Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Mô hình HTX trở thành “bà đỡ” giúp đồng bào DTTS ở Quảng Trị thoát nghèo

Phạm Tiến - 2 giờ trước

Trong những năm gần đây, mô hình Hợp tác xã (HTX), Tổ hợp tác sản xuất thực sự đã trở thành “bà đỡ” giúp nhiều hộ gia đình đồng bào DTTS ở Quảng Trị thoát nghèo. Nhận thấy đây là mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với vùng DTTS, chính quyền địa phương ở Quảng Trị có nhiều chính sách để thúc đẩy mô hình kinh tế tập thể này phát triển.

Xưởng chiết xuất tinh dầu của HTX Trồng và chiết xuất tinh dầu dược liệu Vanpa
Xưởng chiết xuất tinh dầu của HTX trồng và chiết xuất tinh dầu dược liệu Vanpa

Thoát nghèo nhờ mô hình đúng

Ba Lòng là xã An toàn khu (ATK) thuộc huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Đây là địa phương có gần như 100% đồng bào Bru Vân Kiều, Tà Ôi sinh sống. Do địa hình đặc thù nằm trong lòng chảo được bao bọc bởi nhiều dãy núi cao nên hạn chế trong giao thương, buôn bán. Cũng vì thế mà đời sống đồng bào còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Những lợi thế về đất đai, tiểu vùng khí hậu phù hợp để trồng cây dược liệu….gần như chưa được khai thác để phát triển kinh tế.

Năm 2017, HTX trồng và chiết xuất tinh dầu dược liệu Vanpa (trồng và chiết xuất tinh dầu các loại cây thảo dược) được thành lập thực sự đã trở thành “bà đỡ” cho nhiều hộ đồng bào DTTS thoát nghèo. Tại thời điểm thành lập, HTX Vanpa có 24 xã viên, trong đó có 20 xã viên là người DTTS.

Sau khi thành lập, HTX Vanpa đã trồng thí điểm 10 ha cây sả để chiết xuất tinh dầu. Trong đó, xã viên chịu trách nhiệm trồng, chăm sóc, bảo vệ và thu hoạch sả. Ban quản trị HTX điều hành các khâu san ủi mặt bằng, làm đất, cung cấp giống và phân bón vi sinh sản xuất cây sả hữu cơ thương phẩm theo quy trình tiêu chuẩn của Viện Nghiên cứu và Phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam. 

Lá sả tươi được HTX thu mua với giá 1.000 đồng/kg; bình quân 1 ha trồng sả mỗi năm thu hoạch cắt lá sả từ 4 - 5 lượt với sản lượng khoảng 40 - 50 tấn lá sả, cho thu nhập từ 40 - 50 triệu đồng/ha/năm.

Ông Đoàn Văn Linh- Giám đốc HTX trồng và chiết xuất tinh dầu dược liệu Vanpa (ngoài cùng bên phải) hướng dẫn bàn con quy trình trồng cây dược liệu
Ông Đoàn Văn Linh- Giám đốc HTX trồng và chiết xuất tinh dầu dược liệu Vanpa (ngoài cùng bên phải) hướng dẫn bàn con quy trình trồng cây dược liệu

Sau gần 8 năm thành lập, hiện HTX Vanpa đã có 4 sản phẩm chủ lực có chỗ đứng trên thị trường gồm tinh dầu sả, gừng, nghệ, hương nhu. Cùng với việc mở rộng quy mô sản phẩm, HTX cũng đã liên kết tạo việc làm ổn định cho hơn 100 hộ đồng bào DTTS ở xã Ba Lòng và vùng phụ cận. Trung bình mỗi hộ đồng bào tham gia vào HTX, liên kết với HTX có thu nhập trung bình 45 triệu đồng/hộ/năm.

Ông Hồ Văn Thương ở thôn Đá Nổi, xã Ba Lòng chia sẻ: “Từ ngày tham gia vào HTX Vanpa, ông và các xã viên được hướng dẫn trồng sả, trồng gừng, đúng tiêu chuẩn…; sản phẩm làm ra được HTX thu mua nên người dân đã có thu nhập khá, cuộc sống được cải thiện”.

