Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ngân hàng Chính sách Xã hội: Tổng kết Chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Phan Anh - Hữu Trung - 08:34, 07/11/2024

Ngày 6/11, tại Hà Nội, Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) phối hợp với Quỹ Châu Á tổ chức Lễ tổng kết Chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam. Chương trình nằm trong khuôn khổ của Dự án “Dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động - Tài chính toàn diện và tạo quyền năng kinh tế cho người thu nhập thấp và phụ nữ ở Việt Nam” - Giai đoạn II.

Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Hoàng Minh Tế phát biểu tại Lễ tổng kết
Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Hoàng Minh Tế phát biểu tại Lễ tổng kết

Tham dự buổi Lễ, về phía NHCSXH có Phó Tổng Giám đốc Hoàng Minh Tế - Trưởng Ban Quản lý dự án Mobile Banking NHCSXH, Phó Tổng Giám đốc Huỳnh Văn Thuận, cùng đại diện lãnh đạo các Ban chuyên môn nghiệp vụ tại Hội sở chính, Trung tâm Công nghệ Thông tin, Sở giao dịch và các chi nhánh tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thanh Hoá, Sơn La, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Đắk Lắk và Kiên Giang đã thực hiện xuất sắc Chương trình giáo dục số. Về phía Quỹ Châu Á có Phó Trưởng đại diện Filip Graovac.

Từ năm 2019, Quỹ Châu Á đã đồng hành cùng NHCSXH thực hiện dự án “Dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động - Tài chính toàn diện và tạo quyền năng kinh tế cho người thu nhập thấp và phụ nữ ở Việt Nam” với mục tiêu góp phần tăng cường và cải thiện sự tiếp cận tới các dịch vụ tài chính toàn diện cho các hộ nghèo, hộ thu nhập thấp và đối tượng chính sách khác, và đặc biệt là các doanh nghiệp vi mô do phụ nữ điều hành, những đối tượng hiện đang thiếu sự tiếp cận tới các dịch vụ tài chính chính thức. Qua gần 5 năm thực hiện, Dự án đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, trong việc áp dụng triển khai hiệu quả công nghệ số vào hoạt động NHCSXH.

Phó Trưởng đại diện Quỹ Châu Á Filip Graovac phát biểu tại buổi Lễ
Phó Trưởng đại diện Quỹ Châu Á Filip Graovac phát biểu tại buổi Lễ

Đặc biệt, từ năm 2023, trong giai đoạn mở rộng, Quỹ Châu Á đã hỗ trợ NHCSXH thực hiện Chương trình giáo dục số trên điện thoại di động cho khách hàng của NHCSXH. Đây là chương trình tự học bằng hình thức đào tạo trực tuyến thông qua các bài học được cung cấp dưới dạng video trong chuyên mục Giáo dục số của Ứng dụng Quản lý tín dụng chính sách của NHCSXH (Ứng dụng Quản lý tín dụng chính sách được triển khai xây dựng với mục đích hỗ trợ người dùng là cán bộ NHCSXH, cán bộ các tổ chức chính trị - xã hội, Ban đại diện, Hội đồng quản trị NHCSXH, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, Trưởng thôn, cán bộ giảm nghèo của địa phương có thông tin kịp thời và thực hiện hiệu quả hơn các nghiệp vụ trong quy trình cho vay và quản lý tín dụng chính sách).

Phát biểu tại buổi Lễ, Phó Tổng Giám đốc Hoàng Minh Tế, cho biết: Trong chặng đường 22 năm xây dựng và phát triển, NHCSXH đã trở thành một “điểm sáng” trong công tác giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội được Quốc hội, Chính phủ và Nhân dân ghi nhận và đánh giá cao. Đến nay, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đạt 375.848 tỷ đồng; với hơn 6,6 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách đang còn dư nợ, hơn 169 nghìn Tổ tiết kiệm và vay vốn với gần 10.500 Điểm giao dịch xã, phường, thị trấn.

