Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Mở cơ hội cho những phận đời lầm lỡ: Lớp học đặc biệt sau song sắt (Bài 1)

Lê Hường - 19:19, 13/03/2025

Trại giam Đắk Trung, Bộ Công an đóng chân trên địa bàn huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk. Nơi đây hiện đang giam giữ hơn 3.000 phạm nhân gồm rất nhiều thành phần, nhiều lứa tuổi. Song song với công tác quản lý, giáo dục và cảm hóa, Trại giam Đắk Trung là một trong những đơn vị thực hiện hiệu quả các chính sách nhân văn của Đảng, Nhà nước mở ra cơ hội cho người lầm lỗi hoàn lương.

Đại úy Trần Thị Thu Trang, cán bộ giáo dục Trại giam Đắk Trung hướng dẫn phạm nhân từng nét chữ
Đại úy Trần Thị Thu Trang, cán bộ giáo dục Trại giam Đắk Trung hướng dẫn phạm nhân từng nét chữ

Ở Trại giam Đắk Trung, nhiều người phạm tội vì không biết chữ và họ đã phải trả giá cho lỗi lầm của mình. Mong muốn phạm nhân có vốn chữ, mãn hạn ra tù sẽ làm lại cuộc đời, sống hướng thiện, trở thành công dân có ích, hằng năm Trại giam Đắk Trung đều mở các lớp xóa mù chữ cho phạm nhân. Với sự tận tụy của những người thầy mang sắc phục Công an, lớp học không chỉ gieo vần, mà còn thắp sáng hy vọng cho người lầm lỡ.

Học chữ để nhận biết đúng - sai

Cuối giờ chiều, tiếng đọc vần của phạm nhân lớp xóa mù chữ phía sau song sắt reo vui cả phân trại. Đa số phạm nhân trong lớp xóa mù là người DTTS, trong đó có những người phạm tội mà không biết mình đã làm sai.

Ngước nhìn lên bảng, nheo mắt đọc từng chữ, rồi nắn nót uốn từng nét vào vở, ông Giàng A V. (SN 1970), dân tộc Mông, trú xã Cư Kbang, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk cười nói: “Tôi lớn tuổi rồi, cầm bút viết chữ khó hơn cầm cuốc làm nương, nhưng cố gắng học để đọc được chữ, ký được tên, hiểu được việc làm đúng - sai khi nghe cán bộ phân tích, cải tạo tích cực để sớm trở về với gia đình”.

Ông V. là phạm nhân đang chấp hành án 20 năm tù về tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Nguyên nhân chính khiến ông phạm tội, là do không biết chữ và thiếu hiểu biết pháp luật.

Ông V. kể: Quê ông ở tỉnh Hà Giang. Vì nghèo khó nên lúc nhỏ tôi không được đến trường học chữ mà phải làm việc từ rất sớm để mưu sinh. Năm 2006, gia đình tôi theo người quen di cư vào Đắk Lắk sinh sống, không ngờ vô tình tôi tự đẩy bản thân vi phạm pháp luật. Cuối năm 2022, khi tôi đang đi làm rẫy, có một người đàn ông lạ mặt nhờ cầm hộ một bao bì đi khoảng cây số sẽ cho 2 triệu đồng tiền công. Không biết bên trong bao có gì, nhưng có tiền công cao nên tôi làm theo người lạ mặt. Hậu quả, tôi bị Công an bắt và phải trả giá cho việc làm sai của mình.

Học viên lớp học đặc biệt đa số là người đồng bào DTTS, chủ yếu đã lớn tuổi việc học chữ khó khăn hơn
Học viên lớp học đặc biệt đa số là người đồng bào DTTS, chủ yếu đã lớn tuổi việc học chữ khó khăn hơn

Biết điểm yếu lớn nhất cuộc đời mình là không biết chữ, sau khi vào trại giam chấp hành án, ông V. xin học lớp xóa mù. Sự tận tình giảng dạy của cán bộ trại giam cùng với tính chăm chỉ tự rèn, qua hơn 3 tháng học, ông V. có thể đọc, viết chữ. Giờ đây, ông có thể đánh vần từng hàng chữ nhỏ trong những quyển sách để hiểu hơn về pháp luật, nhận thức lỗi lầm của mình.

Từng là anh thợ mộc chân chính, nuôi sống gia đình bằng công việc lương thiện, anh Võ Văn T. (SN 1980), trú phường Tự An, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk vướng vào vòng lao lý vì không biết chữ, thiếu hiểu biết pháp luật dẫn anh đến việc làm sai trái. Năm 2018, anh bị tòa án tuyên phạt mức án 10 năm tù về tội mua bán trái phép chất ma túy.