Khi tham gia vào HTX, đồng bào DTTS ở xã Ba Lòng đã thoát ra khỏi hình thức sản xuất nhỏ lẻ hộ gia đình và chuyển sang hình thức hợp tác, cùng nhau phân công lao động, sản xuất với quy mô lớn. Từ đó, năng suất lao động không ngừng được tăng lên, hiệu quả kinh tế được cải thiện thấy rõ.

Đồng bào DTTS ở xã Ba Lòng trồng cây hương nhu để cung cấp cho HTX trồng và chiết xuất tinh dầu dược liệu Vanpa
Đồng bào DTTS ở xã Ba Lòng trồng cây hương nhu để cung cấp cho HTX trồng và chiết xuất tinh dầu dược liệu Vanpa

Chia sẻ với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Đoàn Mạnh Hùng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Đakrông cho biết: Trong gần 8 năm qua, HTX Vanpa thực sự đã trở thành bà đỡ giúp nhiều hộ đồng bào DTTS ở xã Ba Lòng và vùng phụ cận thoát nghèo bền vững. Đặc biệt là khi tham gia vào HTX, các xã viên trong HTX được tiếp cận với phương thức sản xuất hàng hóa quy mô lớn theo chuỗi giá trị. Từ đó, bà con đã hình thành tư duy sản xuất hàng hóa, tạo động lực lớn trong phát triển kinh tế hộ gia đình để vươn lên thoát nghèo.

Hỗ trợ để HTX phát triển bền vững

Không chỉ HTX Vanpa, hiện ở Đakrông có gần 20 mô hình HTX, Tổ hợp tác sản xuất. Những mô hình kinh tế tập thể này đã và đang tạo việc làm cho hàng trăm lao động người DTTS. Trong số đó, có nhiều mô hình HTX, Tổ hợp tác sản xuất hoạt động rất hiệu quả góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào ở địa phương. Tiêu biểu như: HTX Vanpa (Ba Lòng); HTX Hùng Anh (Thị trấn Đakrông); Tổ liên kết trồng chuối lùn Tà Rụt, HTX Dện Zèng A Bung … 

Để HTX, Tổ liên kết sản xuất thực sử trở thành “bà đỡ” giúp đồng bào thoát nghèo bền vững, UBND huyện Đakrông có nhiều chính sách phù hợp để HTX, Tổ hợp tác sản xuất phát triển xứng tầm.

HTX Hùng Anh liên kết với hộ DTTS ở Đakrông trồng cây dược liệu
HTX Hùng Anh liên kết với hộ DTTS ở Đakrông trồng cây dược liệu

Trong công tác chỉ đạo, UBND huyện Đakrông yêu cầu, các phòng, ban chuyên môn phối hợp với UBND các xã, thị trấn tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Luật HTX. Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của Liên minh HTX Việt Nam. 

Đồng thời, bám sát định hướng phát triển kinh tế tập thể của tỉnh trong giai đoạn 2022 -2025. UBND huyện Đakrông cũng ban hành kế hoạch về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của HTX, Tổ hợp tác sản xuất trong giai đoạn mới.

UBND huyện Đakrông hỗ trợ Tổ hợp tác Dệt Zèng A Bung quảng bá sản phẩm
UBND huyện Đakrông hỗ trợ Tổ hợp tác Dệt Zèng A Bung quảng bá sản phẩm

Đặc biệt, UBND huyện đã trích ngân sách sự nghiệp để hỗ trợ 2 HTX và 1 Tổ hợp tác sản xuất để nâng cấp sản phẩm tham gia đánh giá, nâng hạng sản phẩm OCOP. Bên cạnh đó, các phòng ban chuyên môn ở Đakrông cũng kịp thời hướng dẫn các thủ tục để HTX, Tổ hợp tác sản xuất tiếp cận đầy đủ các nguồn vốn vay ưu đãi phát triển sản xuất. Hỗ trợ quảng bá, giới thiệu và phát triển sản phẩm trên các nền tảng số nhằm gia tăng giá trị hàng hóa.

Theo ông Lê Đại Lợi, Phó Chủ tịch UBND huyện Đakrông, thời gian tới, huyện tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể gắn liền với mô hình HTX, Tổ liên kết sản xuất. Triển khai kịp thời, có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, HTX trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025.

