Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Mạnh dạn ứng dụng "nông nghiệp thông minh" giúp đồng bào DTTS số thoát nghèo

Thảo Khánh - 2 giờ trước

Trong khi nhiều người trẻ lần lượt bỏ ra thành thị tìm việc làm, thì anh Tống Văn Viện, dân tộc Tày (sinh năm 1987) ở xóm Khau Lai, xã Ôn Lương, Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên lại từ thành thị trở về quê để lập nghiệp. Với quyết tâm dám nghĩ, dám làm cùng sự sáng tạo, anh Viện đã góp sức giúp người dân ở địa phương vươn lên thoát nghèo….

Anh Tống Văn Viện, người dân tộc Tày (sinh năm 1987) ở xóm Khau Lai, xã Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giới thiệu hệ thống máy móc hiện đại tại khu vực sản xuất.
Anh Tống Văn Viện, người dân tộc Tày (sinh năm 1987) ở xóm Khau Lai, xã Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giới thiệu hệ thống máy móc hiện đại tại khu vực sản xuất.

Sinh ra và lớn lên tại xóm Khau Lai (xã Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) trong một gia đình có truyền thống trồng và chế biến chè, tuy nhiên, anh Tống Văn Viện lại theo học chuyên ngành thống kê. Sau khi tốt nghiệp ra trường, anh đã có thời gian 4 năm làm tại một công ty liên doanh nước ngoài. Tháng 7 năm 2020, anh Viện quyết định trở về quê hương và thành lập Hợp tác xã (HTX) Nông sản Phú Lương, liên kết nhiều hộ dân xung quanh trồng, chế biến chè theo hướng hữu cơ, tập trung vào chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu nông nghiệp sạch.

Nhớ lại những ngày đầu thành lập HTX, anh Viện, bộc bạch: Trước đây, người dân chủ yếu trồng chè theo cách truyền thống, do chưa xây dựng được thương hiệu nên sản phẩm chè của người dân làm ra tiêu thụ rất kém, giá thành lại thấp. Mặc dù là địa phương có thế mạnh về trồng chè, nhưng người nông dân dù quanh năm vất vả nhưng thu nhập từ cây chè cũng chẳng đáng là bao.

Nghĩ là làm, gia đình anh Viện đã mạnh dạn đầu tư trồng 6 ha chè hữu cơ trên đất đồi theo tiêu chuẩn chè sạch, nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng, từng bước góp phần xây dựng chỗ đứng riêng cho sản phẩm chè của địa phương. Sau nhiều năm chăm sóc và mở rộng, hiện nay, gia đình anh Viện đã liên kết với các hộ tại địa phương trồng chè trên diện tích 50 ha.

Anh Viện, tâm sự: Là người con tại Ôn Lương, với mong muốn tập hợp những người dân lại và sản xuất theo một quy trình VietGap đạt tiêu chuẩn, để tạo ra năng suất và chất lượng, từ đó tạo ra thương hiệu cho địa phương, phát triển sản phẩm lên tạo giá trị thêm tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo cho người dân ở đây. Nhờ có hệ thống máy móc đồng bộ, chất lượng và giá trị sản phẩm chè của HTX ngày càng được nâng cao, trung bình mỗi tháng, chúng tôi xuất bán được 1 tấn chè búp khô, giá bán đạt từ 300-500 nghìn đồng/kg (tăng gấp đôi so với trước).

Cũng theo anh Viện, mô hình sản xuất mà HTX hướng đến là phát triển kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, tự ủ phân, rơm rạ tạo ra phân hữu cơ, cung cấp phân bón, chế phẩm sinh học cho những hộ dân cùng liên kết để trồng chè. Việc trồng chè theo tiêu chuẩn hữu cơ không chỉ nâng cao chất lượng, sản phẩm chè có hương vị đặc trưng mà còn giúp các hộ canh tác có môi trường sống tốt và an toàn hơn.

Ngoài ra, HTX còn đẩy mạnh chuyển đổi số trong tiêu thụ sản phẩm, xúc tiến thương mại, để duy trì, mở rộng thị trường trong thời đại công nghệ số. Anh Viện đã tích hợp các thông tin thuận tiện cho người tiêu dùng. Chỉ với vài thao tác trên chiếc điện thoại thông minh, mọi người có thể biết rõ được các thông tin sản phẩm, như: Thời gian sản xuất, địa chỉ, thành phần, tiêu chuẩn chất lượng và giá cả. Anh cũng chú trọng đa dạng hóa các hình thức đóng gói, thường xuyên thay đổi mẫu mã bao bì, nhãn mác, dán tem truy xuất nguồn gốc.

Sau hơn 3 năm thành lập, HTX Nông sản Phú Lương dần có “chỗ đứng” trên thị trường, đảm bảo thu nhập cho người lao động, góp phần giảm nghèo bền vững ở địa phương. Hơn hết là anh Viện đã “thổi" một luồng gió mới làm thay đổi tư duy, cách làm kinh tế của người dân Ôn Lương. Thành công bước đầu khi có 3 sản phẩm chè đạt OCOP 4 sao cấp tỉnh.