Quang cảnh Lễ tổng kết
Quang cảnh Lễ tổng kết

Những năm qua, NHCSXH đã tiến hành thực hiện các bước đi cần thiết để tăng cường phát triển tài chính toàn diện trong cộng đồng khách hàng của Ngân hàng góp phần vào quá trình thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/01/2020. Việc triển khai Chương trình giáo dục số cho khách hàng của NHCSXH, giúp họ có kiến thức cơ bản về kỹ thuật số, tự tin và có kiến thức bảo vệ an toàn cho bản thân và gia đình trong khi sử dụng các mạng xã hội và Internet. Ngoài ra, Chương trình giáo dục số cũng cung cấp kiến thức bán hàng trực tuyến cơ bản cho các khách hàng có hoạt động sản xuất - kinh doanh và doanh nghiệp siêu nhỏ, giúp họ cải thiện và phát triển hơn nữa hoạt động sản xuất - kinh doanh của bản thân và gia đình.

Chương trình giáo dục số được triển khai thực hiện tại 20 chi nhánh NHCSXH các tỉnh, thành phố, gồm 2 hợp phần đào tạo là Giáo dục số cơ bản (Go Digital) và Giáo dục số nâng cao (Grow Digital), tập trung vào khách hàng của NHCSXH tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhỏ, hoặc đang điều hành/sở hữu các doanh nghiệp nhỏ và đang phát triển trong đó chú trọng tới các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ.

Với Go Digital, gồm 21 bài với các chủ đề: Đào tạo cơ bản - Mạng Internet và ứng dụng di động cơ bản; Đào tạo nâng cao - Bán hàng trực tuyến; Đào tạo phát triển - An toàn sử dụng Internet và 03 bài giảng giáo dục số của NHCSXH với chủ đề, như: Nhận thông tin của NHCSXH từ kênh trực tuyến; Dịch vụ Mobile Banking của NHCSXH; Ứng dụng Quản lý tín dụng chính sách. Kết quả đã có đã có 88.577 học viên hoàn thành chương trình học đạt 123% kế hoạch; trong đó có 55.906 học viên là nữ giới, chiếm trên 63% tổng số học viên; 32.646 học viên là nam, chiếm gần 37%.

Với Grow Digital, gồm 20 bài với các chủ đề: Hiểu biết về tài chính; Quản trị kinh doanh; Kinh doanh trực tuyến và An ninh mạng; Kinh doanh có trách nhiệm. Kết thúc khoá học đã có 13.344 học viên hoàn thành chương trình, đạt 112% chỉ tiêu (12.000).

Phó Trưởng đại diện Quỹ Châu Á Filip Graovac và đại diện Lãnh đạo NHCSXH trao khen thưởng cho các đơn vị và cá nhân có thành tích thực hiện xuất sắc Chương trình giáo dục số
Phó Trưởng đại diện Quỹ Châu Á Filip Graovac và đại diện Lãnh đạo NHCSXH trao khen thưởng cho các đơn vị và cá nhân có thành tích thực hiện xuất sắc Chương trình giáo dục số

Chia sẻ tại buổi lễ, Phó Trưởng đại diện Quỹ Châu Á Filip Graovac đánh giá cao những nỗ lực của NHCSXH trong quá trình giúp người nghèo và các đối tượng chính sách ở các khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa từng bước tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động. Đối với Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng củaNHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương. Quỹ Châu Á hy vọng sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ NHCSXH trong quá trình thực hiện các chương trình hợp tác trong giai đoạn mới.

Tại Lễ tổng kết, các chi nhánh cũng chia sẻ kinh nghiệm trong thực tiễn triển khai chương trình và kết quả triển khai từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm trong hoạt động.

Kết luận buổi Lễ, Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Hoàng Minh Tế cảm ơn sự hỗ trợ và đồng hành của Quỹ Châu Á trong thực hiện các chương trình giáo dục tài chính số cho các khách hàng của NHCSXH. Kết quả, Chương trình là một trong những nội dung góp phần thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện của NHCSXH trong triển khai các chương trình giáo dục tài chính; các biện pháp bảo vệ tiêu dùng tài chính dành cho khách hàng của mình. 

