Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghệ An: Chính quyền số phủ sóng nơi bản làng

An Yên - 3 giờ trước

Trong công cuộc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển sản xuất – xã hội theo Tiểu dự án 2, Dự án 10, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025, các cấp chính quyền huyện, xã vùng đồng bào DTTS&MN Nghệ An đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh việc xây dựng chính quyền số, chính quyền điện tử phủ sóng đến các bản làng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân trên địa bàn.

Tổ công nghệ số huyện Quỳ Châu hướng dẫn người cài đặt và sử dụng các ứng dụng số lên điện thoại
Tổ công nghệ số huyện Quỳ Châu hướng dẫn người dân cài đặt và sử dụng các ứng dụng số lên điện thoại

Cải cách hành chính- nhìn từ huyện nghèo nhất xứ Nghệ

Việc áp dụng công nghệ thông tin vào công việc tại các cơ quan công sở ở các huyện vùng cao có hiệu quả đặc biệt to lớn. Tại huyện Kỳ Sơn là một ví dụ. Địa bàn cách trở, dân cư ở rải rác… nên việc xây dựng chính quyền số, điều hành online qua các nhóm trao đổi trực tuyến, qua mạng xã hội, qua hệ thống văn bản IOffice đã giúp rút ngắn khoảng cách không gian, thời gian trong việc đưa chỉ thị của Đảng vào cuộc sống. 

Bí thư huyện ủy Kỳ Sơn Vi Hòe chia sẻ: Nhiều năm nay, công tác tuyên giáo đều triển khai họp trực tuyến. Các báo cáo viên chỉ cần ở tại địa phương, cách xa thị trấn hơn 70km, vẫn dự họp bình thường.

Ngoài chuyển biến trong chỉ đạo, điều hành, thì công nghệ số cũng lần đầu tiên giúp đồng bào các dân tộc Mông, Khơ Mú, Thái ở Kỳ Sơn thuận lợi đủ đường. Nói như Chủ tịch UBND xã Mỹ Lý - ông Lương Văn Bảy là: Ngồi ở nhà cũng có thể làm thủ tục giấy tờ như đăng ký khai sinh, kết hôn, nộp học phí cho con… So với làm trực tiếp, đi xe máy hàng chục km đường rừng như trước, là rất khỏe và thuận lợi.

Công nghệ số đang làm thay đổi cuộc sống của người dân miền biên viễn Kỳ Sơn. Cứ nhìn vào các cấp hội phụ nữ nơi đây, thì càng minh chứng chắc chắn thêm điều ấy. Công nghệ thông tin gắn với chiếc điện thoại thông minh đã làm thay đổi suy nghĩ của phụ nữ vùng sâu, vùng xa nơi đây, bởi đã giúp hội gắn kết, tập hợp được đông thành viên, khuyến khích được chị em tham gia công tác hội hiệu quả.

 Bà Vũ Thị Huyền, Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Sơn thông tin: Từ khi ứng dụng công nghệ số, công tác tuyên truyền, vận động nhờ có mạng xã hội, có công nghệ thông tin mà mọi nội dung triển khai đều “đến tận tay” mỗi hội viên dù họ đang ở trên nương rẫy, thậm chí đang ở nước bạn Lào thăm thân. Còn thông báo mời dự họp, triển khai các nội dung công tác đến rà soát chế độ, chính sách… đều được thực hiện qua các nhóm mạng xã hội, nên rất thuận tiện.

Qua tìm hiểu của chúng tôi, tính đến tháng 6/2024, thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, huyện Kỳ Sơn đã thực hiện 100% thủ tục hành chính thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến công như: Đăng ký thường trú, tạm trú; đăng ký, cấp biển số mô tô, xe gắn máy; đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, nộp học phí, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi; đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất…

Tập huấn ứng dụng CNTT trong hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS&MN huyện Kỳ Sơn
Tập huấn ứng dụng CNTT trong hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS&MN huyện Kỳ Sơn

Hiện nay, hầu hết các huyện miền núi đã triển khai khá đồng bộ Kế hoạch chuyển đổi số theo Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 và theo kế hoạch của tỉnh, ưu tiên đầu tư lắp đặt hệ thống văn bản điện tử và họp trực tuyến đến 100% các xã.

Ông Võ Trọng Phú, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nghệ An trao đổi: Chuyển đổi số là phương thức duy nhất để phát triển và triển khai hiệu quả trong thời đại 4.0 hiện nay. Thực tế thì, công nghệ số đang phát huy hiệu quả tích. Dù ở các bản làng vùng sâu, vùng xa nhưng chính quyền online, chính quyền điện tử vẫn phủ sóng, để công nghệ số đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân trên địa bàn.