Mang niềm tin học chữ mở ra cơ hội để làm lại cuộc đời, anh T. xin tham gia lớp học xóa mù chữ và chăm chỉ luyện rèn. Bây giờ, anh đã có thể đọc thư của người thân. “Thấy tôi nỗ lực thay đổi bản thân, đặc biệt là sự tiến bộ trong việc học chữ, vợ và các con tôi đều rất vui, bản thân tôi có thêm động lực để cải tạo tốt hơn nữa. Nghĩ đến ngày chấp hành xong án phạt, mãn hạn tù ra ngoài cộng đồng, tự tin trở lại nghề mộc bằng con chữ được học trong trại giam, tôi thầm cảm ơn cán bộ trại giam và tự hứa với lòng mình khi ra tù nhất định sẽ sống lương thiện và làm lại cuộc đời”, anh T.chia sẻ.

Mỗi khóa học xóa mù trong trại giam được tổ chức thành 2 lớp ở 2 phân trại
Mỗi khóa học xóa mù trong trại giam được tổ chức thành 2 lớp ở 2 phân trại

Gieo mầm thiện lành

Phạm nhân lớp xóa mù hầu hết tuổi trung niên, việc tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng đọc, viết, tính toán không nhanh nhạy như người trẻ. Công tác giảng dạy cũng gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi những người đứng lớp phải thật sự kiên nhẫn, tận tâm, đồng cảm và biết cách truyền cảm hứng để các học viên không nản chí.

Trực tiếp đứng lớp, hướng dẫn phạm nhân nhận biết từng con chữ, luyện từng nét viết, Đại úy Trần Thị Thu Trang, cán bộ giáo dục Trại giam Đắk Trung chia sẻ: Đa số phạm nhân các lớp xóa mù là người xDTTS, trình độ học vấn thấp. Nhiều người phạm tội cũng vì không biết chữ, nhận thức chưa đầy đủ. Đặc biệt, họ đều lớn tuổi nên tiếp thu kiến thức rất chậm. 

Trong khi đó, điều kiện cơ sở vật chất của trại giam còn hạn chế, không thể áp dụng công nghệ hiện đại vào giảng dạy như các lớp học ngoài xã hội. Người đứng lớp phải thật sự kiên nhẫn, tận tâm, đồng cảm và biết cách truyền cảm hứng để học viên không nản chí. Ngoài học trên lớp, các học viên thường xuyên tiếp cận các tài liệu về pháp luật, tăng cường công tác tuyên truyền cho phạm nhân.

Mỗi khóa học xóa mù chữ ở Trạm giam Đắk Lắk có khoảng 40 học viên, chia thành 2 lớp thuộc 2 phân trại, trong đó 80% phạm nhân theo học là người DTTS. Khóa học thực hiện theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giai đoạn xóa mù chữ cấp độ 1 sẽ học 18 tháng. Mục tiêu kết thúc khóa học, các học viên có thể đọc, viết và thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia cơ bản. 

Không chỉ dạy chữ, cán bộ trại giam còn lồng ghép nội dung giáo dục công dân vào chương trình giảng dạy, giúp phạm nhân nâng cao nhận thức pháp luật, hiểu rõ lỗi lầm, sai phạm của mình, sống hướng thiện, biết trân trọng giá trị của lao động. Tạo động lực tích cực để họ cải tạo tốt trở thành công dân có ích, tìm cơ hội làm lại cuộc đời khi tái hòa nhập cộng đồng”, Đại úy Trần Thị Thu Trang, cán bộ giáo dục Trại giam Đắk Trung cho hay.

Theo Đại úy Thu Trang, thời gian qua, Trại giam Đắk Trung tiếp tục phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cư Mgar để được hỗ trợ sách, vở và các dụng cụ học tập cho phạm nhân, góp phần chung tay giúp đỡ những người lầm lỗi.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Mở cơ hội cho những phận đời lầm lỡ: Có nghề để vững tin làm lại cuộc đời (Bài 2)

Mở cơ hội cho những phận đời lầm lỡ: Có nghề để vững tin làm lại cuộc đời (Bài 2)

Không chỉ quan tâm công tác giáo dục, Trại giam Đắk Trung đóng chân ở huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk còn chú trọng hướng nghiệp, đào tạo nhiều ngành, nghề thiết thực, phù hợp với tình hình ở địa phương. Cầm chắc nghề trong tay sẽ là “chìa khóa” mở cánh cửa giúp người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng, vững tin làm lại cuộc đời.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Vĩnh Phúc phải tiên phong, mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa, tự lực, tự cường phát triển nhanh, bền vững

Thủ tướng: Vĩnh Phúc phải tiên phong, mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa, tự lực, tự cường phát triển nhanh, bền vững

Chiều 16/3, tại thành phố Vĩnh Yên, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về tình hình kinh tế - xã hội, phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.
Nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng: Sân chơi bổ ích trong trường nội trú vùng cao

Nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng: Sân chơi bổ ích trong trường nội trú vùng cao

