Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nguy cơ nhiễm ký sinh trùng từ thói quen ăn gỏi và rau sống

Chu Phương - 16:10, 29/09/2023

Bệnh do ký sinh trùng thường diễn biến âm thầm, chỉ đi khám khi yếu, mệt thì người bệnh mới phát hiện. Nhiễm ký sinh trùng là bệnh khá phổ biến ở Châu Á và Việt Nam. Bệnh gây ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là sán não, sán lá gan. Đặc biệt, nhiều người không được chẩn đoán và điều trị đúng ngay từ đầu vì một số biểu hiện của bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Một trường hợp cụ thể là chị D.P.T (sinh năm 1993, quê Vĩnh Phúc) đến bệnh viện khám vì thường xuyên đầy bụng, chán ăn, mệt mỏi. Ở tuyến trước, bác sĩ phát hiện trong gan có bất thường nên giới thiệu T đến cơ sở y tế chuyên khoa khám.

Kết quả, bác sĩ chuyên khoa cho làm xét nghiệm và chụp ổ bụng phát hiện chị T nhiễm sán lá gan lớn và cả giun chó mèo.

Theo chị T kể lại, là "tín đồ" của nước ép rau củ nên mỗi ngày đều uống một ly nước ép cà rốt, củ dền hoặc các loại rau khác; Nguồn rau củ này do nhà trồng tuy nhiên, chị không nắm rõ dù giun, sán sống trong cơ thể động vật nhưng các loại thực vật cũng có thể chứa trứng, ấu trùng của chúng.

Một trường hợp khác là chị Lèo Thị Thìn (dân tộc Thái, ở xã Mường Bố, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) thấy người bị mẩn ngứa và đau ở vùng bụng. Kết quả siêu âm ổ bụng ở bệnh viện đa khoa tỉnh cho thấy, kích thước gan của chị tăng hơn so với bình thường nhưng không phát hiện có sán trong gan. Bác sĩ yêu cầu chị phải đi khám định kỳ để theo dõi.

Cách đây gần 1 tháng, cơn đau ở vùng bụng xuất hiện trở lại và lần này đau nhiều ở hạ sườn phải, lan ra sau lưng, cảm giác rất khó chịu. Quay trở lại bệnh viện tỉnh khám chị Thìn được chẩn đoán mắc sán lá gan lớn và được chuyển về Bệnh viện Đặng Văn Ngữ thuộc Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương để điều trị.

Những ngày nằm viện, chị Lèo Thị Thìn được bác sĩ giải thích mới biết nguyên nhân bị nhiễm sán là do thói quen ăn sau sống, gỏi cá. Đây là thói quen đã tồn tại từ lâu trong văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc Thái và người dân vùng cao.

PGS.TS.BS Đỗ Trung Dũng - Trưởng khoa Ký sinh trùng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương khám cho bệnh nhân
PGS.TS.BS Đỗ Trung Dũng - Trưởng khoa Ký sinh trùng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương khám cho bệnh nhân

Cũng có thói quen ăn đồ sống và phải vào điều trị do nhiễm ấu trùng sán lợn ở não là bệnh nhân Q ở tỉnh Bắc Giang. Anh Q cho biết, đầu năm nay bắt đầu có biểu hiện đau đầu, mắt mờ, run chân tay. Nghĩ mình mắc bệnh thần kinh nên anh đi khám ở nhiều nơi nhưng chỉ được chẩn đoán là do thiếu máu. Đến tháng 5 vừa rồi sau khi chụp CT, anh mới phát hiện có ổ sán ở não.

Hiện anh Q đã trải qua 2 đợt điều trị, mỗi đợt kéo dài 20 ngày. Sau đợt điều trị thứ 3 khoảng 40 ngày anh Q sẽ được kiểm tra lại, nếu sán vẫn còn trong não sẽ phải tiếp tục điều trị.