“Nối dài cánh tay” đến tận thôn bản

Thực hiện nội dung chuyển đổi số của tỉnh, ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thì cán bộ các địa phương đã phải đi tận ngõ, hướng dẫn người dân các thao tác, cách ứng dụng công nghệ số. 

Câu chuyện ở xã Ngọc Lâm, huyện Thanh Chương là một ví dụ. Theo đó, từ năm 2023, 6 tổ công nghệ số cộng đồng tại xã này được thành lập ở các bản, kết hợp cùng tổ công nghệ số cộng đồng của xã để phối hợp thực hiện.

Ông Lô Văn Vọng, Tổ trưởng Tổ Công nghệ số cộng đồng bản Mà, xã Ngọc Lâm (Thanh Chương) cho biết: Chúng tôi đã tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng và cài đặt một số ứng dụng cơ bản, là các phần mềm về thanh toán không dùng tiền mặt, Zalo, tra cứu thủ tục hành chính, dịch vụ công...

Mưa dầm thấm lâu, bất kể nắng mưa, bất kể giờ giấc… công cuộc chuyển đổi số đang được đẩy mạnh trên các bản làng xã Ngọc Lâm, xuất phát từ những kiên trì, nhẫn nại của các thành viên tổ công nghệ số cộng đồng các bản.

Hướng dẫn người dân kích hoạt định danh điện tử ở xã Ngọc Lâm
Lực lượng chức năng xã Ngọc Lâm đến từng nhà hướng dẫn người dân kích hoạt định danh điện tử

Ở bản Sa Lầy, xã Mường Lống (Kỳ Sơn), tổ công nghệ số cộng đồng của bản cũng hoạt động có hiệu quả trong việc hướng dẫn bà con cách cài đặt các ứng dụng số. Ông Xồng Bá Lữ, Trưởng bản Sa Lầy kiêm Tổ trưởng Tổ công nghệ số cộng đồng cho hay: Bà con đã dần hiểu được tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ số vào cuộc sống; vì có rất nhiều thủ tục hành chính bây giờ đều giao dịch qua máy móc. Nhưng để bà con sử dụng thành thạo thì cán bộ vất vả lắm, vì phải hướng dẫn rất nhiều lần.

Được ví như “cánh tay nối dài” của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh, tổ công nghệ số cộng đồng ở các địa phương miền núi đã và đang phát huy khá tốt vai trò trong công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho người dân ứng dụng công nghệ số vào các lĩnh vực của đời sống xã hội.

 Từ đó, góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số ngay ở cấp cơ sở. Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Võ Trọng Phú nhấn mạnh: Chuyển đổi số là xu thế tất yếu. Hoạt động của các tổ công nghệ số cộng đồng đã và đang góp phần thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số tại cơ sở, nhất là các địa phương miền núi. Từ đó lan tỏa, đưa công nghệ số đến mọi ngõ ngách của cuộc sống, thúc đẩy chuyển đổi số trong toàn xã hội.

Theo Kế hoạch số 1004/KH-UBND ngày 19/12/2023 của UBND tỉnh Nghệ An về việc thực hiện chuyển đổi số năm 2024; thì mục tiêu về kinh tế số chiếm khoảng 10% GRDP, phấn đấu 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thái Nguyên: Đẩy mạnh nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp

Thái Nguyên: Đẩy mạnh nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp

Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên đã tích cực phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (Tiểu dự án 1 của Dự án 3). Nhờ vậy, người dân thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ để phát triển sản xuất, sớm có cơ hội thoát nghèo và ổn định kinh tế.
Tin nổi bật trang chủ
Thái Nguyên: Đẩy mạnh nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp

Thái Nguyên: Đẩy mạnh nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - 21 phút trước
Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên đã tích cực phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (Tiểu dự án 1 của Dự án 3). Nhờ vậy, người dân thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ để phát triển sản xuất, sớm có cơ hội thoát nghèo và ổn định kinh tế.
Khánh Hòa đẩy mạnh liên kết trong sản xuất nông nghiệp vùng đồng bào DTTS