Giáo dục - Nguyễn Thế Lượng - 23:33, 16/03/2025
Tại Nhà sinh hoạt cộng đồng, một công trình độc đáo và hữu ích của Trường PTDT Nội trú THCS&THPT huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai có một không gian mang đậm sắc màu văn hóa các dân tộc, là nơi để các em học sinh nội trú tham gia các hoạt động trải nghiệm, sinh hoạt tập thể.
Khơi dậy niềm tự hào quê hương trong thế hệ trẻ Gia Lai

Khơi dậy niềm tự hào quê hương trong thế hệ trẻ Gia Lai

Xã hội - Hòa Bình - 23:26, 16/03/2025
Nhằm khơi dậy tình yêu quê hương, ý thức gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong lớp trẻ đoàn viên, thanh niên, các tổ chức Đoàn ở Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động tham quan, mô hình trải nghiệm tại vùng biên giới, các làng DTTS.
Đánh thức tiềm năng du lịch Vĩnh Thạnh

Đánh thức tiềm năng du lịch Vĩnh Thạnh

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 23:21, 16/03/2025
Vĩnh Thạnh là một trong những huyện miền núi của tỉnh Bình Định, có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch, từ văn hóa truyền thống của người dân cho đến những danh lam thắng cảnh hữu tình. Trong những năm gần đây, địa phương này đã và đang tổ chức nhiều hoạt động nhằm phát huy lợi thế sẵn có để tạo nên các sản phẩm du lịch đặc trưng nhằm thu hút khách du lịch.
Năm an cư

Năm an cư

Xã hội - Thanh Hải - 23:17, 16/03/2025
Cả nước như đang vào hội – ngày hội xóa nhà tạm, nhà dột nát. Trên tinh thần sẻ chia, trách nhiệm, người đứng đầu Chính phủ đã truyền đi thông điệp mạnh mẽ: đến hết tháng 10/2025 phải cơ bản hoàn thành chương trình này. Khí thế ấy, tinh thần ấy đã làm nên chủ đề của năm 2025 - Năm an cư.
Khám phá Lễ cầu mùa của người Dao Lô Gang

Khám phá Lễ cầu mùa của người Dao Lô Gang

Trang địa phương - Mỹ Dung - CTV - 23:13, 16/03/2025
Lễ hội Cầu mùa (Lễ Cầu mùa) của người Dao Lô Gang huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã có truyền thống từ lâu đời, được duy trì và gìn giữ qua nhiều thế hệ. Hiện nay, Lễ hội được huyện đưa vào danh sách bảo tồn nhằm phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch.
Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 15/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Vẻ đẹp độc đáo của Tòa thánh Tây Ninh. Lão nông biến đồi hoang thành trang trại trù phú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thanh niên Bình Định góp sức xoá nhà tạm

Thanh niên Bình Định góp sức xoá nhà tạm

Xã hội - T.Nhân - N.Triều - 23:03, 16/03/2025
Phong trào “Thanh niên chung sức xóa nhà tạm, nhà dột nát” đã trở thành một trong những hoạt động nổi bật mà thanh niên Bình Định đã thực hiện vì cộng đồng trong thời gian qua. Hoạt động này, góp phần giúp cho nhiều người dân nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn có được chỗ ở ổn định.
Miễn học phí - Giảm “gánh nặng” cho người dân vùng cao

Miễn học phí - Giảm “gánh nặng” cho người dân vùng cao

Giáo dục - Trọng Bảo - 22:52, 16/03/2025
Vừa qua, Bộ Chính trị quyết định thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ Mầm non đến hết THPT công lập trên phạm vi cả nước, bắt đầu từ năm học 2025 - 2026. Đây là chủ trương có ý nghĩa rất lớn trong thực hiện chính sách an sinh xã hội; đặc biệt, với người dân các tỉnh vùng cao như Lào Cai, đời sống còn nhiều khó khăn thì việc con em mình đi học được miễn hoàn toàn học phí sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng về kinh tế; qua đó, nâng cáo tỷ lệ chuyên cần cũng như chất lượng giáo dục.
Những điều thú vị ở làng Làng củi lũ

Những điều thú vị ở làng Làng củi lũ

Phóng sự - T.Nhân - H.Trường - 22:46, 16/03/2025
Từ những thanh củi trôi dạt ở bờ biển, bờ sông đã được những người thợ ở Làng củi lũ Hội An (Quảng Nam) "tái sinh" thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, thu hút khách trong và ngoài nước đến thưởng ngoạn...
Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum

Tin tức - Ngọc Chí - 22:41, 16/03/2025
Tối 16/3, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum (16/3/1975 - 16/3/2025).
Thủ tướng dự khởi công dự án nhà ở xã hội 7.000 tỷ đồng tại Vĩnh Phúc

Thủ tướng dự khởi công dự án nhà ở xã hội 7.000 tỷ đồng tại Vĩnh Phúc

Thời sự - PV - 16:05, 16/03/2025
Trưa 16/3, trong chương trình công tác tại tỉnh Vĩnh Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công xây dựng công trình nhà ở xã hội thuộc Dự án Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên, giai đoạn 1.