Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới

Mai Hương - 07:30, 13/11/2024

Thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đảng, ngày 30/10/2024, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.

Tín dụng chính sách xã hội đã trở thành một “điểm sáng”, là một “trụ cột” trong hệ thống chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, đặc biệt là người nghèo và đối tượng yếu thế trong xã hội
Tín dụng chính sách xã hội đã trở thành một “điểm sáng”, là một “trụ cột” trong hệ thống chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, đặc biệt là người nghèo và đối tượng yếu thế trong xã hội

Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư khoá XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, công tác tín dụng chính sách xã hội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhận thức của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trân Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên và Nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của tín dụng chính sách xã hội được nâng lên, tạo sự thống nhất trong hành động, qua đó huy động và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội.

Pháp luật và cơ chế, chính sách về tín dụng chính sách xã hội được hoàn thiện theo hướng đồng bộ hơn, tạo thuận lợi hơn cho hoạt động của tín dụng chính sách xã hội, nhất là chính sách tín dụng ưu đãi đã được ban hành kịp thời, để hỗ trợ cho các đối tượng gặp khó khăn do dịch Covid-19. Nguồn vốn chính sách xã hội có sự tăng trưởng vượt bậc với tốc độ tăng trưởng ổn định qua các năm, đặc biệt 100% địa phương cấp tỉnh, cấp huyện đã quan tâm cân đối, bố trí một phần ngân sách địa phương uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH), để bổ sung nguồn vốn cho vay. Nguồn vốn chính sách xã hội được triển khai đến 100% xã, phường, thị trấn trong cả nước. Chất lượng tín dụng chính sách xã hội được nâng cao, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh được duy trì ở mức thấp. MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đã tăng cường công tác tuyên truyền, giám sát, phản biện xã hội trong thực hiện tín dụng chính sách xã hội; thực hiện tốt các hoạt động nhận uỷ thác. Mô hình và phương thức hoạt động của NHCSXH được khẳng định và ngày càng được củng cố.

Tín dụng chính sách xã hội đã góp phần thực hiện hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội; góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững, xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng, miền; bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, xã hội; đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, qua đó ngày càng củng cố lòng tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Đây là “điểm sáng”, một trong những “trụ cột” của hệ thống các chính sách an sinh xã hội, minh chứng thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Bên cạnh các kết quả đã đạt được, công tác tín dụng chính sách xã hội còn một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc: Nguồn vốn chưa thực sự đa dạng; chưa đáp ứng nhu cầu thực tế; vốn uỷ thác tại một số địa phương, nguồn vốn có nguồn gốc từ thiện và các nguồn vốn hợp pháp khác chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Hiệu quả tín dụng ở một số vùng, địa phương còn thấp, tỷ lệ nợ quá hạn cao. Quy mô đầu tư còn nhỏ lẻ, mang tính hộ gia đình, chưa gắn kết với mô hình, dự án liên kết theo chuỗi, thiếu sự hỗ trợ đầu ra ổn định, bền vững. Việc chuyển đổi số của NHCSXH còn hạn chế.

Những hạn chế, khó khăn, vướng mắc nêu trên do những nguyên nhân chủ yếu, như: Nhận thức của một số cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền địa phương, cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò của tín dụng chính sách xã hội chưa đầy đủ; chưa quan tâm đúng mức đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện. Công tác phối hợp trong xây dựng, ban hành và thực hiện chính sách chưa thực sự chặt chẽ; chưa gắn kết giữa mục tiêu với khả năng đáp ứng nguồn lực tài chính. Cơ chế chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất trong việc phối hợp, lồng ghép các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với hoạt động tín dụng chính sách xã hội còn thiếu đồng bộ; một số chính sách áp dụng chung trên toàn quốc chưa phù hợp với từng loại đối tượng, vùng, miền; chưa có quy định cụ thể về tỷ lệ và nguyên tắc xác định nguồn vốn chủ đạo, phù hợp với đặc thù tín dụng chính sách xã hội; cơ chế, chính sách chưa thực sự phù hợp để NHCSXH tiếp cận nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của Chính phủ. Nguồn lực của Nhà nước có hạn, trong khi phải thực hiện đồng thời nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Hạn mức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh khống chế tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ trái phiếu đến hạn hằng năm. Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, nhất là của dịch Covid-19.

