Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người kể sử thi cuối cùng ở làng Châu

PV - 16:17, 22/08/2019

Với thế hệ trẻ ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, Gia Lai), nghệ nhân Đinh Rung không khác gì một “vị thần” bước ra từ sử thi: dũng cảm, gan dạ, đánh giặc giỏi, có trí nhớ siêu việt khi thuộc và hát được những pho sử thi đồ sộ cha ông truyền lại một cách tài tình.

Tôi gặp nghệ nhân Đinh Rung ngay cổng trụ sở UBND xã Chư Krêy khi ông được một thanh niên trong làng chở lên nhận tiền chế độ dành cho người tham gia kháng chiến bị địch bắt tù đày. Ông từng bị Mỹ bắt giam tại Nhà lao Pleiku 3 năm 4 tháng, sau đó bị đày ra nhà tù Phú Quốc 7 tháng thì được thả, cũng là lúc đất nước giải phóng. Ông cũng nhắc lại vài cột mốc quan trọng trong thời kỳ tham gia kháng chiến bằng lối kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn. Có lẽ nhờ cái duyên kể chuyện này mà khi hát kể sử thi, ông luôn khiến người ta “chết mê chết mệt” như nhận xét của anh Đinh Văn Khinh-một thanh niên trong làng.

Kể sử thi trong tù
Nghệ nhân Đinh Rung. Ảnh: M.C Nghệ nhân Đinh Rung. Ảnh: M.C

Nghệ nhân Đinh Rung là một trong 8 cá nhân của tỉnh vừa được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú (đợt 2-năm 2019). Ông cũng là nghệ nhân hát kể sử thi (loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian đang đứng trước nguy cơ biến mất do không có truyền nhân) cuối cùng ở làng Châu. Ông thuộc trọn vẹn và hát kể được 7 sử thi dài, phản ánh nhiều nội dung khác nhau: kể về cháu của một vị thần hóa thành chim thần, về những chàng trai đánh nhau long trời lở đất để giành giật một người con gái… Đặc biệt, sử thi “Jơn-Mâu” là câu chuyện có thật ở vùng đất Kông Chro, kể về tình yêu của một đôi trai gái trong cùng một dòng tộc. Tình yêu không được làng chấp nhận, già làng đã phạt đôi trai gái 30 con trâu, 7 con dê, 9 con heo, 14 con gà. Hai người đã vượt qua mọi trách phạt, thề hẹn sống chết cùng nhau. Tuy nhiên, cuối cùng họ vẫn không lấy được nhau nên tìm đến cái chết… Dẫu rất buồn nhưng đây là câu chuyện thường được mọi người yêu cầu ông kể nhiều nhất.

Tóm tắt vậy, nhưng theo nghệ nhân Đinh Rung, mỗi sử thi phải kể đến 3 ngày 3 đêm không nghỉ mới hết. Ông cười bảo: “Những sử thi dài như vậy nên hồi còn bị tù đày, kể từ mùa khô sang mùa mưa mới xong 1 chuyện. Thời kỳ ở nhà lao Pleiku, mình nhớ riêng huyện Kông Chro có khoảng trên 30 người Bahnar, họ rất yêu thích những câu chuyện thần thoại. Vì vậy, mình thường hát kể cho họ nghe để quên ngày, quên tháng và vơi đi nỗi nhớ nhà. Tù nhân người Jrai hồi đó cũng rất đông, họ cũng rất thích nghe sử thi nên mình học tiếng Jrai trong tù và hát kể bằng tiếng Jrai cho họ”.

Sau này, khi trở về làng, ông Đinh Rung vẫn mang sở trường hát kể sử thi góp vui trong những cuộc họp làng, dịp hội hè, đặc biệt trong mùa “ăn năm uống tháng” kéo dài suốt 3 tháng mùa xuân. Anh Khinh cho biết: “Từ nhỏ, mình đã được nghe già Rung kể biết bao câu chuyện thần thoại. Lũ trẻ con trong làng đều mê ông, xem ông như một vị thần, như những anh hùng bước ra từ thần thoại, chỉ khác là ông bằng xương bằng thịt và rất gần gũi với trẻ con. Ông kể chuyện tù đày, chuyện tham gia văn công, chuyện ngày xửa ngày xưa… Chuyện nào cũng vô cùng hấp dẫn”. Lũ trẻ con như anh Khinh nói nay đã trở thành những thanh niên gánh vác hầu hết trọng trách lớn nhỏ của làng. Họ ít nhất đã từng một hoặc vài lần được nghe già Rung hát kể sử thi bên bếp lửa nhà rông, từng mơ ước được trở thành một người kể chuyện xưa như vậy. “Mình vẫn nhớ nội dung nhiều câu chuyện già Rung kể và rất muốn hát kể được như ông. Nhưng sử thi dài quá, không tài nào nhớ được. Mình đã vài lần thử rồi nhưng chịu thôi, khó lắm”-anh Khinh nói.

Ai sẽ kể tiếp sử thi?

