Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Mơ về thương hiệu cam K4…

PV - 11:20, 15/05/2018

K4-vùng đồi thuộc thôn Long Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng( Quảng Trị ), từng là căn cứ kháng chiến của quân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Sau ngày hòa bình, người dân địa phương đã đánh đổi nhiều công sức, nước mắt và cả máu để khai phá, biến thành vùng đất màu mỡ để phát triển kinh tế. Từ bời bời cỏ dại, rắn rít và đạn bom, K4 bây giờ đã thật sự đã hồi sinh mạnh mẽ và từng ngày mang lại no ấm cho người dân…

Đất không phụ người

Từ sau ngày hòa bình, nhiều gia đình ở vùng đồng bằng xã Hải Phú đã cơm đùm mắm muối, phạt rừng tìm về K4 để khai phá. Ròng rã mấy chục năm bám trụ, cải tạo từng mét đất đầy đá sỏi, họ khắc trong mình niềm tin mãnh liệt rằng, rồi đất sẽ hồi sinh… Và bây giờ đất K4 khắc nghiệt đã và đang mang lại những mùa no ấm.

Cam K4 đã mang lại hiệu quả kinh tế cao trên vùng đất đồi cằn cỗi. Cam K4 đã mang lại hiệu quả kinh tế cao trên vùng đất đồi cằn cỗi.

Dẫn chúng tôi thăm K4-được xem “thánh địa” cây cam ở Quảng Trị, ông Nguyễn Nhạc, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Phú cứ xuýt xoa mãi về nghị lực và sự kiên trì của những người nông dân địa phương mình khi cố bám trụ trên vùng đất sỏi đá này. “Chính sự cần cù, nhẫn nại của những người nông dân ở vùng đồi K4 đã trực tiếp làm đất hồi sinh, cho quả ngọt lành. Anh nhìn đấy, toàn bộ khu triền đồi bên khe suối này giờ đã là bạt ngàn cây cam, đồi chè và nhiều loại cây ăn quả, hoa màu khác… Người lạc quan nhất cũng khó có thể tưởng tượng được giờ đây vùng đồi K4 đã trở nên trù phú thế này”, ông Nhạc bồi hồi xen lẫn tự hào nói.

Ở vùng đồi K4, anh em ông Trần Ngọc Nhơn và Trần Ngọc Trung bây giờ đã trở thành những người “nổi tiếng”, “người tiên phong” gắn với cây cam… Thập niên 90 là khoảng thời gian mà các mô hình kinh tế gia trại, trang trại bắt đầu manh nha. Cũng như những người nông dân chân chất khác, hồi ấy anh em ông Trung chỉ quẩn quanh ruộng vườn mưu sinh. Rồi cơ duyên và khát khao làm giàu đã đưa ông đến với vùng đất K4.

baodantoc_cam_k4_1

“Hồi ấy chấp nhận lên đây là một quyết định táo bạo và phải chịu đựng được vô vàn gian khổ mới trụ nổi. Muốn đi được phải phạt lối cây rừng, mất cả ngày đường mới đến được K4. Rồi mồ hôi, công sức, mắm muối chắp nối qua ngày, khai phá, cải tạo ròng rã gần chục năm trời… mới khuất phục được vùng đất, bắt nó phải cho quả ngọt”, ông Trần Ngọc Nhơn vừa loay hoay dùng cây đỡ những cây cam lúc lắc quả trĩu nặng, nhớ lại.

Lúc đó, anh em ông cải tạo được khoảng 10ha đất sỏi bên khe suối, trong đó trồng rừng khoảng 6ha, phần còn lại trên 4ha anh em ông dành ra để trồng cam và chè… Năm 2008, anh em ông Trung mang theo nắm đất K4, bắt xe đò lặn lội ra tận vùng cam nổi tiếng xứ Nghệ để quyết tìm mua giống về trồng. Sau khi được tận tình giúp đỡ, giảng giải, họ khuyên ông mua giống cam Vân Du, Xà Đoài về trồng vì qua nghiên cứu cho thấy, các giống cam này hoàn toàn thích hợp với chất đất ở vùng đồi K4.

