Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những đôi chân trần đi tìm con chữ

Quỳnh Trâm - 12:23, 12/11/2021

Những đứa trẻ 5 - 6 tuổi mỗi ngày đi bộ nhiều cây số đường dốc gập gềnh để đến được điểm trường, rồi cũng chừng ấy cây số để trở về nhà sau mỗi buổi học. Gian nan vất vả là thế, nhưng những giấc mơ về con chữ vẫn thôi thúc những đôi chân trần vượt khó.

Điểm trường Tiểu học bản Ón, xã Tam Chung, huyện biên giới Mường Lát
Điểm trường Tiểu học bản Ón, xã Tam Chung, huyện biên giới Mường Lát

Gian nan đường đến trường

Từ TP. Thanh Hóa đến được trung tâm huyện biên giới Mường Lát gần 230km, rồi từ trung tâm huyện vào đến bản Ón, xã Tam Chung chừng 25km nữa, nhiều đoạn đường gập ghềnh đá núi, chúng tôi phải đi xe máy, thậm chí đi bộ mới vào đến bản.

Bản có 112 hộ đồng bào dân tộc Mông sinh sống, thuộc những bản đặc biệt khó khăn nhất của tỉnh Thanh Hóa. Nơi đây có điểm trường Mầm non bản Ón nằm giữa lưng chừng núi cao. Thật ngạc nhiên khi có một lớp học chỉ có 3 học sinh đang ngồi nghe giảng.

Gian nan vất vả là thế, nhưng các em nhỏ không ngại khó để đến lớp tìm con chữ
Gian nan vất vả là thế, nhưng các em nhỏ không ngại khó để đến lớp tìm con chữ

Chưa kịp lên tiếng hỏi, cô giáo Vi Thị Bột như đã hiểu được sự băn khoăn của chúng tôi, liền giải thích, học sinh ở đây đều là con em nhà khó khăn. Có những gia đình ở cách xa trường 5 - 6 km, sống trên núi. Hơn nữa, các em nhỏ không được bố mẹ đưa đón, mà phải tự đi bộ đến trường.

Trẻ mầm non thì chỉ 4 - 5 tuổi, những ngày mưa gió các em không đi học được thì đành phải nghỉ. Do đó, dù sĩ số lớp có 16 học sinh (4 tuổi), và ngày hôm đó, chỉ có 3 em nhà gần trường đến học. Cô giáo cho biết thêm, do cơ sở vật chất nhà trường thiếu thốn, chưa tổ chức nấu ăn bán trú cho các cháu được, các cháu chỉ đến học hết giờ học chính rồi về nhà.

Điểm trường Mầm non bản Ón có 3 cô giáo cắm bản. Ngoài cô Vi Thị Bột, còn có cô Phạm Thị Giang, Bùi Thị Thúy.

Nhớ lại những ngày đầu mới lên nhận công tác, cô Thúy dù xác định trước là sẽ nhiều khó khăn, nhưng không ngờ những khó khăn ấy lại nằm ngoài tưởng tượng đến thế.

“Để đến trường, các em nhỏ phải dậy từ sáng tinh mơ. Các em lớp 3 tuổi, nếu tính tháng ra chưa đủ 3 tuổi cũng đi bộ 5 - 6km để đi học. Như em Giàng A Mùa, Lý Thị Dậu, dù nhà cách trường 5 - 6km, nhưng mỗi sáng, khi bố mẹ lên nương cũng là lúc chị em Mùa và Dậu đi học chữ. Mùa Đông mù sương, rét buốt, chân tay các em tê cóng, mặt mũi xanh tái đến nhói lòng. Những ngày nắng thì còn đỡ, mà ngày mưa đường trơn trượt, khi đến được lớp, quần áo, mặt mũi các em đã lấm lem bùn hết cả”, cô Thúy kể.

Không khó để bắt gặp những học sinh chân trần cuốc bộ dọc đường ở bản Ón
Không khó để bắt gặp những học sinh chân trần cuốc bộ dọc đường ở bản Ón

Là người có thâm niên bám bản, thầy Vi Văn Chuân, Trưởng điểm trường Tiểu học bản Ón trăn trở khi kể lại chuyện học của các em học sinh ở bản Ón: “Nhiều hôm các em đi đường xa là mệt rồi, đến trường không đủ sức nghe giảng bài được nữa. Điều này ảnh hưởng lớn tới việc học tập của các em. Chứng kiến cảnh học sinh của mình phải khổ như vậy, thầy cô rất thương xót,  cũng chỉ biết động viên các em và vận động các gia đình đừng ngại khó mà tiếp tục cho các em đến trường đi học…”.

Kỳ tích ở bản nghèo

Anh Giàng A Chống, Bí thư Chi bộ bản Ón, người đầu tiên trong bản có bằng tốt nghiệp cấp 3 (THPT), cũng là người đầu tiên ở bản Ón được kết nạp vào Đảng. Cũng từng đi qua những chặng đường đến trường gian khó, nhưng với quyết tâm học chữ, anh Chống không bỏ học như bạn bè cùng trang lứa.

“Kỷ lục
Các em học sinh tiểu học phải đi bộ trên con đường lầy lội, lởm chởm đá để đến trường

Sau khi tốt nghiệp THPT, do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, không thể tiếp tục vào đại học, anh trở về bản tham gia công tác thôn bản. Nhận được sự tín nhiệm của dân bản, anh Chống thường xuyên tuyên truyền cho bà con các chính sách, đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, anh cũng truyền đạt cho người dân kiến thức trồng trọt, chăn nuôi, áp dụng khoa học - kỹ thuật để có năng suất cao hơn.