Cả anh Đinh Văn Khinh, Đinh Văn Khuyên-hai chàng trai dẫn chúng tôi đi gặp người hát kể sử thi cuối cùng ở làng Châu đều là cán bộ Đoàn và vẫn còn dành tình yêu, sự quan tâm cho văn hóa truyền thống. Thế nhưng cả hai đều thừa nhận không thể học để trở thành người hát kể sử thi như già Rung, bởi đặc thù của loại hình văn hóa này.

Nghệ nhân Đinh Rung (giữa) trò chuyện cùng thanh niên làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro). Ảnh: M. C Nghệ nhân Đinh Rung (giữa) trò chuyện cùng thanh niên làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro). Ảnh: M. C

Nghệ nhân Đinh Rung ngước đôi mắt già nua nhìn lên tán xà cừ cổ thụ buông tiếng thở dài: “Mình có 4 người con nhưng chúng nó không biết hát như mình. Chúng có thể thuộc nội dung câu chuyện nhưng không biết hát để thể hiện thì cũng chịu thua. Hát kể phải có hơi thật dài, giọng thật hay, thật khỏe thì câu chuyện mới hấp dẫn. Người Bahnar vẫn yêu sử thi lắm, rất nhiều người đã tìm mình để học nhưng rồi phần lớn bỏ cuộc”. Tôi nói: “Hồi nhỏ, ông đã học sử thi từ ai và học như thế nào thì ông hãy dạy lại cho lớp trẻ như vậy”. Nghe xong, nghệ nhân Đinh Rung khẳng định ngay: “Không thể được. Mình học từ cha mình. Nghe ông kể mãi bên bếp lửa thì thuộc rồi hát theo. Nhưng đó là hồi xưa, bây giờ không ai còn nằm bên bếp lửa kể chuyện hết đêm lại ngày như thế nữa”. Theo ông, quan trọng nhất của sử thi là không gian diễn xướng, thì nay đã không còn. Cuộc sống mới khiến ngày như dài hơn và đêm như ngắn lại. Con người tất bật hơn với việc kiếm sống, không ai dành thời gian ngồi từ đêm này sang đêm nọ chỉ để nghe kể một câu chuyện. Cùng vô vàn những yếu tố khác tác động đã khiến sử thi mất dần đất sống, dù đã có thời kỳ, nó là nguồn sống tinh thần cho cả cộng đồng.

Thạc sĩ Nguyễn Quang Tuệ-Trưởng phòng Quản lý Di sản (Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch) đúc rút sau nhiều công trình nghiên cứu dài hơi về sử thi Bahnar: “Sống giữa núi rừng hùng vĩ, xa cách với thế giới bên ngoài, sử thi của người Tây Nguyên không chỉ là vốn quý về văn nghệ dân gian, mà còn là một kho tàng lịch sử sống động… Để hiểu về những năm tháng đã qua trên vùng đất Tây Nguyên, người ta không thể không tìm đến sử thi. Điều may mắn là cho đến nay, Gia Lai vẫn còn một số nghệ nhân có thể hát kể sử thi tại cộng đồng”. Nhưng con số nghệ nhân khiêm tốn ấy đang ít dần đi từng ngày. Rồi đây, những pho sử thi đồ sộ, phản ánh đời sống vô cùng phong phú, kỳ ảo, nhiều mơ ước, khát vọng của người bản địa Đông Trường Sơn không biết sẽ có ai kể tiếp.

(dantocmiennui.vn)

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Gia Lai: Tiếp tục xảy ra vụ phá rừng tự nhiên quy mô lớn gần 5ha

Gia Lai: Tiếp tục xảy ra vụ phá rừng tự nhiên quy mô lớn gần 5ha

Tỉnh Gia Lai vừa phát hiện vụ phá rừng tự nhiên quy mô lớn trên địa bàn huyện Kông Chro với tổng diện tích lên đến gần 5ha. Hiện Hạt Kiểm lâm huyện Kông Chro đang phối hợp với các ngành chức năng tiến hành mở rộng hiện trường, điều tra, xác minh làm rõ đối tượng để xử lý nghiêm theo quy định. Đồng thời, kiến nghị cấp trên làm rõ trách nhiệm của chủ rừng khi để xảy ra phá rừng.
Mang Tết Trung thu đến với trẻ em vùng cao biên giới Mèo Vạc

Mang Tết Trung thu đến với trẻ em vùng cao biên giới Mèo Vạc

Xã hội - Văn Hoa - Minh Đức - 1 giờ trước
Nhằm để các em thiếu nhi nơi vùng cao biên giới Mèo Vạc được tận hưởng một mùa Trung thu rộn ràng, ấm áp và đong đầy yêu thương, vừa qua, Đoàn thiện nguyện Thanh Maika và những người bạn (Thành phố Hà Nội) phối hợp UBND xã Pải Lủng tổ chức chương trình “Trung thu cao nguyên đá” cho hơn 1.000 em học sinh liên trường của xã.
Bình Thuận: Phổ biến, cung cấp thông tin cho Người có uy tín và cán bộ làm công tác dân tộc ở cơ sở