Bên cạnh kết quả và ý nghĩa của Chương trình mang lại, vẫn còn một số khó khăn, như: Trong quá trình tác nghiệp tại cơ sở, chất lượng mạng 3G, 4G tại một số địa bàn chưa ổn định nên công tác tuyên truyền, hướng dẫn cài đặt và đăng ký cho khách hàng tham gia học cũng mất nhiều thời gian, khó khăn. Thời lượng mỗi bài học khá dài (tối thiểu là 10 phút/bài) nên việc học trên điện thoại di động đôi lúc bị gián đoạn khi có cuộc gọi đến hoặc phải xử lý công việc cá nhân khác.

Phó Tổng Giám đốc mong muốn trong thời gian tiếp theo NHCSXH tiếp tục nhận được sự ủng hộ, hợp tác và những ý kiến trao đổi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm của Quỹ Châu Á trong quá trình thực hiện nhiệm vụ hiện đại hóa công nghệ thông tin theo đúng mục tiêu trong chiến lược hoạt động của NHCSXH.

Nhân dịp này, Ban Quản lý dự án đã quyết định khen thưởng cho 11 chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình giáo dục số.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Gia Lai: Đại biểu trẻ đặt nhiều kỳ vọng vào Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Gia Lai: Đại biểu trẻ đặt nhiều kỳ vọng vào Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai, lần thứ IV, năm 2024 sẽ được tổ chức vào ngày 09/11/2024. Là những đại biểu trẻ tuổi lần đầu tiên tham dự Đại hội, đây vừa là niềm vinh dự vừa là trách nhiệm, đại diện cho đồng bào các DTTS tại địa phương gửi gắm niềm tin, kỳ vọng công tác dân tộc của tỉnh sẽ tiếp tục đạt được kết quả cao thông qua việc thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV, góp phần tích cực vào sự phát triển toàn diện của tỉnh.
Thanh Hóa: Phát huy hiệu quả vốn tín dụng chính sách đối với vùng DTTS

Thanh Hóa: Phát huy hiệu quả vốn tín dụng chính sách đối với vùng DTTS

Xã hội - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Vốn tín dụng chính sách đã trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy, góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng DTTS miền núi của Thanh Hóa. Không chỉ giúp người dân cải thiện đời sống, nguồn vốn này còn đóng vai trò là "bệ đỡ" để các huyện miền núi thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.
Quảng Nam phát triển cây dược liệu quy mô lớn

Quảng Nam phát triển cây dược liệu quy mô lớn

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 1 giờ trước
Gần bốn năm trở lại đây, tỉnh Quảng Nam đã linh hoạt lồng ghép nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) với các nguồn vốn khác để phát triển chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp, trọng tâm là phát triển cây dược liệu. Tỉnh Quảng Nam đang phấn đấu trở thành vùng dược liệu đại diện cho khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Vốn hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 1719 ở Văn Quan: Tiếp sức cho người dân vùng khó

Vốn hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 1719 ở Văn Quan: Tiếp sức cho người dân vùng khó

Công tác Dân tộc - Ngọc Hân - 1 giờ trước
Sau 3 năm triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 về Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Dự án 3 - Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Văn Quan (Lạng Sơn) đã được hỗ trợ nguồn lực để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Cà Mau: Tập trung nguồn lực phát triển “ngành công nghiệp không khói”

Cà Mau: Tập trung nguồn lực phát triển “ngành công nghiệp không khói”

Sắc màu 54 - Tào Đạt - Như Tâm - 1 giờ trước
Với hơn 300 năm hình thành và phát triển, Cà Mau là vùng đất địa đầu cực Nam của Tổ quốc - nơi mà mỗi người dân Việt Nam đều muốn được đặt chân đến ít nhất một lần. Nếu như trước kia, đa phần du khách vẫn chỉ xem Cà Mau là một điểm đến trong chuyến hành trình … thì giờ đây, nhờ đa dạng hóa loại hình du lịch, nhất là du lịch trải nghiệm đã thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến Cà Mau.
Thực hiện Dự án 8, Chương trình MTQG 1719 ở Nghệ An: Nâng cao vị thế người phụ nữ

