Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nguy cơ sông băng biến mất trên dãy Alps

Nguyệt Anh - 10:17, 02/08/2022

Năm nay, các sông băng của dãy Alps đang trên đà tan chảy và biến mất với tốc độ nhanh nhất trong ít nhất 60 năm qua.

Sông băng Pers gần núi Piz Palue, gần khu nghỉ mát Alpine của Pontresina, Thụy Sĩ ngày 22/7/2022. Ảnh: Reuters
Sông băng Pers gần núi Piz Palue, gần khu nghỉ mát Alpine của Pontresina, Thụy Sĩ ngày 22/7/2022. Ảnh: Reuters

Nắng nóng cao điểm không chỉ gây cháy rừng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân tại những nơi đông dân cư. Những khu vực vốn quanh năm lạnh lẽo cũng chứng kiến tác động tiêu cực và rõ rệt của nắng nóng khắc nghiệt.

Những ngọn núi ở dãy Alps không còn được phủ một màu trắng tinh của lớp băng dày như trước đây. Nay lớp đất đá màu đen ở bên dưới bắt đầu hiện lên sau khi những con sông băng tan chảy với tốc độ đáng kinh ngạc, như sông băng Morteratsch dài 15 km ở Thuỵ Sĩ. Năm nay, các chuyên gia đã phải tới đây thực hiện công việc kiểm tra khẩn cấp do sông băng Morteratsch đã bị mất đi một lượng băng rất dày.

Anh Andreas Linsbauer, chuyên gia nghiên cứu về băng, nói: "Việc cắm những cây cọc như thế này giúp chúng tôi đo lượng băng mất đi. Năm nay, độ dày mất đi của băng là khoảng hai mét, trong khi mọi năm là một mét".

Hầu hết các sông băng trên núi trên thế giới, tàn tích của kỷ băng hà cuối cùng, đang tan chảy do biến đổi khí hậu. Những con sông ở dãy Alps ở châu Âu đặc biệt dễ tan chảy hơn vì chúng hẹp hơn với lớp băng phủ tương đối mỏng. Trong khi đó, nhiệt độ ở dãy Alps đang ấm lên vào khoảng 0,3°C mỗi thập kỷ, nhanh gấp 2 lần so với mức trung bình toàn cầu.

Chị Lisa Neyt, khách du lịch Bỉ, cho biết: "Tôi đã đến đây 15 năm trước đây và bây giờ tuyết không còn nữa, các con sông băng trên núi cũng không còn. Thời tiết nóng hơn. Bình thường chúng tôi có mũ và găng tay để giữ ấm, bây giờ chúng tôi không cần chúng nữa".

Trao đổi với báo giới, nhà nghiên cứu sông băng Andrea Fischer tại Học viện Khoa học Áo, cho biết ở Áo, các sông băng đều không có tuyết phủ.

Tuyết rơi theo mùa, ngoài việc bổ sung lượng băng bị mất trong mùa Hè, còn bảo vệ các sông băng khỏi tan chảy hơn nữa bằng cách cung cấp một lớp phủ màu trắng phản chiếu ánh sáng Mặt Trời trở lại bầu khí quyển tốt hơn so với băng sẫm màu bị ám bởi khói bụi hoặc ô nhiễm.

Các sông băng đã hứng chịu tác động tiêu cực và rõ rệt của nắng nóng khắc nghiệt. (Ảnh: AP)
Các sông băng đã hứng chịu tác động tiêu cực và rõ rệt của nắng nóng khắc nghiệt. (Ảnh: AP)

Tuy nhiên tại sông băng Grand Etret ở phía Tây Bắc Italy, chỉ có 1,3m tuyết đã tích tụ trong suốt mùa Đông vừa qua - ít hơn 2m so với mức trung bình hàng năm trong 20 năm tính đến năm 2020.

Các sông băng ở Himalaya cũng đang trên đà thu hẹp. Khi vùng Kashmir bước vào mùa gió mùa trong mùa Hè, nhiều sông băng đã bị thu hẹp đáng kể.

Một cuộc thám hiểm vào đầu tháng 6 tại Himachal Pradesh của Ấn Độ đã phát hiện ra rằng sông băng Chhota Shigri đã mất nhiều lớp tuyết phủ.

Nhà nghiên cứu sông băng Mohd Farooq Azam tại Viện Công nghệ Ấn Độ Indore cho biết nhiệt độ cao nhất trong hơn một thế kỷ từ tháng Ba đến tháng Năm rõ ràng đã có tác động đến dòng sông băng này.