HTX Nông sản Phú Lương tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động chính thức và hơn 50 lao động thời vụ, với mức thu nhập bình quân từ 5 – 6 triệu đồng/người/tháng.
HTX Nông sản Phú Lương tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động chính thức và hơn 50 lao động thời vụ, với mức thu nhập bình quân từ 5 – 6 triệu đồng/người/tháng.

Hiện tại, HTX Nông sản Phú Lương đang tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động chính thức và hơn 50 lao động thời vụ, với mức thu nhập bình quân từ 5 – 6 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, HTX còn tạo công ăn việc làm ổn định cho 30 hộ trên địa bàn cùng với số lượng lớn nhân viên bán hàng tại hệ thống 4 cửa hàng lẻ và khoảng hơn 5000 điểm bán cửa hàng tạp hóa và siêu thị. Hệ thống bán hàng 10 tỉnh trên cơ sở liên kết với các nhà phân phối tại các tỉnh và các kênh online bán toàn quốc.

Chị Đào Thị Thu, xã Ôn Lương, cũng được nhận vào làm việc từ những ngày đầu HTX thành lập, bộc bạch: “Trước đây công việc chính của em là làm nông nghiệp, trồng lúa, trồng ngô thu nhập trung bình cả năm không quá 30 triệu, từ ngày tham gia làm việc tại HTX, được tạo công ăn việc làm ổn định, thu nhập trung bình mỗi tháng khoảng 5 – 6 triệu đồng, nhờ đó, em không chỉ duy trì được cuộc sống sinh hoạt cho gia đình mà còn có tiền cho con đóng học hàng năm.

Tương tự, chị Đào Thị Thu, chị Tống Thị Sử (xóm Khau Lai, xã Ôn Lương, huyện Phú Lương) cũng có công việc và thu nhập ổn định do được nhận vào làm việc ngay trong HTX tại xóm. Niềm vui lớn nhất của chị là có công việc thường xuyên, thu nhập cao hơn mà không phải đi lai xa, vẫn có thời gian chăm sóc cho gia đình. Chị Sử, chia sẻ: “Công việc trước là ở nhà làm ít chè và làm ruộng. 

Bây giờ, được vào HTX làm việc, công việc ổn định, thu nhập ổn định so với làm nhỏ lẻ ở nhà. Việc trồng và chăm sóc chè của HTX có quy mô, kỹ thuật hơn so với các hộ làm nhỏ lẻ, truyền thống. Nhờ đó năng suất, chất lượng chè được nâng cao và giá bán mỗi lứa chè cũng tốt hơn, hiện nay, tôi đang bán chè tươi cho HTX với giá 25.000 – 30.000 đồng/kg, thu nhập bình quân mỗi tháng từ 7 – 8 triệu, với số tiền này, gia đình tôi không chỉ mua sắm được các phương tiện đi lại, có tiền đóng học cho con và nâng cao đời sống vật chất tinh thần của gia đình.

Nói về định hướng trong thời gian tới, anh Viện cho hay, ngoài việc tiếp tục phát triển thương hiệu chè hữu cơ, hiện nay, gia đình tôi đang trồng thí điểm một số nông sản khác, như: Măng lục trúc, các loại hoa nhài, sen, bạch thiên hương, mộc trà, bạch lan dùng để ướp trà. Mục tiêu của HTX, đó là xây dựng thành công mô hình chè theo tiêu chuẩn của địa phương, đạt chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ 20ha, tham gia phân hạng sản phẩm chè OCOP 5 sao, đồng thời tiếp tục hướng dẫn người dân cách làm hay, hiệu quả, để làm sao các sản phẩm làm ra ngày càng được đông đảo khách hàng đón nhận, qua đó góp phần nâng cao giá trị cũng như thu nhập cho gia đình và người dân tại địa phương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Mường Lát

Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Mường Lát

Ngày 28/10, Đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do ông Triệu Tài Vinh - Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương, làm Trưởng đoàn, đã khảo sát sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.
Tin nổi bật trang chủ
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Sửa đổi, bổ sung Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam để bảo đảm phù hợp với hệ thống pháp luật

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Sửa đổi, bổ sung Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam để bảo đảm phù hợp với hệ thống pháp luật

Chiều 28/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã họp phiên toàn thể để nghe cơ quan soạn thảo và thẩm tra báo cáo về dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Tết “Sử Giề Pà” của người Bố Y

Tết “Sử Giề Pà” của người Bố Y

Media - BDT - 1 giờ trước
Tết “Sử Giề Pà” hay còn có các tên gọi “Tết 8/4”, “Lễ Tạ ơn trâu thần”, được tổ chức vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Đây là một trong những lễ hội lớn trong năm của người Bố Y, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, hình thành qua câu chuyện truyền thuyết của người Bố Y về ngày trâu thần đã dẫn họ tìm được nguồn nước.
Yên Sơn (Tuyên Quang): Nữ Tổ trưởng tổ Tiết kiệm và vay vốn tận tâm, trách nhiệm với công việc

Yên Sơn (Tuyên Quang): Nữ Tổ trưởng tổ Tiết kiệm và vay vốn tận tâm, trách nhiệm với công việc