Thực hiện Dự án 8, Chương trình MTQG 1719 ở Nghệ An: Nâng cao vị thế người phụ nữ

Công tác Dân tộc - An Yên - 2 giờ trước
Tập huấn nâng cao năng lực, thành lập tổ nhóm sinh kế, duy trì tổ truyền thông cộng đồng, đối thoại chính sách… đang là những hoạt động trọng tâm của Dự án 8, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn I: từ năm 2021-2025 ở Nghệ An. Những hoạt động này đang góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu về nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em.
Thảo nguyên Suôi Thầu - Miền cổ tích ở Hà Giang

Thảo nguyên Suôi Thầu - Miền cổ tích ở Hà Giang

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 7/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 sẽ tổ chức tại Quảng Trị. Thảo nguyên Suôi Thầu - Miền cổ tích ở Hà Giang. Lập nghiệp từ văn hóa truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật dân gian Khmer - Cần giải pháp hỗ trợ lâu dài

Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật dân gian Khmer - Cần giải pháp hỗ trợ lâu dài

Sắc màu 54 - Thạch Đờ Ni - 6 giờ trước
Từ niềm tự hào với văn hóa truyền thống của dân tộc, nhiều bạn trẻ đã tích cực tham gia vào các đội, nhóm văn nghệ của các chùa Khmer để có một sân chơi thỏa mãn niềm đam mê, đồng thời góp sức phục vụ các dịp lễ hội của phum sóc. Tuy vậy, hoạt động của các đội, nhóm này gặp nhiều khó khăn do lực lượng không ổn định, thiếu kinh phí. Giải quyết “bài toán” này, các đội văn nghệ rất cần được trợ lực về vật chất lẫn tinh thần để chung tay bảo tồn, phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa Khmer.
Quảng Nam chú trọng sắp xếp ổn định dân cư

Quảng Nam chú trọng sắp xếp ổn định dân cư

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 6 giờ trước
Là một trong những tỉnh thường xuyên phải chịu ảnh hưởng do mưa bão, sạt lở, những năm gần đây, các cấp chính quyền tỉnh Quảng Nam đã quan tâm, chú trọng công tác sắp xếp, ổn định dân cư tại các huyện miền núi. Một trong những biện pháp hữu hiệu mà tỉnh Quảng Nam đang triển khai là di dời dân ở những khu vực có nguy cơ sạt lở, bố trí tái định cư cho người dân.
Vĩnh Phúc quan tâm phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Vĩnh Phúc quan tâm phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Giáo dục - Vân Khánh - 6 giờ trước
Xác định công tác giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc luôn quan tâm, chú trọng tới công tác đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng trường học, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học cho đội ngũ giáo viên, học sinh.
Nét đẹp văn hoá các DTTS của tỉnh Vĩnh Phúc được quảng bá rộng rãi tới du khách

Nét đẹp văn hoá các DTTS của tỉnh Vĩnh Phúc được quảng bá rộng rãi tới du khách

Công tác Dân tộc - Cam Phúc - 6 giờ trước
Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc, Lần thứ XI, năm 2024 vừa được tổ chức tại tỉnh Lạng Sơn. Nhiều nghệ nhân, đồng bào DTTS của tỉnh Vĩnh Phúc đã để lại những dấu ấn đậm nét đối với du khách trong và ngoài nước về nét đẹp văn hoá các DTTS.
Ninh Thuận: Đồng bào DTTS thay đổi nếp nghĩ, cách làm nâng cao chất lượng cuộc sống

Ninh Thuận: Đồng bào DTTS thay đổi nếp nghĩ, cách làm nâng cao chất lượng cuộc sống

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 6 giờ trước
Triển khai Dự án 8 Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động hội viên thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, nâng cao chất lượng cuộc sống, đem lại hiệu quả thiết thực.