Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Mongol Biyelgee - Điệu múa dân gian truyền thống của người Mông Cổ

Yến Nhi (Biên dịch T/h) - 15:44, 02/12/2021

Mongol Biyelgee bắt nguồn từ lối sống du mục và được coi là tiền thân ban đầu của các điệu múa dân tộc Mông Cổ.

Điệu múa dân tộc Mông Cổ. Ảnh: Mongolian.
Điệu múa truyền thống của người Mông Cổ. Ảnh: Mongolian.

Mongol Biyelgee hay còn gọi là múa dân gian truyền thống Mông Cổ được biểu diễn bởi các vũ công đến từ các dân tộc khác nhau ở các tỉnh Khovd và Uvs của Mông Cổ.

Các điệu múa này nhấn mạnh vào sự chuyển động khoáng đạt của cánh tay và sự phối hợp nhịp nhàng giữa cổ tay và vai. Các cử động tay, vai và chân cũng thể hiện các khía cạnh khác nhau trong lối sống của người Mông Cổ như: Lao động gia đình, phong tục, truyền thống, cũng như các đặc điểm tâm linh gắn liền với các nhóm dân tộc khác nhau.

Mông Cổ được biết đến là một dân tộc rất gần gũi với loài ngựa của vùng thảo nguyên, do đó không ngạc nhiên khi trong vũ điệu truyền thống của những người dân du mục này có rất nhiều động tác mô phỏng hoạt động của loài ngựa. Những động tác như ngựa phi nước đại, ngựa chồm lên, hay cưỡi ngựa, cũng như phong cách sống du mục, tất cả đều là nguồn cảm hứng cho những vũ điệu đầy ấn tượng. Ngoài ra người dân Mông Cổ cũng rất sùng bái chim ưng, động tác dang rộng cánh tay trong những điệu múa chính là phỏng theo động tác dũng mãnh của chim ưng giang cánh trên bầu trời bao la.

Lòng hiếu khách đặc biệt quan trọng đối với người Mông Cổ, được thể hiện nổi bật trong những điệu múa của họ. Những chiếc bát, ly rượu và cả bó đũa được sử dụng như những đạo cụ đặc trưng trong các tiết mục. Các điệu múa Mông Cổ mang đến cho khán giả sự sôi nổi, tràn đầy năng lượng và sự hăng hái.

Biyelgee, đã được UNESCO công nhận là Tài sản văn hóa phi vật thể. Ảnh: Chinadaily.
Biyelgee, đã được UNESCO công nhận là Tài sản văn hóa phi vật thể. Ảnh: Chinadaily.

Các vũ công Biyelgee thường mặc quần áo và đeo đồ trang sức bằng vàng và bạc đặc trưng cho nhóm dân tộc của họ.

Các điệu múa đóng một vai trò quan trọng trong các sự kiện gia đình và cộng đồng của người Mông Cổ như lễ tết, kỷ niệm, đám cưới,... Biyelgee giúp người Mông Cổ thể hiện bản sắc dân tộc riêng biệt và thúc đẩy sự đoàn kết cộng đồng, sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc Mông Cổ khác nhau. Mongol Biyelgee được truyền sang thế hệ trẻ thông qua gia đình, dòng tộc hoặc khu phố. Ngày nay, phần lớn những người truyền bá vũ điệu Biyelgee là người cao tuổi, và số lượng càng ngày càng giảm dần.

Vào tháng 7 năm 2013, có 5204 người biểu diễn Biyelgee mặc trang phục truyền thống của Mông Cổ đã được ghi vào kỷ lục Guinness thế giới. Sự kiện này đã thu hút những người biểu diễn đến từ hơn 10 nhóm dân tộc khác nhau bao gồm Zakhchin, Bayad, Torguud, Kazakh, Buryat, Uuld, Khoton, Uriankhai và Durvud.

Sự hội tụ đầy màu sắc và độc đáo này là sự thể hiện của lịch sử, truyền thống và nền văn hóa hàng thế kỷ, thể hiện trong nghệ thuật chuyển động cơ thể linh hoạt. Người biểu diễn lớn tuổi nhất của sự kiện là một cụ bà 82 tuổi và người trẻ nhất là một cậu bé 3 tuổi.

Năm 2009, điệu múa dân gian truyền thống của Mông Cổ, Biyelgee, đã được UNESCO công nhận là Tài sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp do số lượng người biểu diễn duy trì nét đặc biệt của điệu múa ở dạng nguyên bản đã giảm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Đối diện "rớt" chuẩn và "lỗi hẹn" về đích NTM (Bài 2)

Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Đối diện "rớt" chuẩn và "lỗi hẹn" về đích NTM (Bài 2)

Tuy đã có nhiều nỗ lực, song công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) tại Gia Lai vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Đặc biệt, các tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021 - 2025 được điều chỉnh theo hướng nâng cao nên các địa phương gặp khó trong quá trình triển khai thực hiện. Do đời sống kinh tế-xã hội phát triển chưa thực sự bền vững, nhiều xã NTM trên địa bàn đang đứng trước nguy cơ “rớt chuẩn”các tiêu chí NTM và "lỗi hẹn" về tiến độ hoàn thành xây dựng NTM.
Tin nổi bật trang chủ
Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Đối diện "rớt" chuẩn và "lỗi hẹn" về đích NTM (Bài 2)

Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Đối diện "rớt" chuẩn và "lỗi hẹn" về đích NTM (Bài 2)