Khánh Hòa đẩy mạnh liên kết trong sản xuất nông nghiệp vùng đồng bào DTTS

Kinh tế - Minh Thu - 33 phút trước
Những năm gần đây, việc liên kết, hợp tác, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp đã được ngành nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa chú trọng đẩy mạnh. Điều này không chỉ giúp giải quyết bài toán đầu ra cho người nông dân mà còn nâng cao giá trị, phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp Khánh Hòa, đặc biệt ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nuôi gà dưới tán rừng hồi-Hướng đi mới để phát triển kinh tế ở Bình Gia (Lạng Sơn)

Nuôi gà dưới tán rừng hồi-Hướng đi mới để phát triển kinh tế ở Bình Gia (Lạng Sơn)

Công tác Dân tộc - Minh Anh - 1 giờ trước
Gà được nuôi bán chăn thả dưới tán rừng hồi, nên ngoài việc cho ăn ngô, cám, cây chuối thì còn tận dụng được nguồn thức ăn tươi là các loại côn trùng và cây cỏ tự nhiên, dịch bệnh ít xảy ra và chi phí đầu tư cũng ít hơn gà nuôi nhốt, chất lượng thịt chắc và ngon, được thị trường ưa chuộng. Đây là mô hình nuôi gà mới được triển khai tại xã Quang Trung, huyện Bình Gia trong năm 2024, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho người dân nơi đây.
Thương mại điện tử góp phần đẩy mạnh hàng xuất khẩu của Việt Nam

Thương mại điện tử góp phần đẩy mạnh hàng xuất khẩu của Việt Nam

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện đại trong thời 4.0, các hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới đang trở thành nền tảng giúp hàng hóa Việt Nam mở rộng thị phần, từng bước chinh phục thị trường quốc tế.
TP. Hồ Chí Minh: Bàn giao Nhà tình thương cho hộ đồng bào DTTS

TP. Hồ Chí Minh: Bàn giao Nhà tình thương cho hộ đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 2 giờ trước
Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Đại hội Đại biểu các DTTS TP. Hồ Chí Minh lần thứ IV - năm 2024; tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương trợ của các tập thể, cá nhân, các nhà hảo tâm, ngày 26/11, Ban Dân tộc TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc - Ban vận động “Vì người nghèo” Quận 8 cùng các đơn vị tài trợ đã tổ chức Lễ bàn Nhà tình thương cho hộ gia đình ông Lữ Triều Hưng, ngụ tại số 435/26 Dã Tượng, phường 10, Quận 8.
Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn

Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Áo dài Huế được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia. Ðà Lạt: Phá rừng trái pháp luật gia tăng. Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Huyện Quan Sơn: Nỗ lực tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến đồng bào DTTS miền núi

Huyện Quan Sơn: Nỗ lực tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến đồng bào DTTS miền núi

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS) giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã và đang tăng cường triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL). Đây là nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, xây dựng ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật cho đồng bào DTTS tại các thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Nghệ An: Chính quyền số phủ sóng nơi bản làng

Nghệ An: Chính quyền số phủ sóng nơi bản làng

Công tác Dân tộc - An Yên - 3 giờ trước
Trong công cuộc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển sản xuất – xã hội theo Tiểu dự án 2, Dự án 10, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025, các cấp chính quyền huyện, xã vùng đồng bào DTTS&MN Nghệ An đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh việc xây dựng chính quyền số, chính quyền điện tử phủ sóng đến các bản làng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân trên địa bàn.
Thuận Châu (Sơn La): Chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng vùng đồng bào DTTS

Thuận Châu (Sơn La): Chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Mai Hương - 3 giờ trước
Trong những năm qua, huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) luôn quan tâm thực hiện tốt các chính sách nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi (DTTS&MN). Trong đó, việc ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu, góp phần giúp đồng bào DTTS có thêm điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
SeABank được vinh danh: Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

SeABank được vinh danh: Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

Kinh tế - Vũ Mừng - 3 giờ trước
Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vinh dự được vinh danh Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 (Best Places To Work 2024) do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.
Yên Sơn (Tuyên Quang): Đa dạng các hình thức giảm nghèo thông tin cho người dân

Yên Sơn (Tuyên Quang): Đa dạng các hình thức giảm nghèo thông tin cho người dân

Kinh tế - Hương Huyền - 3 giờ trước
Được cung cấp thông tin đầy đủ, được lĩnh hội kiến thức, người dân tại huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) đã được giảm nghèo về thông tin. Từ đó, người dân đã có nhiều tư duy thay đổi trong sản xuất, phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, xây dựng nông thôn mới, xoá đói giảm nghèo bền vững.