Cam K4 đã dần được ưa chuộng

“Trồng được cam ở K4 thì rất mừng nhưng khổ nhất hồi đầu là khâu tiêu thụ. Cả vườn cam với sản lượng vài tấn mà thời điểm những năm 2010, anh em tôi phải đèo xe máy kẹp từng sọt về chợ Diên Sanh, thị xã Quảng Trị, chợ Đông Hà… tiếp thị vừa bán vừa biếu, rồi hồi hộp đợi phản ứng của khách. Bởi thời điểm đấy, cam trong nước, cam ngoài nước tràn ngập thị trường, trong khi cam K4 thì mới toanh, khó có thể cạnh tranh”, ông Trần Ngọc Trung nhớ lại.

Từ những ngày đầu cực nhọc ấy, dần dần cam K4 đã từng bước chiếm được niềm tin của khách bởi đặc tính thơm ngon, mọng nước và đặc biệt là được sản xuất theo quy trình sạch, không phun thuốc trừ sâu trước thu hoạch từ đến 3-4 tháng, đảm bảo an toàn vệ sinh…

baodantoc-cam_k4_2

Thành công của vườn cam anh em ông Nhơn, đến nay vùng đồi K4 đã phát triển lên đến hơn 10ha cam và đều đã cho thu hoạch rất khả quan. Đó là những vườn cam rộng lớn của các hộ Văn Ngọc Chúng, Trần Lợi, Văn Tập, Văn Sở, Võ Trường… với bình quân mỗi hộ có diện tích trên 1,5ha. Điều đáng mừng là, những hộ trồng cam trên vùng đồi K4 đã có sự liên kết, giúp đỡ lẫn nhau trong kỹ thuật, kinh nghiệm trồng chăm sóc nên… đã cùng thành công với cây cam.

Từ năm 2010 đến nay, bình quân mỗi năm, mỗi hộ đã có thu nhập từ 80-120 triệu đồng/ha cam, sau khi trừ chi phí. Cam vùng đồi K4 dần chiếm được niềm tin và chỗ đứng trên thị trường. Vào mùa thu hoạch, hầu như trên mỗi quầy hàng hoa quả trong tỉnh đều đã có mặt cam K4.

Nhưng như vậy vẫn là chưa đủ. Bởi thị trường hiện nay luôn biến động khôn lường, nếu không xây dựng được thương hiệu, thì một loại nông sản nào đó mới được người dùng biết đến. Cụ thể ở đây là cam K4 sẽ khó lòng trụ bền vững giữa “ma trận” thị trường hoa quả vô cùng phong phú, đa dạng và đầy tính cạnh tranh không lành mạnh như hiện nay.

Lãnh đạo huyện Hải Lăng và người trồng cam ở K4 cũng đã và đang trăn trở và tính cách xây dựng được thương hiệu cho cam K4.

LÊ ĐỨC VIỆT

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lễ hội cà phê hướng đến kích thích kinh tế vùng Tây Nguyên

Lễ hội cà phê hướng đến kích thích kinh tế vùng Tây Nguyên

Những năm gần đây, việc tổ chức Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột không chỉ mang đến cho người dân Tây Nguyên và du khách những trải nghiệm tuyệt vời thương hiệu và những câu chuyện liên quan đến cây cà phê , mà đây còn là cơ hội để nâng cao vị thế của hạt cà phê Việt, tôn vinh những cống hiến thầm lặng của người trồng cà phê.
Tin nổi bật trang chủ
Trải nghiệm thú vị với Hội thi làm bánh dầy tại Ngày hội của thành phố Lai Châu

Trải nghiệm thú vị với Hội thi làm bánh dầy tại Ngày hội của thành phố Lai Châu

Sắc màu 54 - Tạ Đức Hạnh - 1 giờ trước
Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Lai Châu lần thứ II, năm 2024 với chủ đề “Thành phố Lai Châu - 20 năm đổi mới và phát triển" điễn ra từ ngày 18-20/10, đã khép lại. Tuy nhiên, tuần văn hóa đã để lại rất nhiều trải nghiệm thú vị cho cả người dân và du khách về những hoạt động văn hóa, thể thao, ẩm thực... của đồng bào các dân tộc thành phố Lai Châu.
Lễ hội cà phê hướng đến kích thích kinh tế vùng Tây Nguyên