Tuy đã có nhiều nỗ lực, song công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) tại Gia Lai vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Đặc biệt, các tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021 - 2025 được điều chỉnh theo hướng nâng cao nên các địa phương gặp khó trong quá trình triển khai thực hiện. Do đời sống kinh tế-xã hội phát triển chưa thực sự bền vững, nhiều xã NTM trên địa bàn đang đứng trước nguy cơ “rớt chuẩn”các tiêu chí NTM và "lỗi hẹn" về tiến độ hoàn thành xây dựng NTM.
Các địa phương long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Các địa phương long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Thời sự - Ngọc Ánh - 09:26, 18/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, là biểu trưng của lòng thành kính, sự tri ân của Nhân dân ta với công đức các Vua Hùng - những người có công dựng nước. Hiện nay, cả nước có hơn 1.400 di tích thờ Vua Hùng và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương. Trong những ngày này, nhiều địa phương trong cả nước đã và đang long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 với nhiều nghi thức hoạt động trang nghiêm và phong phú.
Hé lộ “thủ phủ tiệc cưới” phong cách hoàng gia sang xịn bậc nhất Việt Nam

Hé lộ “thủ phủ tiệc cưới” phong cách hoàng gia sang xịn bậc nhất Việt Nam

Xã hội - PV - 09:22, 18/04/2024
Không chỉ đáp ứng nhu cầu về không gian rộng lớn, cảnh quan ấn tượng, Vinhomes Royal Island với những tiện ích sang trọng hàng đầu, còn mang tới những lễ cưới đẳng cấp, tinh tế theo phong cách hoàng gia chưa từng có tại Việt Nam.
Bắc Giang: Tổ chức tập huấn cho Trưởng nhóm Người có uy tín

Bắc Giang: Tổ chức tập huấn cho Trưởng nhóm Người có uy tín

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 09:21, 18/04/2024
Tại Tp. Bắc Giang, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu cho 82 đại biểu là Trưởng nhóm Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ mái đá ngườm lần thứ 5

Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ mái đá ngườm lần thứ 5

Xã hội - Nguyễn Đình Hưng - 09:19, 18/04/2024
Vừa qua, tại UBND xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, đã diễn Hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ Mái đá Ngườm lần thứ 5. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo UBND huyện Võ Nhai, đại diện Công an tỉnh, lãnh đạo Viện Khảo cổ học Việt Nam, đại biểu Cục Di sản văn hóa, Bảo tàng Địa chất Việt Nam, Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên, các nhà khoa học, các nhà quản lý văn hóa.
Kon Tum: Đề xuất xử lý 15 cán bộ liên quan vụ hơn 25 ha rừng chết do Thủy điện Thượng Kon Tum tích nước

Kon Tum: Đề xuất xử lý 15 cán bộ liên quan vụ hơn 25 ha rừng chết do Thủy điện Thượng Kon Tum tích nước

Pháp luật - Ngọc Chí - 09:16, 18/04/2024
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Kon Tum đã có báo cáo gửi UBND tỉnh về việc đề xuất hướng xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc Thủy điện Thượng Kon Tum tích nước khiến hơn 25 ha rừng bị chết.
Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Dân tộc Lào hiện có khoảng 13.000 người, sinh sống chủ yếu tại các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai bằng nghề trồng lúa nước, chăn nuôi, đan lát, dệt thổ cẩm... Hiện nay, đồng bào vẫn bảo tồn nguyên vẹn nét văn hóa truyền thống đặc trưng, trong đó có Lễ hội Té nước (Bun Vốc Nậm).
Kết nối doanh nghiệp Ấn Độ và Tây Nguyên

Kết nối doanh nghiệp Ấn Độ và Tây Nguyên

Tin tức - Hoàng Thùy - 09:15, 18/04/2024
Ngày 17/4, UBND tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị Doanh nghiệp và Đầu tư giữa Ấn Độ và Tây Nguyên. Ông Nguyễn Thiên Văn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk; ông Madan Mohan Sethi - Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh đồng chủ trì Hội nghị.
Đắk Lắk: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp

Đắk Lắk: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp

Công tác Dân tộc - Lê Hường - Ngọc Lân - 09:12, 18/04/2024
Ngày 17/4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc lớp Bồi dưỡng kiến thức dân tộc năm 2024 cho đội ngũ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thường xuyên tiếp xúc, làm việc với đồng bào DTTS.
Đăk Tô (Kon Tum): Đốt rẫy cháy lan làm thiệt hại gần 9 ha rừng sản xuất

Đăk Tô (Kon Tum): Đốt rẫy cháy lan làm thiệt hại gần 9 ha rừng sản xuất

Tin tức - Ngọc Chí - 09:11, 18/04/2024
Ngày 17/4, lực lượng chức năng của huyện Đăk Tô (Kon Tum) phối với chính quyền địa xã Ngọc Tụ tiến hành kiểm tra hiện trường, đánh giá thiệt hại vụ cháy rừng xảy ra ngày 16/4 tại Tiểu khu 286, xã Ngọc Tụ.
Trao 16 giải sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trao 16 giải sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 09:09, 18/04/2024
Ngày 17/4, Cục Văn hóa Cơ sở, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức trao giải cuộc thi sáng tác Tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024) - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khởi công công trình tôn tạo Di tích Khu Trung tâm đề kháng Him Lam, lễ gắn biển đường Phạm Văn Đồng

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khởi công công trình tôn tạo Di tích Khu Trung tâm đề kháng Him Lam, lễ gắn biển đường Phạm Văn Đồng

Thời sự - PV - 19:00, 17/04/2024
Chiều 17/4, tiếp tục chương trình công tác tại Điện Biên, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công công trình bảo tồn, tôn tạo Di tích Khu Trung tâm đề kháng Him Lam, thuộc Di tích Quốc gia đặc biệt Điện Biên Phủ; Lễ gắn biển tuyến đường mang tên cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và tuyến đường mang tên Anh hùng Nguyễn Ngọc Bảo tại Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.