Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nét đẹp văn hóa của người Chăm Bàni trong tháng Ramưvan

Bá Minh Truyền - 21:37, 27/02/2025

Trong tháng Ramưvan, cộng đồng Chăm Bini hướng về cội nguồn thực hiện các nghi lễ tảo mộ, cúng cơm cho tổ tiên. Đây là dịp để gia đình sum họp, cùng nhau chung vui và thưởng thức các món ăn truyền thống. Nét đẹp trong bản sắc văn hoá đã được cộng đồng Chăm gìn giữ và phát huy từ bao đời nay.

Không khí tảo mộ của cộng đồng Chăm Bini. Ảnh: Đổng Thành Danh
Không khí tảo mộ của cộng đồng Chăm Bini. Ảnh: Đổng Thành Danh

Phong tục tảo mộ

Trước khi bước vào tháng Ramưvan, các gia đình người Chăm Bini tổ chức đi thăm viếng các nghĩa trang của dòng tộc. Họ mang theo các lễ vật như bánh ngọt, trái cây, trầu cau để thực hiện nghi lễ tảo mộ và rước ông bà, tổ tiên về nhà. Cuộc sống các làng Chăm Bàni nhộn nhịp hơn thường ngày, những người phụ nữ trong bộ trang phục truyền thống, quấn khăn brem mang những cái chiết (giỏ đan bằng tre) đựng lễ vật đi tảo mộ. Các nghĩa trang được dọn dẹp cỏ, vệ sinh sạch sẽ, tu chỉnh những dãy hàng đá ngay ngắn. Chức sắc Acar, người thân trong gia đình rắc nước thánh, bôi dầu thơm vào các hàng dãy đá là những phần mộ của tổ tiên để khấn mời những người đã khuất về với con cháu trong tháng Ramưvan. Qua đó, con cháu khấn cầu ông bà, tổ tiên phù hộ độ trì, cầu cho mùa màng tươi tốt, gia đình được an lành.

Dâng cơm cho tổ tiên

Vào tháng Ramưvan, không gian sinh hoạt của người Chăm Bàni có sự thay đổi so với ngày thường. Tại gian phòng khách, gia đình sắp đặt một cái tấm phản, trải chiếu lên và đặt gối nằm, cơi trầu, ấm trà, bánh ngọt và trái cây. Người Chăm quan niệm rằng, tổ tiên có một không gian thiêng để nghỉ ngơi và hưởng lễ vật con cháu dâng cúng. Nghi lễ dâng cơm của người Chăm khá đơn giản, ẩm thực sử dụng trong nghi lễ là các món ăn truyền thống gồm có các món chay và món mặn. Mỗi một người thân đã khuất đều được dâng cúng một mâm món chay và một mâm món mặn.

Không gian thiêng và lễ vật dâng cúng trong tháng Ramưvan. Tác giả_ Thành Thị Hồng Cẩm
Không gian thiêng và lễ vật dâng cúng trong tháng Ramưvan. Ảnh: Thành Thị Hồng Cẩm

Các món chay có xôi, chè, chuối, bánh ít và bánh sakaya. Các món mặn có cơm, canh gà và thịt gà luộc. Tuỳ theo gia đình có thể bổ sung nhiều món ăn khác nhau. Thời gian dâng cơm nhanh hay chậm phụ thuộc vào số lượng mâm cúng của gia đình. Những gia đình có nhiều thành viên đã qua đời nhiều thì thời gian dâng cơm kéo dài và ngược lại. Mỗi khi dâng mâm lễ, con cháu quấn khăn ngang lưng, chắp tay trên đầu và cầu xin tổ tiên những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Người Chăm có niềm tin, con cháu thờ phụng tổ tiên thì tổ tiên sẽ luôn phù hộ con cháu gặp nhiều may mắn. Lễ dâng cơm kết thúc, chức sắc đốt trầm và cầu nguyện bình an cho gia đình. Sau đó, các thành viên trong gia đình cùng nhau dùng bữa cơm cộng cảm và chúc tụng nhau làm ăn phát đạt, gia đình hạnh phúc.

Đồng bào Chăm dâng cơm cho tổ tiên. Ảnh: Thành Thị Hồng Cẩm
Đồng bào Chăm dâng cơm cho tổ tiên. Ảnh: Thành Thị Hồng Cẩm

Chức sắc Acar thực hành chay tịnh trong thánh đường (Sang magik)

Các chức sắc Acar là tầng lớp lãnh đạo tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng Chăm Bàni (có cách gọi khác là Bini). Họ được phân chia thành nhiều cấp bậc từ phẩm hàm Acar, Madin, Katip, Imam và Po Gru là hàng giáo phẩm cao nhất. Bước vào tháng Ramưvan, các chức sắc làm nghi thức tẩy thể cho thanh sạch cơ thể để vào thánh đường thực hành chay tịnh trong suốt một tháng Ramưvan.

Trong ba ngày đầu tiên tại thánh đường, các chức sắc Acar phải giữ giới luật nghiêm và thực hiện nhiều kiêng cữ như không được phép ăn uống khi mặt trời chưa lặn, không lao động nặng, không về nhà thăm gia đình. Ngoài ra, trong 15 ngày, các chức sắc đang thực hành chay tịnh, gia đình không được phép sát sinh, giữ hòa thuận với nhau. Bước qua ngày thứ 16, cuộc sống gia đình mới trở lại bình thường. Người thân thay phiên nhau, đội mâm cơm đến thánh đường cho chức sắc dùng bữa. Các tín đồ mang trầu cau đến thăm viếng các thánh đường, nhân dịp Ramưvan các chức sắc nhận cúng dường bằng gạo, biếu lễ tiền mặt từ những tín đồ và người thân trong gia đình.

