Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhân rộng mô hình nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng: Giải quyết nhu cầu thực phẩm đủ dinh dưỡng sau thiên tai

Vân Khánh - CĐ - 14:23, 01/12/2021

Dưới tác động của thiên tai, nguy cơ gia tăng tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng (SDD), đang gióng lên hồi chuông cảnh báo. Tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm sau thiên tai, đòi hỏi phải có những mô hình sản xuất nông nghiệp bảo đảm cung ứng lương thực, thực phẩm tại chỗ, đáp ứng đủ chất dinh dưỡng.

 UNICEF và Viện Dinh dưỡng quốc gia khám sàng lọc để khảo sát tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em sau lũ lụt tại huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh TL
UNICEF và Viện Dinh dưỡng quốc gia khám sàng lọc để khảo sát tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em sau lũ lụt tại huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh TL

Hệ lụy tiềm ẩn sau thiên tai

Cuối tháng 10, tuần đầu tháng 11/2021, khu vực miền Trung lại chìm trong mưa lũ; nhiều địa phương bị cô lập cục bộ. Chỉ riêng ở huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi), nước lũ dâng cao gây ngập sâu hơn 1.000 hộ dân; nhiều hộ gia đình ở các xã Hành Dũng, Hành Nhân và thị trấn Chợ Chùa ngập sâu trong lũ từ 0,5m đến hơn 1m.

Cũng thời điểm này năm 2020, miền Trung cũng đối diện “lũ chồng lũ”. Cùng với đó là nhiều loại hình thiên tai đặc biệt nguy hiểm, như lũ quét, sạt lở đất. Thiên tai đi qua, để lại nhà cửa bị tàn phá, mùa màng và sinh kế bị phá hủy, cơ sở hạ tầng bị hư hại… Ngoài ra, thiên tai đi qua còn để lại rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe người dân, nhất là trẻ nhỏ.

Kết quả khảo sát mới đây, tại 5 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng nặng nề nhất sau đợt mưa lũ cuối năm 2020 của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), phối hợp cùng Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho thấy, có hàng triệu gia đình ở khu vực miền Trung bị ảnh hưởng trực tiếp về sức khỏe sau lũ lụt. Đặc biệt là tình trạng vệ sinh kém, không có nước sạch khiến nguy cơ dịch bệnh gia tăng ở các địa phương vùng lũ.

Theo ông Lý Phát Việt Linh, chuyên gia về cứu trợ khẩn cấp của UNICEF, người dân không có nước sinh hoạt, nhà vệ sinh bị chìm dưới nước. Điều kiện vệ sinh yếu kém làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiêu chảy và các bệnh phụ khoa.

Đáng lo ngại nhất ở các địa phương sau lũ lụt, là tình trạng thiếu thực phẩm, dẫn đến thiếu đói và SDD. Ngoài ra, lũ lụt không những làm cho môi trường bị ô nhiễm mà còn là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát sinh, gây bệnh, gây ô nhiễm làm hư hỏng thực phẩm.

Theo khảo sát của UNICEF và Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế), tại 5 tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng nặng nhất của đợt mưa lũ cuối năm 2020 có tới 1,5 triệu trẻ em có nguy cơ mắc bệnh, dinh dưỡng kém và chậm phát triển; trong đó đã xác định được hơn 4.700 trẻ em bị SDD cấp tính ở miền Trung kể từ tháng 12/2020.

Chỉ tính riêng tại xã Trà Giang, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi), kết quả sơ bộ cho thấy, 20% trẻ em dưới 5 tuổi ở đây bị SDD. Tình trạng SDD ở trẻ em thường tăng cao trong vài tuần sau khi thiên tai xảy ra. Vì vậy dự kiến ​​sẽ ghi nhận thêm nhiều trường hợp khác trong khu vực chịu nhiều thiên tai trong tháng tới.

Bảo đảm sinh kế gắn với dinh dưỡng

Thực tế cho thấy, sau thiên tai, có một vòng xoắn kép tác động trực tiếp tới sức khỏe của trẻ nhỏ ở vùng lũ, đó là tình trạng SDD và bệnh tật. Sau thời gian ngập lụt, nguồn thực phẩm bị thiếu hụt, khiến trẻ bị đói dài ngày. Lúc này sức đề kháng của trẻ suy giảm, dễ mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa và hô hấp. Do nhiều bệnh lý tác động, trẻ có nguy cơ bị SDD.