Bình Thuận: Phổ biến, cung cấp thông tin cho Người có uy tín và cán bộ làm công tác dân tộc ở cơ sở

Công tác Dân tộc - L.Phương - 1 giờ trước
Ngày 24/9, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Hội nghị tập huấn phổ biến, cung cấp thông tin cho 87 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS và cán bộ, công chức thuộc các Phòng Dân tộc trên địa bàn tỉnh.
An Giang: Khai Giảng lớp đào tạo kỹ năng tiếng Khmer cho cán bộ Bộ đội Biên phòng

An Giang: Khai Giảng lớp đào tạo kỹ năng tiếng Khmer cho cán bộ Bộ đội Biên phòng

Công tác Dân tộc - Như Tâm - Lê Vũ - 1 giờ trước
Ngày 24/9, tại Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang phối hợp với Sở Nội vụ và Trường Dân tộc nội trú - Trung học phổ thông tỉnh An Giang tổ chức Lễ khai giảng lớp 4 kỹ năng tiếng Khmer cho cán bộ trong đơn vị.
Đồng bào Dao cải thiện thu nhập từ các bài thuốc cổ truyền

Đồng bào Dao cải thiện thu nhập từ các bài thuốc cổ truyền

Media - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Đồng bào Dao đỏ ở Lào Cai sở hữu một kho tàng tri thức về cây thuốc rất có giá trị trong tự nhiên. Trải qua bao thế hệ, kinh nghiệm về những cây thuốc dân gian vẫn được lưu truyền, gìn giữ. Các bài thuốc cổ truyền không chỉ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng trong thôn bản, mà hiện nay đã và đang được bà con khai thác, chế biến thành các sản phẩm đa dạng cũng ứng cho thị trường mang lại thu nhập, cải thiện đời sống.
Khám phá bảo tàng duy nhất về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định

Khám phá bảo tàng duy nhất về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định

Media - Lê Vũ – Trần Linh - 1 giờ trước
Vừa được chính thức đi vào hoạt động từ cuối tháng 8/2023, tuy nhiên, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định đã thành địa chỉ tham quan thu hút đông đảo du khách, đặc biệt là các bạn trẻ trong thời gian gần đây. Cùng Báo Dân tộc và Phát triển khám phá bảo tàng duy nhất ở Việt Nam về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định.
Tin trong ngày - 22/9/2023

Tin trong ngày - 22/9/2023

Bản tin hôm nay, ngày 22/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc. Lễ hội trà Shan tuyết lớn nhất miền Bắc. Hủy hoại cây rừng bằng thuốc độc ở huyện Bác Ái (Ninh Thuận). Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào DTTS thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào DTTS thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Media - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Với phương châm “ba bám, bốn cùng”, lực lượng Bội đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kon Tum đã và đang triển khai nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, từng bước giúp cho đồng bào DTTS ở khu vực biên giới vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống ấm no và hạnh phúc.
Ngày hội văn hóa, thể thao thanh niên Việt Nam - Lào tại Bình Định

Ngày hội văn hóa, thể thao thanh niên Việt Nam - Lào tại Bình Định

Tin tức - T.Nhân - 1 giờ trước
Ngày 24/9, tại huyện miền núi Vân Canh (Bình Định), Tỉnh đoàn Bình Định tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao thanh niên Việt Nam - Lào với sự tham gia hưởng ứng của hơn 250 đoàn viên, thanh niên, sinh viên Việt Nam và Lào.
Thanh Hóa: Ấm áp chương trình “Tết Trung thu - Tết của tình yêu thương”

Thanh Hóa: Ấm áp chương trình “Tết Trung thu - Tết của tình yêu thương”

Nhịp cầu nhân ái - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Trung ương Hội Bảo trợ Người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam và Hội Bảo trợ Người khuyết tật, trẻ mồ côi và bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với huyện miền núi Ngọc Lặc tổ chức Chương trình tặng quà “Tết Trung thu - Tết của tình yêu thương” dành cho học sinh khuyết tật, học sinh mồ côi, học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nhân dịp Tết Trung thu và bước vào năm học mới.
Thể thao Việt Nam giành huy chương đầu tiên tại Asiad 19

Thể thao Việt Nam giành huy chương đầu tiên tại Asiad 19

Thể thao - PV - 1 giờ trước
Sáng 24/9, 4 cô gái Đinh Thị Hảo, Hà Thị Vui, Phạm Thị Huệ, Dư Thị Bông đã mang về tấm huy chương đầu tiên của Asiad 19 cho Đoàn thể thao Việt Nam ở môn Chèo thuyền Rowing.
Các lao động Việt Nam không nguy hiểm đến tính mạng trong vụ cháy tại Đài Loan (Trung Quốc)

Các lao động Việt Nam không nguy hiểm đến tính mạng trong vụ cháy tại Đài Loan (Trung Quốc)

Tin tức - L.Minh - 1 giờ trước
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có công văn Số: 3952/LĐTBXH-VP, về việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động Việt Nam trong vụ hỏa hoạn tại Đài Loan (Trung Quốc).