Lễ hội cà phê hướng đến kích thích kinh tế vùng Tây Nguyên

Kinh tế - Bảo Anh - 2 giờ trước
Những năm gần đây, việc tổ chức Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột không chỉ mang đến cho người dân Tây Nguyên và du khách những trải nghiệm tuyệt vời thương hiệu và những câu chuyện liên quan đến cây cà phê , mà đây còn là cơ hội để nâng cao vị thế của hạt cà phê Việt, tôn vinh những cống hiến thầm lặng của người trồng cà phê.
Lợi thế để nhân rộng mô hình “Nuôi dê sinh sản theo nhóm hộ” ở Đakrông

Lợi thế để nhân rộng mô hình “Nuôi dê sinh sản theo nhóm hộ” ở Đakrông

Công tác Dân tộc - Khánh Ngân - 2 giờ trước
Đầu năm 2024, UBND huyện đã chính thức phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng “Nhân rộng mô hình chăn nuôi dê địa phương sinh sản theo nhóm hộ”. Đến nay, nguồn lực từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã hỗ trợ 3.400 con dê giống để cấp phát cho nhiều hộ đồng bào DTTS ở các xã Tà Rụt, Mò O, A Ngo, Húc Nghì (Đakrông, Quảng Trị)
Gian nan hành trình xóa bỏ hủ tục, tà đạo ở miền cao nguyên đá xám: Bình minh trở lại! (Bài 4)

Gian nan hành trình xóa bỏ hủ tục, tà đạo ở miền cao nguyên đá xám: Bình minh trở lại! (Bài 4)

Pháp luật - Kim Thu - 2 giờ trước
Nghị quyết 27/NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh Hà Giang về xóa bỏ hủ tục, phong tục tập quán lạc hậu đi vào cuộc sống, nhận được sự đồng thuận cao trong Nhân dân, trở thành cuộc cách mạng “gạn đục khơi trong”. Qua nhiều gian nan, niềm vui, nụ cười đã hiện hữu trở lại trên mỗi gương mặt của bà con người Mông nơi đây...
Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ 2

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ 2

Tin tức - Như Tâm - 20:49, 22/10/2024
Chiều 22/10, Chương trình Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai đã diễn ra với Lễ đón chính thức Đoàn đại biểu Lào tại Cửa khẩu Loóng Sập, đến huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La để cùng tham gia các hoạt động giao lưu.
Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa

Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Di sản đương đại “Vương quốc lò gạch”. Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đắk Lắk: Dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt gần 8 nghìn tỷ đồng

Đắk Lắk: Dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt gần 8 nghìn tỷ đồng

Tin tức - Phương Linh - 20:32, 22/10/2024
Sáng 21/10, Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk tổ chức phiên họp đánh giá kết quả hoạt động trong quý III và triển khai nhiệm vụ quý IV năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Trưởng Ban đại diện HĐQT NCSXH tỉnh Nguyễn Tuấn Hà chủ trì phiên họp.
Ủy ban Dân tộc: Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu tỉnh Trà Vinh

Ủy ban Dân tộc: Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu tỉnh Trà Vinh

Người có uy tín - Hồng Phúc - 20:30, 22/10/2024
Chiều 22/10, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà đã có buổi gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Trà Vinh, nhân dịp Đoàn ra thăm Thủ đô Hà Nội. Tham dự buổi gặp mặt còn có đại diện lãnh đạo một số Vụ, đơn vị của UBDT.
Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa

Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa

Media - BDT - 20:00, 22/10/2024
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Di sản đương đại “Vương quốc lò gạch”. Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kiên Giang: Tìm thấy thi thể cháu bé mất tích khi cùng gia đình đi đánh bắt hải sản trên biển

Kiên Giang: Tìm thấy thi thể cháu bé mất tích khi cùng gia đình đi đánh bắt hải sản trên biển

Tin tức - Tào Đạt - Tiến Vinh - 18:39, 22/10/2024
Ngày 22/10, Đồn Biên phòng Lình Huỳnh (Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang) cho biết, đơn vị đã hỗ trợ tìm kiếm nạn nhân trong vụ mất tích khi cùng gia đình đi đánh bắt hải sản ở vùng biển huyện Hòn Đất.
Đăk Tô (Kon Tum): Hội thi sáng kiến truyền thông “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”

Đăk Tô (Kon Tum): Hội thi sáng kiến truyền thông “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”

Tin tức - Ngọc Chí - 17:40, 22/10/2024
Ngày 22/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đăk Tô (Kon Tum) tổ chức Hội thi sáng kiến truyền thông về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” năm 2024.