Khôi phục vườn rau sau lũ vừa cải thiện sinh kế, vừa đáp ứng nhu cầu về vi chất dinh dưỡng trong những bữa ăn. (Ảnh minh họa)
Khôi phục vườn rau sau lũ vừa cải thiện sinh kế, vừa đáp ứng nhu cầu về vi chất dinh dưỡng trong những bữa ăn. (Ảnh minh họa)

Theo BS. Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm Giáo dục truyền thông dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong và sau mưa bão có thể bị thiếu đói do thiếu lương thực, thực phẩm. Cùng với nguồn lực của Nhà nước, sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân thì người dân vùng lũ cần sớm bắt tay vào khôi phục sản xuất, trước mắt là đáp ứng nhu cầu thực phẩm của người dân, để không bị đứt bữa.

Để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm tại chỗ, sau thiên tai, người dân nên lựa chọn các cây con giống ngắn ngày, phát triển mô hình trồng trọt và chăn nuôi (VAC) để có nguồn thực phẩm an toàn, giàu dinh dưỡng giúp cải thiện chất lượng bữa ăn. Đặc biệt là với trẻ nhỏ, với yêu cầu phát triển của lứa tuổi thì phải đáp ứng đủ số lượng, đủ số lần và đa dạng thực phẩm. Điều này càng khẳng định thêm tầm quan trọng của mô hình sản xuất, đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của các gia đinh vùng lũ.

Ở một góc độ nhất định, khuyến cáo của BS. Nguyễn Văn Tiến cũng chính là mục tiêu của các mô hình sản xuất nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng trong khuôn khổ Chương trình “Không còn nạn đói” đến năm 2025. Từ năm 2019 đến nay, đã có 19 mô hình được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thí điểm thực hiện ở các địa phương có tỷ lệ trẻ SDD cao tại 28 tỉnh.

Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), cho biết: Triển khai Chương trình hành động quốc gia “Không còn nạn đói” đến năm 2025, Cục đã phối hợp cùng các đơn vị, địa phương liên quan thí điểm nhiều dự án nông nghiệp dinh dưỡng; như mô hình nuôi gà thịt, đẻ trứng kết hợp với trồng rau xanh… Các mô hình này nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt về thực phẩm như thịt, trứng, các vitamin thiết yếu từ các loại rau xanh cho phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và trẻ em.

“Thay vì sản xuất những sản phẩm quy mô lớn, chúng ta có thể tận dụng rất tốt những sản phẩm nông sản đặc thù, đặc sản giàu dinh dưỡng và vi chất ở các địa phương. Việc triển khai thực hiện sẽ có 2 cấp độ: đầu tiên là xây dựng các mô hình để lấy làm cơ sở để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm; thứ hai là tuyên truyền, mở rộng các mô hình này”, ông Thịnh cho biết thêm.

Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng 2019 - 2020 cho thấy, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở vùng miền núi là 38% vẫn còn ở mức rất cao về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Đáng chú ý, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em là người DTTS vẫn cao gấp 2 lần so với nhóm trẻ em là người Kinh (31,4% so với 15%); tại 10 tỉnh có tỷ lệ trẻ SDD thể cấp còi cao nhất cả nước thì 60% trẻ là người DTTS.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Yên (Quảng Ninh): 4 người mất tích do gặp giông lốc lật thuyền

Quảng Yên (Quảng Ninh): 4 người mất tích do gặp giông lốc lật thuyền

Trang địa phương - Mỹ Dung - 8 phút trước
Sáng 25/4, tại thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh), đã xảy ra vụ tai nạn lật thuyền nan do giông lốc, làm 4 người mất tích.
Giá cà phê, hồ tiêu tăng cao kỷ lục

Giá cà phê, hồ tiêu tăng cao kỷ lục

Kinh tế - Minh Thu - 3 giờ trước
Nối tiếp sự tăng trưởng từ năm 2023, giá cà phê tiếp tục tăng từ đầu năm 2024 đến nay. Bên cạnh đó, giá hồ tiêu cũng tăng cao đã góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân các tỉnh Tây Nguyên, tạo cơ hội gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao tính bền vững của cà phê, hồ tiêu.
Thanh Hóa: Biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và gương khởi nghiệp trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và gương khởi nghiệp trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 3 giờ trước
Tỉnh đoàn Thanh Hóa vừa phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Hội nghị Biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024, tại Tp. Sầm Sơn. Tham dự Hội nghị có 300 cán bộ, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) tiêu biểu trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khởi tố vụ án liên quan đến vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng tại Yên Bái