Các sông băng biến mất đã và đang gây nguy hiểm cho cuộc sống và sinh kế của người dân.

Đầu tháng này, một vụ lở băng trên núi Marmolada ở Italy, đỉnh cao nhất trong dãy núi Dolomites và là một phần của dãy Alps, đã khiến 11 người thiệt mạng.

Vài ngày sau, một vụ lở băng ở vùng núi Tian Shan, phía Đông Kyrgyzstan, đã gây ra một trận tuyết lở lớn, gây nguy hiểm cho du khách đi qua.

Trong khi đó, cư dân Thụy Sĩ cũng bày tỏ lo lắng rằng sông băng tan chảy sẽ làm tổn hại đến sinh kế của họm đặc biệt là một số khu nghỉ mát trượt tuyết trong khu vực của dãy Alps, nơi kinh tế dựa vào các sông băng này.

Những con sông băng của Thụy Sĩ từng xuất hiện trong nhiều câu chuyện cổ tích của đất nước này.

Đặc biệt, sông băng Aletsch trên dãy Alps được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản thế giới.

Ông Bernardin Chavaillaz, một người chuyên đi bộ đường dài, phàn nàn rằng mất đi các sông băng "đồng nghĩa là mất đi di sản quốc gia, bản sắc của chúng ta" và đây là điều "vô cùng đáng buồn".

Theo các chuyên gia, nếu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tiếp tục tăng, các sông băng trên dãy Alps dự kiến sẽ mất hơn 80% khối lượng hiện tại của chúng vào năm 2100.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Sáng nay, ngày 22/11/2024, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ IV-năm 2024 đã chính thức diễn ra long trọng tại Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai. Đại hội vinh dự được đón ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham dự và chỉ đạo Đại hội.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Sáng nay, ngày 22/11/2024, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ IV-năm 2024 đã chính thức diễn ra long trọng tại Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai. Đại hội vinh dự được đón ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham dự và chỉ đạo Đại hội.
250 gian hàng tham gia Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024

250 gian hàng tham gia Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024

Kinh tế - Minh Thu - 3 giờ trước
Tối 21/11, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024. Sự kiện được tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City với quy mô 250 gian hàng, thu hút hơn 200 đơn vị đến từ 63 tỉnh. thành phố tham gia trưng bày, giới thiệu đặc sản vùng miền.
Nhiều làng hoa, quả đua nhau chuẩn bị vụ Tết

Nhiều làng hoa, quả đua nhau chuẩn bị vụ Tết

Kinh tế - Minh Thu - 4 giờ trước
Đến thời điểm hiện tại, các làng nghề trồng đào, quất, hoa tươi lâu năm ở Hà Nội, Đà Lạt, hay vùng trồng thanh long ở tỉnh Bình Thuận đang nỗ lực phục hồi, chăm sóc cây trồng để phục vụ người dân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Thời sự - Duy Chí - 5 giờ trước
Sáng nay, ngày 22/11/2024, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ IV-năm 2024 đã chính thức diễn ra long trọng tại Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai. Đại hội vinh dự được đón ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham dự và chỉ đạo Đại hội.
Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Xã hội - Minh Thu - 6 giờ trước
Từ đầu tháng 11 đến nay, do không còn kinh phí, Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng (gọi tắt là Trung tâm), đứng chân trên địa bàn xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã phải tạm dừng hoạt động. Điều này gây lo lắng cho các gia đình có con em là nạn nhân chất độc da cam.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Media - Ngọc Chí - 6 giờ trước
Cách đây 10 năm, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum được giao thực hiện dự án trồng rừng thay thế hơn 160 ha, đến năm 2018 diện tích này đã được nghiệm thu và đạt các tiêu chí về diện tích, chăm sóc và tỷ lệ cây sống. Tuy nhiên, mới đây, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã kiểm tra và phát hiện hơn 11 ha rừng trồng tại đây đã bị mất và suy giảm.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Media - BDT - 6 giờ trước
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực công việc, chứng mất ngủ trở thành vấn đề không hiếm gặp. Nhiều người tìm đến các loại thuốc an thần và trấn tĩnh của y học hiện đại để cải thiện giấc ngủ, nhưng không ít trường hợp các thuốc này không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Gương sáng - Vàng Ni - Thu Hà - 6 giờ trước
Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 6 giờ trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 6 giờ trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 6 giờ trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.