Bối cảnh tình hình mới, nhất là những tác động phức tạp, khó lường của các vấn đề an ninh truyền thống, an ninh phi truyền thống cùng với quyết tâm đạt được mục tiêu trở thành nước xã hội chủ nghĩa có thu nhập trung bình cao vào năm 2030, thu nhập cao vào năm 2045 đang đặt ra yêu cầu nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội. Ban Bí thư yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như:

Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức về vị trí, vai trò của tín dụng chính sách xã hội;

Nâng cao vai trò của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội đối với tín dụng chính sách xã hội; hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách tín dụng chính sách xã hội theo hướng bao trùm, bền vững; đặt trong tổng thể thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026 - 2030, Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2030 và các chương trình mục tiêu quốc gia.

Ưu tiên tập trung nguồn lực, đa dạng hoá các kênh huy động vốn để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội, bảo đảm nguồn vốn hoạt động được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm cho NHCSXH, trong đó nguồn ngân sách nhà nước và có tính chất ngân sách nhà nước là chủ đạo, nguồn uỷ thác từ các địa phương là quan trọng, đồng thời tăng cường huy động sự đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế.

Phấn đấu đến năm 2030, nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí cho NHCSXH chiếm 30% tổng nguồn vốn. Nâng hạn mức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh cho NHCSXH, phấn đấu đến năm 2030 nguồn vốn này chiếm 30% tổng nguồn vốn. Có cơ chế, chính sách, để NHCSXH được tiếp nhận nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của Chính phủ. Các địa phương tiếp tục quan tâm, bố trí kịp thời ngân sách địa phương uỷ thác sang NHCSXH, phấn đấu hằng năm chiếm khoảng 15 - 20% tăng trưởng dư nợ tín dụng chung của NHCSXH và đến năm 2030 chiếm 15% tổng nguồn vốn.

Tiếp tục duy trì số dư tiền gửi bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng Nhà nước tại NHCSXH. Có cơ chế linh hoạt để huy động các nguồn lực khác ngoài ngân sách nhà nước. Tăng cường huy động vốn từ tiền gửi, tiền vay, tiền tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; đẩy mạnh vận động đóng góp vào Quỹ "Vì người nghèo" để bổ sung nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội.

Phát triển NHCSXH là định chế tài chính công, có khả năng tự chủ, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước, tập trung vào những lĩnh vực mà các tổ chức tài chính hoạt động theo nguyên tắc thị trường không thể đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng được một phần.

Nghiên cứu cơ chế, chính sách cụ thể để khuyến khích mạnh mẽ mô hình tín dụng chính sách, nhất là sự tham gia của cộng đồng, các doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp không vì mục tiêu lợi nhuận; khuyến khích phát triển các nền tảng số cho tín dụng chính sách, kiểm soát tín dụng đen một cách hiệu quả…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 góp phần thu hẹp dần khoảng cách về mức sống cho người dân huyện Tương Dương

Chương trình MTQG 1719 góp phần thu hẹp dần khoảng cách về mức sống cho người dân huyện Tương Dương

Trao đổi với Báo Dân tộc và Phát triển về kết quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, Chủ tịch UBND huyện Tương Dương (Nghệ An) Đinh Hồng Vinh khẳng định: Chương trình đã góp phần thay đổi tích cực đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào vùng DTTS và miền núi. Nhìn chung, các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình cơ bản đã đạt so với kế hoạch đề ra.
Tin nổi bật trang chủ
Chuyển đổi số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Ninh: Góp phần đạt mục tiêu mô hình mẫu toàn diện cấp tỉnh (Bài 2)

Chuyển đổi số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Ninh: Góp phần đạt mục tiêu mô hình mẫu toàn diện cấp tỉnh (Bài 2)

Khoa học - Công nghệ - Mỹ Dung - Hà Nhi - 4 phút trước
Xác định là xu thế phát triển tất yếu, Quảng Ninh đã tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS) một cách toàn diện, hiệu quả. Chuyển đổi số không chỉ dừng lại ở các cấp, các ngành mà đang ngày càng lan tỏa rộng rãi tới từng bản, làng, thôn, xóm, từ miền núi cao đến hải đảo xa xôi, từng bước giúp người dân làm chủ công nghệ, thu hẹp khoảng cách số giữa khu vực nông thôn, miền núi với thành thị.
Thanh Hóa: Người có uy tín-Những