Tổ hợp tác sản xuất đã mang lại hiệu quả cao trong công tác giảm nghèo vùng DTTS ở Quảng Trị
Tổ hợp tác sản xuất đã mang lại hiệu quả cao trong công tác giảm nghèo vùng DTTS ở Quảng Trị

Vùng đồng bào DTTS nói riêng và vùng miền núi ở Quảng Trị nói chung có nhiều lợi thế về trồng cây dược liệu, chăn nuôi. Thế nhưng, do quy mô đất đai thường là nhỏ hẹp nên việc phát triển thành quy mô lớn là điều không khả thi. Trước thực tế đó, mô hình HTX, Tổ sản xuất là cách lựa chọn phù hợp để phát triển kinh tế tập thể. 

Thực tế trong nhiều năm qua cho thấy, HTX và Tổ hợp tác sản xuất đã mang lại hiệu quả cao trong công tác giảm nghèo vùng DTTS. Để mô hình HTX, Tổ hợp tác sản xuất phát triển bền vững, trở thành “bà đỡ” cho đồng bào thoát nghèo, chính quyền địa phương cần có chiến lược định hình phát triển HTX, Tổ liên kết sản xuất rõ ràng hơn nữa. Trong đó, ưu tiên ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho đồng bào; đẩy mạnh chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay nhiều hơn nữa để tạo động lực cho HTX, Tổ hợp tác sản xuất phát triển bền vững.   

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước

“Vinamilk sẽ vẫn luôn mang tinh thần đổi mới, quyết liệt và tự chủ của TP.HCM để tiếp tục đưa ngành sữa lớn mạnh, góp phần phát triển đất nước”. Đây là chia sẻ của bà Mai Kiều Liên – Tổng Giám đốc Vinamilk - tại sự kiện tôn vinh 50 doanh nghiệp, đơn vị tiêu biểu có thương hiệu và sản phẩm chủ lực của Thành phố.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: "Thần tốc táo bạo" để đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo

Thủ tướng: "Thần tốc táo bạo" để đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo

Sáng 20/4, dự khai mạc Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu xây dựng một hệ sinh thái, một không gian khởi nghiệp, một hệ giá trị mới kết nối cộng đồng, tạo phong trào, xu thế khởi nghiệp đổi mới sáng tạo không có giới hạn; tiếp tục phát huy tinh thần thần tốc và táo bạo, quyết chiến, quyết thắng của Đại thắng mùa Xuân năm 1975, đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo của khu vực và thế giới, xác lập vị thế và tầm vóc của Việt Nam trong kỷ nguyên số.
Phụ nữ trong

Phụ nữ trong "kỷ nguyên mới": Thúc đẩy bình đẳng giới (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Vấn đề bình đẳng giới được Đảng, Nhà nước xác định, là một trong các mục tiêu quan trọng và luôn quan tâm thực hiện trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Sau 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh; phụ nữ và nam giới được tạo điều kiện và cơ hội bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ đó giúp chị em vươn lên, khẳng định vị thế của mình trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội...
Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Xây dựng một đội ngũ cán bộ năng lực, trưởng thành - Bài 3

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Xây dựng một đội ngũ cán bộ năng lực, trưởng thành - Bài 3

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 2 giờ trước
Một trong những thành quả quan trọng, mang tính nền tảng và bền vững nhất của quá trình triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chính là sự trưởng thành vượt bậc của đội ngũ cán bộ là người DTTS. Đây không chỉ là kết quả của quá trình hỗ trợ về vật chất, mà còn là thành tựu của một tầm nhìn chiến lược lâu dài về trao quyền, tạo cơ hội và bồi dưỡng năng lực cho chính con em trong cộng đồng.
Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Giáo dục, y tế được ưu tiên vượt trội – Bài 2

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Giáo dục, y tế được ưu tiên vượt trội – Bài 2

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 2 giờ trước
Việc ưu tiên mạnh mẽ cho giáo dục và y tế trong khuôn khổ Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số không chỉ thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số, mà còn là chiến lược phát triển con người toàn diện. Điều này nhằm tạo nền tảng vững chắc để thúc đẩy sự tiến bộ, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân tộc thiểu số.
Chuyện vui trước ngày sáp nhập tỉnh

