Ngày 25/10, tại cánh đồng làng Kgiang, xã Kông Lơng Khơng (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San phối hợp Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Thể thao huyện Kbang tổ chức phục dựng nghi thức Lễ cúng bến nước của đồng bào Ba Na.
Tết của người Hrê ở huyện miền núi An Lão (tỉnh Bình Định) được tổ chức vào khoảng từ tháng Giêng đến tháng 2 âm lịch. Ngày Tết, những ché rượu cần thơm lừng được người làng đem ra thưởng thức. Trai gái cùng nhau nhảy múa, hát ka-choi (dân ca của người Hrê) đối đáp thắm đượm tình người…
Mới đây, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Krông Pắc, UBND xã Ea Yông tổ chức phục dựng Lễ cúng bến nước của người Ê Đê. Thông qua Lễ cúng bến nước, nhằm khơi dậy lòng tự hào, ý thức giữ gìn văn hoá của cộng đồng; đồng thời nâng cao nhận thức, vai trò của cán bộ và Nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, cũng như cần trân quý bảo vệ nguồn nước.
Người Mnông có lịch sử phát triển gắn liền với văn minh nương rẫy, với các lễ nghi, lễ hội theo nông nghiệp, theo vòng đời hoặc theo các mối quan hệ xã hội. Trong quá trình thực hành các lễ nghi, hiện vật không thể thiếu là những chiếc chóe rượu cần bằng gốm, được người Mnông gọi là yăng.
Lễ cúng bến nước được coi là nghi lễ truyền thống quan trọng của người Ê Đê ở Đắk Lắk. Lễ cúng bến nước thường được thực hiện vào dịp đầu năm trước khi vào vụ sản xuất mới, để tạ ơn các vị thần và cầu mong thần linh ban cho dòng nước trong lành, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, người dân gặp nhiều may mắn trong năm mới.