt Hưng, Hoàng Văn Đào tội danh “hủy hoại rừng” mà không cần trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Việc kết án liệu rằng có quá vội vàng, và vì sao lại phải như vậy? Báo Dân tộc và Phát triển sẽ phản ánh nội dung này trong số báo tiếp theo.

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Định vị thương hiệu "Đệ Nhất danh Trà" và định hướng phát triển du lịch bền vững

Định vị thương hiệu "Đệ Nhất danh Trà" và định hướng phát triển du lịch bền vững

Nhân kỷ niệm 5 năm Ngày Trà thế giới (21/5/2020 - 21/5/2025) và định hướng phát triển bền vững cho ngành Chè Việt Nam, ngày 20/5, tại Không gian Văn hóa Trà của Hợp tác xã Chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) phối hợp với Hội Chè Thái Nguyên tổ chức Diễn đàn “Thái Nguyên - Trăm năm Đệ Nhất danh Trà”.
Tin nổi bật trang chủ
Đồng vốn chính sách nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của đồng bào vùng sâu Đắk Nông

Đồng vốn chính sách nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của đồng bào vùng sâu Đắk Nông

Công tác Dân tộc - Tiến Mạnh - 5 giờ trước
Trong hành trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Đắk Nông triển khai đã trở thành công cụ quan trọng, mang lại hiệu quả thiết thực. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, đồng vốn ưu đãi đã tiếp cận đúng đối tượng, kịp thời hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.
Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 5 giờ trước
Sống giữa vùng chồng lấn về địa giới hành chính, hàng trăm hộ dân Xơ Đăng ở thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) vẫn gồng mình bám đất, bám thôn để phát triển kinh tế, nuôi hy vọng về một ngày được ổn định nơi ăn, chốn ở. Tuy nhiên, để những nỗ lực ấy không mãi dở dang, vấn đề chồng lấn địa giới hành chính giữa hai tỉnh Quảng Nam – Kon Tum cần sớm được giải quyết dứt điểm, minh bạch.
Đề xuất năm học 2025-2026, trẻ em mầm non, học sinh phổ thông cả nước được miễn, hỗ trợ học phí

Đề xuất năm học 2025-2026, trẻ em mầm non, học sinh phổ thông cả nước được miễn, hỗ trợ học phí

Thời sự - Hoàng Quý - 6 giờ trước
Sáng 22/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi Việt Nam

Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi Việt Nam

Trong bối cảnh ngành chăn nuôi Việt Nam đang đứng trước áp lực tái cơ cấu mạnh mẽ để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, việc xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh không còn là một lựa chọn, mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc. Đây không chỉ là chìa khóa để mở rộng thị trường xuất khẩu, mà còn là nền tảng để nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của cả ngành.
Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Tin tức - Anh Trúc - 6 giờ trước
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu vừa cứu sống một người đàn ông bị ngộ độc do ăn nấm lạ.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Tin tức - Anh Trúc - 9 giờ trước
Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức công nhận thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam.
Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm kiểm tra về dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế

Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm kiểm tra về dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 9 giờ trước
Trong tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ 15/5 kéo dài đến 15/6/2025, Bộ Y tế đã thành lập 15 tổ kiểm tra liên quan đến lĩnh vực dược, mỹ phẩm, y dược cổ truyền, sữa, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế...
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 10 giờ trước
Tình trạng chồng lấn địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Nam và Kon Tum khiến thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) rơi vào cảnh bị bỏ quên trong suốt nhiều năm. Hơn 1.000 người dân Xơ Đăng sinh sống tại đây đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, đặc biệt là khó khăn về hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường học, trạm y tế và sóng điện thoại.
Hà Giang: Phát triển du lịch bền vững trong kỷ nguyên số

Hà Giang: Phát triển du lịch bền vững trong kỷ nguyên số

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 10 giờ trước
Hà Giang đang trở thành trung tâm du lịch tầm quốc gia và quốc tế bởi vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên, cuộc sống mộc mạc của cộng đồng 19 dân tộc và các giá trị văn hóa truyền thống còn lưu giữ nguyên vẹn. Để những giá trị ấy không chỉ được bảo tồn mà còn trở thành động lực phát triển, Hà Giang đang từng bước xây dựng mô hình du lịch dựa trên ba yếu tố: Bảo tồn bản sắc, chuyển đổi số và phát triển xanh bền vững.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Media - BDT - 10 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.