Gương sáng - Phương Linh - 2 giờ trước
Được ví như “cánh tay nối dài” của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), hơn 20 năm gắn bó với vai trò là Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) thuộc Đoàn Thanh niên quản lý, bà Trần Thị Tầm là người Tổ trưởng cần cù, tâm huyết với công việc, là cầu nối chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thôn Tân Lập. Qua đó góp phần quan trọng trong công cuộc giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã Chiêu Yên, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
Yên Bái: Quyết tâm vượt qua khó khăn thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững

Yên Bái: Quyết tâm vượt qua khó khăn thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững

Xã hội - Vân Khánh - 2 giờ trước
Tỉnh Yên Bái đang tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững năm 2024, nhằm giúp người nghèo có điều kiện và cơ hội được học nghề, có việc làm, phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo.
Phước Sơn (Quảng Nam) nỗ lực kéo giảm tình trạng tảo hôn: Tay ẵm tay bồng ru con bên cánh nôi buồn…(Bài 1)

Phước Sơn (Quảng Nam) nỗ lực kéo giảm tình trạng tảo hôn: Tay ẵm tay bồng ru con bên cánh nôi buồn…(Bài 1)

Công tác Dân tộc - T.Nhân – H.Trường - 2 giờ trước
Mặc dù được kéo giảm, song tình trạng tảo hôn vẫn đang là bài toán nan giải ở huyện nghèo Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Thay vì được đến trường như những bạn bè cùng trang lứa, nhiều em đang ở cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới, nhưng phải tay ẵm tay bồng ru con bên cánh nôi buồn…
Vấn nạn hướng nghiệp lệch lạc trên mạng xã hội

Vấn nạn hướng nghiệp lệch lạc trên mạng xã hội

Giáo dục - Hồng Phúc - 3 giờ trước
Lựa chọn ngành học, nghề nghiệp hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu của thanh niên, bởi họ là những người đang đứng trước ngưỡng cửa tự lập, đương đầu với cuộc sống, gây dựng tương lai cho chính mình. Tuy nhiên, hiện nay trên mạng xã hội xuất hiện một trào lưu cực kỳ tai hại, review (đánh giá), tư vấn lệch lạc, sai sự thật về các ngành học, khiến cho người trẻ và phụ huynh học sinh hoang mang, lo lắng.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 43): Cấp bách bảo về tiếng nói và chữ viết của đồng bào DTTS?

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 43): Cấp bách bảo về tiếng nói và chữ viết của đồng bào DTTS?

Tiếng nói và chữ viết là một trong những yếu tố quan trọng làm nên bản sắc văn hóa của mỗi tộc người. Tuy nhiên, trong giai đoạn hội nhập và phát triển hiện nay, nhiều tiếng nói, chữ viết của các DTTS đang có nguy cơ bị mai một, bởi vậy việc bảo tồn, gìn giữ sự đa dạng về tiếng nói, chữ viết trong đời sống cộng đồng là vấn đề cấp thiết.
Bình Gia (Lạng Sơn): Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo

Bình Gia (Lạng Sơn): Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo

Tin tức - Minh Anh - 3 giờ trước
Từ đầu năm 2024 đến nay, UBND huyện Bình Gia (Lạng Sơn) đã tổ chức 12 lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo, với khoảng 800 người tham gia. Hoàn thành 100% kế hoạch đề ra.
Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ sinh kế theo nhu cầu, phù hợp với điều kiện hộ nghèo

Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ sinh kế theo nhu cầu, phù hợp với điều kiện hộ nghèo

Chương trình 1719 - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Với phương châm hỗ trợ sinh kế cho người dân theo nhu cầu, những năm qua, huyện Ia H’Drai (Kon Tum) đã triển khai có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Với cách làm thiết thực đã tạo được sự đồng thuận cao trong Nhân dân và các mô hình đang từng bước phát huy hiệu quả.
Lạng Sơn: Triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Lạng Sơn: Triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chương trình 1719 - Thúy Hồng - 5 giờ trước
Với nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, sau gần 4 năm triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lạng Sơn đã tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình, qua đó giúp đồng bào được thụ hưởng các chính sách của Nhà nước, từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.
Chương trình MTQG 1719: Hỗ trợ hơn 27 tỷ đồng cho huyện Ninh Phước

Chương trình MTQG 1719: Hỗ trợ hơn 27 tỷ đồng cho huyện Ninh Phước

Chương trình 1719 - Thái Sơn Ngọc - 5 giờ trước
Ông Ngô Khánh, Chủ tịch UBND huyện Ninh Phước (tỉnh Ninh Thuận) cho biết, trong 3 năm (2022- 2024) triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), huyện Ninh Phước được giải ngân hỗ trợ 27.156 triệu đồng để thực hiện các Dự án, tiểu dự án của Chương trình.
Quốc hội giám sát chuyên đề về bất động sản và nhà ở xã hội từ năm 2015-2023

Quốc hội giám sát chuyên đề về bất động sản và nhà ở xã hội từ năm 2015-2023

Thời sự - Hoàng Quý - 6 giờ trước
Sáng 28/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.