Khởi tố vụ án liên quan đến vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng tại Yên Bái

Tin tức - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Thông tin từ UBND tỉnh Yên Bái cho biết, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Yên Bái đã khởi tố, bắt tạm giam đối với Trần Mạnh Hùng - nhân viên cân băng liệu của Nhà máy xi măng về tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động” để điều tra làm rõ.
Khép lại chuỗi hoạt động đặc sắc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Nghệ An

Khép lại chuỗi hoạt động đặc sắc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Nghệ An

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 3 giờ trước
Tối 23/4, tại Quảng trường Hậu phương hướng về tiền tuyến huyện Tân Kỳ đã diễn ra Lễ bế mạc các hoạt động Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Kỷ niệm 65 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh, ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn tỉnh Nghệ An.
Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"

Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư ruột - còn gọi là ung thư đại trực tràng - là loại ung thư phổ biến thứ ba trên toàn thế giới, chiếm khoảng 10% tổng số ca ung thư. Bên cạnh đó, nó là nguyên nhân gây tử vong do ung thư xếp hàng thứ hai. Mới đây, một nghiên cứu quốc tế công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports đã chỉ ra tác dụng bất ngờ của quả xoài đối với bệnh ung thư ruột
Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam Thành phố Cần Thơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam Thành phố Cần Thơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trang địa phương - Như Tâm - 3 giờ trước
Với chủ đề: “Đoàn kết - Dân chủ - Sáng tạo - Phát triển”, sáng 24/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP. Cần Thơ long trọng khai mạc Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Đây là đơn vị được lựa chọn tổ chức Đại hội điểm MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đại biểu phía Trung ương có ông Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; ông Huỳnh Đảm - Nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; cùng các Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Thiếu tướng Huỳnh Văn Ngon - Phó Chính ủy, Bộ Tư lệnh Quân Khu 9.
Làng du lịch lớn nhất Hà Giang chuẩn bị cho phiên chợ trăm tuổi

Làng du lịch lớn nhất Hà Giang chuẩn bị cho phiên chợ trăm tuổi

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Minh Đức - 3 giờ trước
Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2024 đang cận kề. Cùng với sự chuẩn bị của Ban Tổ chức, những ngày qua, Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang cũng đang tập trung chuẩn bị các điều kiện để đón du khách đến tham dự sự kiện quan trọng này.
Hỗ trợ điều trị ngộ độc thực phẩm bằng rau củ trong vườn nhà

Hỗ trợ điều trị ngộ độc thực phẩm bằng rau củ trong vườn nhà

Sống khỏe - Như Ý - 4 giờ trước
Ngộ độc thực phẩm là một loại bệnh hay gặp trong mùa hè, bạn có thể nhiễm bệnh do ăn uống phải thực phẩm bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn hoặc biến chất, chứa chất phụ gia hay chất bảo quản quá liều lượng, bị ôi thiu... Vậy phải làm thế nào để thải độc cho cơ thể khi chẳng may nạp chất độc vào người? Bạn hãy tham khảo cách trị ngộ độc thực phẩm bằng rau củ trong vườn nhà sau đây nhé.
Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, người dân lo lắng

Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, người dân lo lắng

Pháp luật - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Đường ĐH22, nối từ thị trấn Đăk Rờ Ve đến xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy (Kon Tum) được khởi công từ tháng 9/2022 trong niềm vui mừng, phấn khởi của Nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở xã Đăk Pne. Thế nhưng, với sự chậm trễ của nhà thầu thi công, đến nay đường ĐH22 vẫn chưa hoàn thành dù đã hết thời hạn hợp đồng. Điều này làm cho người dân lo lắng khi mùa mưa sắp đến.
Khánh Hòa: Quyết liệt triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Khánh Hòa: Quyết liệt triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Trang địa phương - T.Nhân - 4 giờ trước
Nhằm lắng nghe những khó khăn, vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh, ngày 24/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Trần Hòa Nam đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh. Tại cuộc họp, ông Trần Hòa Nam đề nghị các địa phương nhanh chóng tháo gỡ các khó khăn, quyết liệt triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.