Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Mình làm được thì hướng dẫn người khác mới làm theo

PV - 15:41, 01/03/2019

Đó là chia sẻ của ông Sùng A Tủa, sinh năm 1966, dân tộc Mông, ở bản Pha Luông, xã Chiềng Sơn (Mộc Châu, Sơn La). Hơn 20 năm làm Trưởng bản và 12 năm được bầu làm Người có uy tín, ông luôn nêu cao vai trò và tinh thần trách nhiệm trong công tác và làm cầu nối giữa chính quyền, Đảng với người dân, được bà con trong bản tín nhiệm.

Ông Sùng A Tủa, Trưởng bản, Người có uy tín tại bản Pha Luông, xã Chiềng Sơn, tỉnh Sơn La. Ông Sùng A Tủa, Trưởng bản, Người có uy tín tại bản Pha Luông, xã Chiềng Sơn, tỉnh Sơn La.

Pha Luông cách trung tâm xã Chiềng Sơn khoảng 20km, có địa hình núi cao, rừng rậm, nhiều đường mòn, lối tắt đi qua biên giới. Bản có 88 hộ với 550 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông.

Theo Trưởng bản Sùng A Tủa, trước đây đời sống của người dân Pha Luông rất khó khăn, cuộc sống chủ yếu dựa vào trồng trọt, làm nương rẫy, nhưng do địa hình đồi núi chia cắt, đất canh tác ít, thu nhập chẳng là bao. Bởi vậy, trong một thời gian dài, ở Pha Luông, tình trạng vượt biên trái phép, phá rừng, buôn bán ma túy diễn biến rất phức tạp.

Với vai trò Trưởng bản, lại là Người có uy tín, ông Sùng A Tủa đã kết hợp với chính quyền tăng cường vận động tuyên truyền bà con không vượt biên, không phá rừng và phá bỏ cây thuốc phiện.

“Tôi còn trực tiếp gõ cửa từng gia đình có con cháu thường xuyên vượt biên để trò chuyện, chia sẻ và phân tích tại sao không nên vượt biên trái phép mà cần phải tu chí làm ăn để thay đổi cuộc sống”, ông Tủa tâm sự.

Ông Tủa nói: “Nếu như trước đây, vào thời điểm năm 2013-2015 do điều kiện cuộc sống khó khăn, người dân thiếu hiểu biết pháp luật, tỷ lệ vượt biên của người dân tại Pha Luông được cho là điểm nóng, thì từ năm 2016 đến nay tình trạng vượt biên lao động trái phép của người dân đã hoàn toàn không còn, mà thay vào đó bà con đã chú tâm làm ăn phát triển kinh tế-xã hội”.

Cùng với việc tuyên truyền nhằm ngăn chặn, thay đổi tư tưởng vượt biên trái phép của bà con trong bản, ông Sùng A Tủa còn thường xuyên tổ chức các buổi họp dân bản tại nhà mình để tuyên truyền vận động bà con chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời lồng ghép tuyên truyền nhằm xóa bỏ các hủ tục lạc hậu.

Ông Tủa cho biết: “Trước đây, người Mông ở bản Pha Luông còn có tục bắt vợ nhưng bây giờ không còn nữa, việc trai gái kết hôn phải trên sự tự nguyện của đôi bên và đủ 18 tuổi trở lên mới được phép đăng ký kết hôn; việc học tập của con cái cũng theo đó được quan tâm và đầu tư hơn, con gái cũng như con trai đều đã được đi học…”.

Ngoài làm tốt vai trò “cầu nối” giữa chính quyền với Nhân dân, đưa chính sách, pháp luật về với bản, ông Sùng A Tủa còn đi đầu, gương mẫu trong phát triển kinh tế-xã hội. Từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2015, khi Pha Luông được Nhà nước hỗ trợ xi măng để xây dựng hạ tầng, ông Tủa đã vận động bà con đóng góp được gần 600 triệu đồng để làm đường nội bản với tổng chiều dài 4km và nhà văn hóa bản.