Theo anh Chống, những năm trước đây, vì học sinh bỏ học nhiều nên tình trạng tảo hôn ở bản rất phổ biến. Mới 13 - 14 tuổi các em đã kết hôn, sinh con, như vậy nghèo lại càng nghèo, như một vòng luẩn quẩn. Những năm gần đây, các em đi học nhiều hơn, tỷ lệ tảo hôn cũng giảm.

“Cái nghèo đã đeo bám dân bản bấy lâu nay. Vì thế, khó mấy cũng phải để bọn trẻ đến trường học chữ, để có kiến thức, xóa bỏ những hủ tục, có vậy mới mong thoát được nghèo”, anh Chống trăn trở.

Do chưa đủ điều kiện tổ chức bán trú nên các em học sinh bản Ón phải đi về vất vả
Do chưa đủ điều kiện tổ chức bán trú nên các em học sinh tiểu học bản Ón phải đi về vất vả

Thầy Nguyễn Thế Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tam Chung cho biết, đây là điểm trường xa nhất của xã, tiếp giáp Sơn La và Lào. Hơn nữa, đây là điểm trường lẻ, nhưng số học sinh phải đi học xa rất nhiều. Việc duy trì sĩ số ở đây đương nhiên khó đạt chuyên cần, nhưng cơ bản vẫn bảo đảm các em không bỏ học giữa chừng.

“Ở bản Ón, việc đưa được học sinh đến trường đã là kỳ tích. Giờ đây người dân, học sinh đã thay đổi được nhận thức là phải đến trường học chữ. Gần đây, số học sinh ở bản Ón ra trung tâm huyện học THCS, THPT ngày một nhiều, nhiều em ra TP. Thanh Hóa, xuống tận Thủ đô để học cao hơn”, thầy Cường nói.

Những kỳ tích đó là thành quả từ sự quyết tâm của bao người, của các thầy cô giáo cắm bản, như cô Bột, cô Minh, cô Thúy và của chính các em nhỏ không ngại khổ, ngại khó trên hành trình vượt núi tìm chữ. 

Rời bản Ón khi trời đã về chiều, những bước chân trần băng qua núi của các em nhỏ vẫn còn ám ảnh, nhưng tôi vẫn hy vọng vào tương lai tươi sáng cho những mầm non bản nghèo này.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, trưa 23/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia.
Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp góp phần nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước

Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp góp phần nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước

Thời sự - Hoàng Quý - 25 phút trước
Sáng 23/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Chính phủ và cơ quan thẩm tra báo cáo về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Khai mạc Lễ hội PuTaLeng “Về miền Đỗ Quyên'

Khai mạc Lễ hội PuTaLeng “Về miền Đỗ Quyên'

Tin tức - Hà Minh Hưng - 40 phút trước
Tối 22/11, tại Hồ Mường Lự, thị trấn Tam Đường, tỉnh Lai Châu, UBND huyện Tam Đường tổ chức Khai mạc Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường lần thứ I, năm 2024 với chủ đề “Về miền Đỗ Quyên".
Luật Công nghiệp công nghệ số tạo môi trường thuận lợi để phát triển doanh nghiệp công nghệ số

Luật Công nghiệp công nghệ số tạo môi trường thuận lợi để phát triển doanh nghiệp công nghệ số

Thời sự - Hoàng Quý - 42 phút trước
Sáng 23/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Chính phủ và cơ quan thẩm tra báo cáo về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
Bình Phước có tân Bí thư Tỉnh ủy

Bình Phước có tân Bí thư Tỉnh ủy

Tin tức - Tào Đạt - 5 giờ trước
Bà Tôn Ngọc Hạnh - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Bình Định và Thái Lan tăng cường hợp tác đầu tư

Bình Định và Thái Lan tăng cường hợp tác đầu tư

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 5 giờ trước
Ngày 22/11, tại Tp. Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định và Tổng Lãnh sự quán Thái Lan tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại tỉnh Bình Định.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phân bổ số tiền 948 tỷ đồng đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Phân bổ số tiền 948 tỷ đồng đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Xã hội - Văn Hoa - Hương Diệp - 5 giờ trước
Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Ban Vận động Cứu trợ Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai công tác hỗ trợ đợt 3, đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Phú Yên tổ chức trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”

Phú Yên tổ chức trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 5 giờ trước
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 - 28/11/2024).
“Đắk Lắk đã chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được nâng lên”

“Đắk Lắk đã chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được nâng lên”

Thời sự - Lê Hường - 5 giờ trước
Đó là phát biểu của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024), diễn ra tối 22/11. Tham dự Lễ kỷ niệm có Mẹ Việt Nam Anh hùng Thái Thị Tài; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr và lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh bạn, lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ.
Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Pháp luật - Minh Thu - 18:38, 22/11/2024
Thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) Nhà nước tỉnh Bắc Kạn phối hợp với UBND các xã đẩy mạnh hoạt động TGPL trong đồng bào DTTS.
Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum đạt thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024

Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum đạt thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024

Tin tức - Ngọc Chí - 17:59, 22/11/2024
Ghi nhận những nỗ lực của tuổi trẻ ngành Điện trong thời gian qua, tại Chương trình Tổng kết chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè gắn với Lễ kỷ niệm 10 năm “Thanh niên tình nguyện” và kỷ niệm 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè, Tỉnh đoàn Kon Tum đã khen thưởng 01 tập thể và 01 cá nhân thuộc Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum về thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024.