PGS.TS.BS Đỗ Trung Dũng - Trưởng khoa Ký sinh trùng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cho biết, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân bị nhiễm ấu trùng sán lợn ở não và sán ở gan như trường hợp của anh Q ở Bắc Giang và chị D ở Sơn La.

Nguyên nhân nhiễm ký sinh trùng phổ biến là do thói quen ăn uống chưa đảm bảo vệ sinh, ăn thực phẩm sống hoặc do tiếp xúc trực tiếp với vật nuôi như chó, mèo...

Các loại ký sinh trùng như sán thường có trong các loại rau thủy sinh như rau rút, rau cần, rau muống, rau cải xoong... Những thực phẩm như thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống có nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành; Ăn rau sống không đảm bảo vệ sinh có nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn.

Sán lá gan khi vào cơ thể thường cư trú chính ở nhu mô gan, tuy nhiên sán có thể đi lạc chỗ. "Có những bệnh nhân, chúng tôi tìm thấy sán lá gan lớn ở cơ thành ngực, bụng, cơ đầu gối, đùi", PGS. TS. BS Đỗ Trung Dũng cho biết
Sán lá gan khi vào cơ thể thường cư trú chính ở nhu mô gan, tuy nhiên sán có thể đi lạc chỗ. "Có những bệnh nhân, chúng tôi tìm thấy sán lá gan lớn ở cơ thành ngực, bụng, cơ đầu gối, đùi", PGS. TS. BS Đỗ Trung Dũng cho biết

Khi nhiễm trứng của sán dây lợn, dưới tác dụng của dịch vị, dịch ruột sẽ nở ra thành ấu trùng. Ấu trùng sẽ đi khắp cơ thể, tuy nhiên cơ quan phát hiện ra nhiều nhất là não.

Biểu hiện của nhiễm sán lá gan lớn thường là đau bụng (đau vùng thượng vị, vùng ức, cơn đau có thể lan ra đằng sau hoặc lan xuống dưới), rối loạn tiêu hóa... Tuy nhiên cũng có người không có biểu hiện gì.

Với ấu trùng sán lợn, khi có nang sán trên não, bệnh nhân có thể có đau đầu kéo dài, nhìn mờ, có người bị co giật hoặt liệt nửa người.

Cả sán lá gan lớn và sán não đều gây ra biến chứng nguy hiểm cho người bệnh nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng.

Để phòng bệnh do nhiễm ký sinh trùng, PGS. TS. BS Đỗ Trung Dũng khuyến cáo, đơn giản nhất là ăn chín uống sôi, giữ vệ sinh cá nhân bằng cách rửa tay bằng xà phòng để không nhiễm trứng giun sán, vệ sinh nhà cửa và đồ chơi của trẻ...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Ông Vi Văn Sơn, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nghệ An: Tăng cường công tác tham mưu quản lý, điều hành tổ chức hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Ông Vi Văn Sơn, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nghệ An: Tăng cường công tác tham mưu quản lý, điều hành tổ chức hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Thực hiện giai đoạn I: từ 2021-2025 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các linh vực đời sống, kinh tế-xã hội, cơ sở hạ tầng... Ông Vi Văn Sơn, Tỉnh ủy viên, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về thành quả, định hướng trong công tác điều hành, quản lý, tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 trong giai đoạn tiếp theo.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng DTTS và miền núi

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng (thực hiện) - 3 giờ trước
Những năm qua, từ các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến trẻ em, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc, giải quyết được những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em. Song hiện nay, trẻ em vùng DTTS và miền núi vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề cần giải quyết như, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, bạo lực, tai nạn thương tích…Xung quanh vấn đề này Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.
Huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) khánh thành Chợ trung tâm Phja Đén và đón bằng công nhận cây di sản

Huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) khánh thành Chợ trung tâm Phja Đén và đón bằng công nhận cây di sản