Chuyện vui trước ngày sáp nhập tỉnh

Vấn đề - Sự kiện - Trần Đinh Quang - 2 giờ trước
Chuyến tham quan Kon Tum của các nghệ nhân dân tộc thiểu số Quảng Ngãi các đây chưa lâu không chỉ mở ra góc nhìn mới về bảo tồn văn hóa mà còn khơi dậy tinh thần học hỏi, kết nối cộng đồng. Niềm vui trước thông tin sáp nhập tỉnh càng tiếp thêm động lực để người dân hai bên xích lại gần nhau hơn. Một làn gió mới đang thổi vào vùng cao, từ văn hóa đến du lịch.
Gia Lai: Tập trung nâng cao chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT vùng đồng bào DTTS

Gia Lai: Tập trung nâng cao chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT vùng đồng bào DTTS

Giáo dục - Hòa Bình - 2 giờ trước
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có sự thay đổi, vì vậy, các trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai, đặc biệt các trường dân tộc nội trú, trường có đông học sinh DTTS theo học đang tích cực chuẩn bị đầy đủ điều kiện, nhất là kiến thức, tâm thế cho học sinh vững tin vượt vũ môn.
Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh

Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 19/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh. Nhà thờ Chính tòa Hải Phòng. Lễ cúng vào nhà mới của người Hrê. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xử lý tài sản dôi dư sau sáp nhập- Khó khăn không ít

Xử lý tài sản dôi dư sau sáp nhập- Khó khăn không ít

Xã hội - An Yên - 2 giờ trước
Hàng nghìn cơ sở nhà đất buộc phải sắp xếp lại sau tinh giảm, sáp nhập bộ máy hành chính, việc xử lý sắp xếp này ở tỉnh Nghệ An đang bộc lộ không ít khó khăn, đòi hỏi phải giải quyết một cách thận trọng, khoa học.
TP. Hồ Chí Minh rực rỡ cờ hoa, giới trẻ háo hức lưu lại những bức ảnh kỷ niệm

TP. Hồ Chí Minh rực rỡ cờ hoa, giới trẻ háo hức lưu lại những bức ảnh kỷ niệm

Photo - Tào Đạt - 2 giờ trước
Những ngày tháng 4/2025, nhiều con đường, khu trung tâm TP. Hồ Chí Minh rực rỡ màu cờ Tổ quốc. Hòa chung không khí kỉ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), giới trẻ thành phố đã nhanh chóng "bắt trend", đến các tuyến đường trung tâm Quận 1, những quán cà phê, con hẻm được trang hoàng cờ đỏ sao vàng rực rỡ để lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ và lan tỏa niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước.
Mô hình HTX trở thành “bà đỡ” giúp đồng bào DTTS ở Quảng Trị thoát nghèo

Mô hình HTX trở thành “bà đỡ” giúp đồng bào DTTS ở Quảng Trị thoát nghèo

Kinh tế - Phạm Tiến - 2 giờ trước
Trong những năm gần đây, mô hình Hợp tác xã (HTX), Tổ hợp tác sản xuất thực sự đã trở thành “bà đỡ” giúp nhiều hộ gia đình đồng bào DTTS ở Quảng Trị thoát nghèo. Nhận thấy đây là mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với vùng DTTS, chính quyền địa phương ở Quảng Trị có nhiều chính sách để thúc đẩy mô hình kinh tế tập thể này phát triển.
Tưng bừng Lễ hội Yang va của đồng bào Chơ Ro

Tưng bừng Lễ hội Yang va của đồng bào Chơ Ro

Tin tức - Ngọc Hân - 2 giờ trước
Tại Nhà Văn hóa dân tộc Bàu Chinh, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu vừa diễn ra Lễ hội Yang-va (cúng thần Lúa) của đồng bào dân tộc Chơ Ro, huyện Châu Đức năm 2025.
Giữ mạch nguồn văn hóa giữa núi rừng Tràng Lương

Giữ mạch nguồn văn hóa giữa núi rừng Tràng Lương

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Đã bao đời nay, làn điệu Then – đàn tính mộc mạc- hồn cốt của người Tày ở Tràng Lương, TP. Đông Triều (Quảng Ninh) vẫn ngân vang giữa núi rừng. Góp phần cho mạch nguồn văn hóa dân tộc trường tồn , hơn 8 năm qua, Câu lạc bộ hát Then – đàn tính xã Tràng Lương đã âm thầm giữ gìn và lan tỏa di sản văn hóa truyền thống giữa nhịp sống hiện đại.