Người Chăm Bàni viếng thăm nghĩa trang dòng tộc. Ảnh: Thành Thị Hồng Cẩm
Người Chăm Bàni viếng thăm nghĩa trang dòng tộc. Ảnh: Thành Thị Hồng Cẩm

Tháng Ramưvan là một nét sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm Bàni, nhắc nhở con cháu hướng về cội nguồn thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”. Các chức sắc thực hành chay tịnh tại thánh đường, chỉ ăn uống khi mặt trời lặn. Bên cạnh việc hướng dẫn tín đồ dâng lễ, đây là dịp để các chức sắc trau dồi kinh kệ, thực hành tu tập cùng với Po Gru (Sư cả). Mùa lễ hội Ramưvan là dịp trải nghiệm những nét văn hoá, phong tục tốt đẹp của cộng đồng Chăm Bàni.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lễ cúng bản của đồng bào Khơ Mú

Lễ cúng bản của đồng bào Khơ Mú

Lễ cúng bản là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng của dân tộc Khơ Mú ở xã Huổi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Lễ cúng bản thường được tổ chức vào đầu năm hoặc sau mỗi mùa vụ để cầu mong bình an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và bản làng yên ổn. Đây không chỉ là một nghi lễ tâm linh mà còn là dịp để cộng đồng gắn kết, thể hiện lòng biết ơn với thần linh và tổ tiên.
Tin nổi bật trang chủ
Phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (Đề án).
Góp phần đưa các giá trị của Áo dài sớm được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Góp phần đưa các giá trị của Áo dài sớm được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Bản sắc và hội nhập - Minh Nhật - 1 giờ trước
Với chủ đề "Hương sắc Việt Nam", Chương trình trình diễn Áo dài nghệ thuật do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức nhằm góp phần tôn vinh giá trị của Áo dài - Bộ quốc phục trong đời sống, văn hóa, xã hội, đồng thời khơi dậy tình yêu, niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn, phát huy giá trị di sản Áo dài và quảng bá hình ảnh, văn hóa, đất nước, con người Việt Nam nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng đến đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế.
TP. Cần Thơ có 32 xã, phường sau khi sáp nhập với Sóc Trăng và Hậu Giang

TP. Cần Thơ có 32 xã, phường sau khi sáp nhập với Sóc Trăng và Hậu Giang

Tin tức - Tào Đạt - 2 giờ trước
Chiều 14/4, Sở Nội vụ TP. Cần Thơ có thông báo về việc cung cấp thông tin sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh.
Bình Định: Phát triển du lịch cộng đồng tại 4 địa điểm trong năm 2025

Bình Định: Phát triển du lịch cộng đồng tại 4 địa điểm trong năm 2025

Du lịch - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch về thực hiện đề án phát triển du lịch cộng đồng tại 4 địa điểm trên địa bàn tỉnh.
Sẽ diễn ra nhiều sự kiện tại Đại lễ Vesak 2025

Sẽ diễn ra nhiều sự kiện tại Đại lễ Vesak 2025

Dân tộc - Tôn giáo - Thúy Hồng - 2 giờ trước
Đại lễ do Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp cùng Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc (ICDV) tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 6 - 8/5/2025, tại Học viện Phật giáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh.
Hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại Trung Quốc góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho quan hệ song phương

Hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại Trung Quốc góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho quan hệ song phương

Thời sự - PV - 23:05, 14/04/2025
Về hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại Trung Quốc thời gian qua, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc đã trở thành một trụ cột quan trọng, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của quan hệ song phương.
Đêm hội “Âm vang đại ngàn”

Đêm hội “Âm vang đại ngàn”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 14/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm hội “Âm vang đại ngàn”. Chùa Linh Ứng Sơn Trà. 45 năm tận tụy giữ rừng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Việt Nam nhất quán coi phát triển quan hệ với Trung Quốc là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược

Việt Nam nhất quán coi phát triển quan hệ với Trung Quốc là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược

Thời sự - PV - 22:55, 14/04/2025
Ngày 14/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc

Thời sự - PV - 22:45, 14/04/2025
Chiều 14/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, ngay sau Lễ đón chính thức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiến hành hội đàm với đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Thủ tướng: Sớm trình Bộ Chính trị Đề án phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Sớm trình Bộ Chính trị Đề án phát triển kinh tế tư nhân

Thời sự - PV - 20:20, 14/04/2025
Chiều 14/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo để tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Kiên Giang: Hỗ trợ kinh phí cho 9 học sinh Campuchia

Kiên Giang: Hỗ trợ kinh phí cho 9 học sinh Campuchia

Nhịp cầu nhân ái - Tào Đạt - 19:40, 14/04/2025
Ngày 14/4, Đồn Biên phòng Phú Mỹ (Bộ đội Biên phòng Kiên Giang) phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang đã trao kinh phí hỗ trợ từ Chương trình “Nâng bước em tới trường” cho 9 học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Kampong Trach, tỉnh Kampot (Vương quốc Campuchia).
Đêm hội “Âm vang đại ngàn”

Đêm hội “Âm vang đại ngàn”

Media - BDT - 19:38, 14/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 14/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm hội “Âm vang đại ngàn”. Chùa Linh Ứng Sơn Trà. 45 năm tận tụy giữ rừng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.