Thanh Hóa: Người có uy tín-Những "cánh chim đầu đàn" góp sức xây dựng quê hương

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 4 phút trước
Tại các địa phương vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi tỉnh Thanh Hóa, Người có uy tín đang tiếp tục thể hiện vai trò là cầu nối giữa chính quyền và Nhân dân, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động khuyến khích đồng bào chấp hành tốt các chính sách, pháp luật, đoàn kết xây dựng quê hương. Được chính quyền ghi nhận và quan tâm chăm lo đầy đủ chính sách, Nhân dân tôn trọng lắng nghe ý kiến, những Người có uy tín càng thể hiện vai trò “cánh chim đầu đàn” trong xây dựng và phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Họp báo thông tin về Chương trình Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường lần thứ nhất

Họp báo thông tin về Chương trình Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường lần thứ nhất

Tin tức - Hà Minh Hưng - 7 phút trước
Sáng nay (14/11), UBND huyện Tam Đường tổ chức Họp báo thông tin về chương trình Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường lần thứ nhất, năm 2024. Ông Vũ Xuân Thịnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Đường chủ trì buổi Họp báo.
Na Hang với công tác giảm thiểu tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS

Na Hang với công tác giảm thiểu tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Huyền Khánh - 8 phút trước
Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là những hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở vùng DTTS. Để ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn vùng đồng bào DTTS tại các xã vùng sâu, vùng xa, huyện Na Hang (tỉnh Tuyên Quang) đã triển khai nhiều giải pháp.
Tỷ lệ tảo hôn ở Cao Bằng giảm mạnh

Tỷ lệ tảo hôn ở Cao Bằng giảm mạnh

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 13 phút trước
Báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng cho biết, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh phát sinh 76 trường hợp tảo hôn, không xảy ra tình trạng hôn nhân cận huyết thống. Trong đó, các trường hợp tảo hôn chủ yếu xảy ra tại huyện: Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hà Quảng, Hạ Lang và Hòa An. Theo thống kê, tỷ lệ tảo hôn giảm 13,6% so cùng kỳ năm 2023.
Đánh thức tiềm năng Phja Oắc - Phja Đén

Đánh thức tiềm năng Phja Oắc - Phja Đén

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Gần 1,7 triệu sản phẩm tranh tài truyền thông về "Rẻo cao hạnh phúc". Đánh thức tiềm năng Phja Oắc - Phja Đén . Thương nhớ màu chàm. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Mở rộng phạm vi bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ

Kon Tum: Mở rộng phạm vi bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ

Sản phẩm - Thị trường - Ngọc Chí - 14 phút trước
UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Quyết định phê duyệt Dự án mở rộng phạm vi bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI

Khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI

Sắc màu 54 - Tào Đạt - 14 phút trước
Tối 13/11, tại Quảng trường Bạch Đằng, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024, với chủ đề “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, Hội nhập và phát triển”.
Dân ca

Dân ca "Páo Dung" trước nguy cơ mai một

Sắc màu 54 - Vàng Ni - 19 phút trước
Với mong muốn phát huy giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa DTTS trong bối cảnh hiện đại, Dự án “Tỏa” với tọa đàm “Ru dương” do các bạn sinh viên dân tộc Dao tổ chức góp phần bảo tồn và lan tỏa những nét đẹp văn hóa dân tộc Dao.
Hội thi trình diễn nghệ thuật Khèn Mông huyện Bắc Hà lần thứ 3 sẽ được tổ chức trong tháng 12

Hội thi trình diễn nghệ thuật Khèn Mông huyện Bắc Hà lần thứ 3 sẽ được tổ chức trong tháng 12

Sắc màu 54 - Trọng Bảo - 22 phút trước
Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cây Khèn Mông, ngày 7/12/2024 huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai sẽ tổ chức Hội thi trình diễn nghệ thuật Khèn Mông huyện Bắc Hà lần thứ 3. Đây cũng là một trong những hoạt động tiêu biểu nằm trong chuỗi sự kiện của Festival cao nguyên trắng Bắc Hà với chủ đề "Nghiêng say mùa Đông".
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Khoa học - Công nghệ - PV - 24 phút trước
Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture”, hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.