Để “kéo” các hộ trong bản tích cực phát triển kinh tế gia đình, ông xác định kinh tế gia đình mình khá giả thì người khác mới nghe và làm theo; bản thân mình gương mẫu thì nói người khác mới nghe, mình làm được thì hướng dẫn người khác mới làm theo. Từ quan điểm đó, cùng với việc làm ruộng, trồng ngô, gia đình ông Tủa còn chăn nuôi thêm trâu, bò, trồng thêm các loại cây ăn quả như táo mèo, chanh leo,.. Bình quân mỗi năm gia đình ông thu nhập trên 250 triệu đồng.

Ông bảo: “Thấy được hiệu quả kinh tế từ việc trồng cây ăn quả, từ năm 2015-2017 tôi đã vận động và hướng dẫn cho bà con kỹ thuật trồng cây táo mèo, cây chanh leo. Đến nay, bà con đã trồng được 5ha táo mèo và hơn chục hộ tham gia trồng cây chanh leo, góp phần tăng thu nhập”.

Hơn 20 năm làm Trưởng bản và 12 năm là Người có uy tín, ông Tủa luôn nêu cao vai trò và tinh thần trách nhiệm trong công tác. Gương mẫu trong lối sống nên tiếng nói của Trưởng bản-Người có uy tín Sùng A Tủa luôn được bà con tín nhiệm, học tập và noi theo. Nhờ đó, từ nhiều năm nay, Pha Luông đã có nhiều đổi mới tích cực, cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện. Kết thúc năm 2018, dân bản Pha Luông đã có những cách làm ăn mới, cách làm hay trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Nhờ vậy, thu nhập bình quân của người dân đạt khoảng 14 triệu đồng/người/năm, tăng gần 2 triệu đồng so với năm 2017.

HOÀI DƯƠNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Khai mạc Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 khu vực phía Bắc

Khai mạc Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 18/12/2024, tại tỉnh Thái Nguyên, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) và đề xuất Chương trình giai đoạn 2026-2030 khu vực phía Bắc.
Văn Lãng (Lạng Sơn): Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo

Văn Lãng (Lạng Sơn): Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo

Tin tức - Hải Phong _ Khổng Thanh Tuấn - 1 giờ trước
Triển khai thực hiện Dự án 2 về Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và Dự án 3 về Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững năm 2024, huyện Văn Lãng đã hỗ trợ 11 phát triển sản xuất, phát triển mô hình giảm nghèo. Nhờ đó đã giúp họ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có sinh kế, có việc làm, nỗ lực phấn đấu vươn lên.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở KVBG biển tỉnh Sóc Trăng: Hệ thống chính trị vào cuộc - Người dân đồng thuận

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở KVBG biển tỉnh Sóc Trăng: Hệ thống chính trị vào cuộc - Người dân đồng thuận

Sóc Trăng xác định công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, để đảm bảo sự nhất quán và sớm phát huy hiệu quả các chương trình, dự án, từ đó đóng góp vào sự phát triển toàn diện và bền vững của tỉnh. Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra trong thời gian qua, là nhờ tinh thần đoàn kết, sự đồng thuận cao từ đồng bào các DTTS nằm trong vùng dự án.
Yên Bái: Quan tâm thực hiện tốt các chính sách cho Người có uy tín

Yên Bái: Quan tâm thực hiện tốt các chính sách cho Người có uy tín

Tin tức - Văn Hoa - 3 giờ trước
Xác định tầm quan trọng của Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã luôn quan tâm, thực hiện tốt các chính sách dành cho Người có uy tín, nhờ đó đã giúp Người có uy tín có thêm động lực để thực hiện tốt vai trò của mình trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Hà Nội tăng cường các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá điện tử

Hà Nội tăng cường các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá điện tử