Xã hội - Minh Thu - 4 giờ trước
UBND huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng vừa tổ chức lễ khánh thành Chợ phiên Phja Đén; công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng về công nhận làng nghề miến dong Phja Đén, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình và đón Bằng công nhận cây di sản Việt Nam.
Quỳ Châu (Nghệ An): Kết quả tích cực từ giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Quỳ Châu (Nghệ An): Kết quả tích cực từ giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Pháp luật - Phạm Tiến - 4 giờ trước
Trong những năm gần đây, tình trạng tảo hôn ở huyện miền núi Quỳ Châu (Nghệ An) đã liên tục giảm nhanh. Nếu trong năm 2020, toàn huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có 30 trường hợp tảo hôn, thì đến năm 2024 (tính đến 20/11) toàn huyện chỉ ghi nhận 1 trường hợp tảo hôn.
Tu Mơ Rông (Kon Tum): “An cư lạc nghiệp” nhờ chính sách cho vay xây dựng nhà ở

Tu Mơ Rông (Kon Tum): “An cư lạc nghiệp” nhờ chính sách cho vay xây dựng nhà ở

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 6 giờ trước
Thực hiện Nghị định số 28/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã triển khai cho hơn 1.233 hộ đồng bào DTTS vay để sửa chữa và xây dựng nhà ở kiên cố. Qua đó, giúp đồng bào DTTS an cư và yên tâm lao động sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo.
Ông Vi Văn Sơn, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nghệ An: Tăng cường công tác tham mưu quản lý, điều hành tổ chức hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Ông Vi Văn Sơn, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nghệ An: Tăng cường công tác tham mưu quản lý, điều hành tổ chức hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - An Yên - 6 giờ trước
Thực hiện giai đoạn I: từ 2021-2025 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các linh vực đời sống, kinh tế-xã hội, cơ sở hạ tầng... Ông Vi Văn Sơn, Tỉnh ủy viên, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về thành quả, định hướng trong công tác điều hành, quản lý, tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 trong giai đoạn tiếp theo.
Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn

Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Áo dài Huế được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia. Ðà Lạt: Phá rừng trái pháp luật gia tăng. Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thái Nguyên: Chú trọng công khai đảm bảo chất lượng con giống hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo

Thái Nguyên: Chú trọng công khai đảm bảo chất lượng con giống hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - 8 giờ trước
Năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao thực hiện 2 dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản cho hộ nghèo, cận nghèo tại các huyện Phú Bình và Đại Từ. Để đảm bảo chất lượng, công khai nguồn cung cấp con giống hỗ trợ sinh kế cho các hộ, trước khi đưa bò giống đến tay bà con, Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức cho tất cả đối tượng được hưởng lợi đến tham quan, chọn lựa tại các cơ sở giống có uy tín.
Tỉnh Quảng Trị có nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên

Tỉnh Quảng Trị có nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên

Xã hội - Minh Thu - 8 giờ trước
Nghiệp đoàn cơ sở nghề cá thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh là nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên tại tỉnh Quảng Trị vừa được thành lập với 60 thành viên.
Chuyện ở thung lũng nóc Ông Đến

Chuyện ở thung lũng nóc Ông Đến

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 10 giờ trước
Nóc Ông Đến là tên người dân gọi thân thương về nơi ở của mình. Còn gọi theo tên hành chính là tổ 4, thuộc thôn 2, xã Trà Giang, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Nóc Ông Đến như một một thung lũng nằm biệt lập giữa rừng xanh, nơi đây có 14 nóc nhà, với hơn 60 nhân khẩu là đồng bào Co sinh sống hòa mình với núi rừng.
Nghệ sĩ Lê Thanh Phong - “Hoàng tử ví dặm” được nhận Bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Nghệ sĩ Lê Thanh Phong - “Hoàng tử ví dặm” được nhận Bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Tin tức - Việt Hà - 10 giờ trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa tặng Bằng khen cho nghệ sĩ Lê Thanh Phong vì những đóng góp trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.
Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 10 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.