Sức khỏe - PV - 3 giờ trước
Kết quả điều tra 2.400 người dân từ 15 tuổi trở lên trên địa bàn thành phố Hà Nội vào năm 2019 cho thấy có 34,8% đã từng nghe về thuốc lá điện tử; 54 người hiện có sử dụng thuốc lá điện tử hoặc đã thử dù chỉ 1 lần (chiếm 2,3%).
Đồng Nai: Phụ nữ mang thai tại vùng đồng bào DTTS được miễn phí thực hiện tầm soát trước sinh

Đồng Nai: Phụ nữ mang thai tại vùng đồng bào DTTS được miễn phí thực hiện tầm soát trước sinh

Sức khỏe - Khánh Thư - 3 giờ trước
Từ ngày 01/01/2025, phụ nữ mang thai sống tại vùng đồng bào DTTS của tỉnh Đồng Nai được miễn phí thực hiện tầm soát trước sinh (sàng lọc trước sinh). Đây là một trong những chính sách trong Nghị quyết quy định về chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác dân số trên địa bàn vừa được HĐND tỉnh Đồng Nai thông qua.
Người Xơ Đăng thay đổi để vươn lên

Người Xơ Đăng thay đổi để vươn lên

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam - Sắc màu hội tụ. Đặc sản mới ở Thái Nguyên. Người Xơ Đăng thay đổi để vươn lên. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Độc đáo nghi lễ lên nhà mới của người Lự

Độc đáo nghi lễ lên nhà mới của người Lự

Media - BDT - 23:06, 17/12/2024
Sinh sống ở vùng xa xôi, điều kiện sống còn không ít khó khăn, nhưng đồng bào dân tộc Lự, tỉnh Lai Châu vẫn gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình, trong đó có nghi lễ vào nhà mới
Bình Gia: Phát triển rừng hồi để xóa đói giảm nghèo

Bình Gia: Phát triển rừng hồi để xóa đói giảm nghèo

Media - Thúy Hồng - 22:58, 17/12/2024
Đến với mảnh đất Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn vào đúng mùa thu hoạch hồi vào khoảng tháng 9, tháng 10, sẽ được đắm mình trong không gian xanh ngát, bao la rộng lớn, đâu đâu cũng có mùi hương hồi lan tỏa nồng nàn. Hoa hồi không chỉ là biểu trưng, là niềm tự hào của Nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn nói chung và của người dân Bình Gia nói riêng, mà còn là món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất và con người nơi đây, là "vàng xanh" giúp đồng bào DTTS xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Media - Thúy Hồng - 22:55, 17/12/2024
Bình Gia là huyện miền núi còn nhiều khó khăn của tỉnh Lạng Sơn. Nơi đây là địa bàn sinh sống của phần đông đồng bào các DTTS như Tày, Nùng, Dao… Do địa hình đồi núi hiểm trở, cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội còn hạn chế, nên đời sống của đồng bào các dân tộc còn nhiều khó khăn, vất vả.
Hàng triệu xe máy sắp phải kiểm định khí thải phương tiện

Hàng triệu xe máy sắp phải kiểm định khí thải phương tiện

Xã hội - Minh Nhật - 22:31, 17/12/2024
Thông tư 47/2024 về “Quy định trình tự, thủ tục kiểm định, miễn kiểm định lần đầu cho xe cơ giới, xe máy chuyên dùng; trình tự, thủ tục chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới cải tạo, xe máy chuyên dùng cải tạo; trình tự, thủ tục kiểm định khí thải xe môtô, xe gắn máy” do Bộ Giao thông vận tải ban hành sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/01/2025.
Đức Cơ (Gia Lai): Nâng cao năng lực cho cộng đồng, cán bộ triển khai Chương trình MTQG 1719

Đức Cơ (Gia Lai): Nâng cao năng lực cho cộng đồng, cán bộ triển khai Chương trình MTQG 1719

Tin tức - Ngọc Thu - 22:26, 17/12/2024
Trong 3 ngày (từ 17 - 19/12), tại xã Ia Dom, Phòng Dân tộc huyện Đức Cơ (Gia Lai) tổ chức Lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).