Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) được xây dựng trên nguyên tắc "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm"

Hoàng Quý - 17:25, 12/02/2025

Chiều 12/2, tại Hà Nội, trong Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã trình bày trước Quốc hội Tờ trình về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết dự thảo Luật gồm 7 chương, 50 điều (giảm 93 điều so với Luật hiện hành). Quan điểm xây dựng luật là quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII và Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII về việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, nhất là xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ Nhân dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại.

Về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, dự thảo Luật chỉnh lý theo hướng giữ nguyên mô hình tổ chức chính quyền địa phương như Luật hiện hành. Theo đó, tại tất cả các đơn vị hành chính các cấp tổ chức cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND, trừ trường hợp cụ thể Quốc hội quy định không phải là cấp chính quyền địa phương. Quy định này để bảo đảm việc tiếp tục thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại một số thành phố trực thuộc Trung ương theo Luật Thủ đô và các Nghị quyết của Quốc hội.

Về cơ cấu tổ chức và hoạt động của HĐND, UBND các cấp, dự thảo Luật quy định theo hướng: Quy định nguyên tắc xác định số lượng đại biểu HĐND trên cơ sở quy mô dân số, đặc điểm vùng miền và điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa bàn; Giao Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định số lượng đại biểu HĐND, khung số lượng đại biểu chuyên trách của HĐND, khung số lượng các Ban của HĐND; Giao thẩm quyền cho HĐND quyết định thành lập các Ban và quyết định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND bảo đảm phù hợp với thực tiễn của địa phương; Giao Thường trực HĐND được quyết định biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; điều chỉnh dự toán, phân bổ tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách hằng năm và báo cáo HĐND tại kỳ họp gần nhất…

Cơ bản kế thừa các quy định về cơ cấu tổ chức của UBND theo quy định của Luật hiện hành và giao Chính phủ quy định khung số lượng Phó Chủ tịch UBND các cấp, số lượng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện; UBND ở cấp chính quyền địa phương hoạt động theo chế độ tập thể kết hợp với trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch UBND và từng thành viên UBND; Quy định rõ các nhiệm vụ của UBND phải thảo luận và quyết định tập thể; các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND được uỷ quyền cho Chủ tịch UBND thực hiện; Quy định theo hướng mở rộng nhiệm vụ, thẩm quyền riêng của Chủ tịch UBND.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng

Tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương trong Tờ trình của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, nội dung của dự thảo Luật bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng. Hồ sơ dự án Luật đã được chuẩn bị công phu, nghiêm túc theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành với đề xuất của Chính phủ về việc tiếp tục duy trì mô hình tổ chức chính quyền địa phương như quy định của Luật hiện hành và các luật, nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị.

Đồng thời, đề nghị Chính phủ tiếp tục tổng kết, đánh giá một cách toàn diện về việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại các địa phương, trên cơ sở đó đề xuất mô hình tổ chức chính quyền địa phương phù hợp để thực hiện một cách tổng thể, đồng bộ, thống nhất trên phạm vi cả nước.

Về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền giữa chính quyền địa phương các cấp, Ủy ban Pháp luật tán thành với việc tiếp tục hoàn thiện các quy định về phân cấp, ủy quyền cho chính quyền địa phương nhằm cụ thể hóa chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp theo tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.

Để tiếp tục hoàn thiện các quy định về nguyên tắc phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền, đề nghị tiếp tục rà soát để bảo đảm sự thống nhất giữa quy định của dự thảo Luật với quy định có liên quan trong dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) về cách thức quy định các nguyên tắc về phân định thẩm quyền, về phân quyền, phân cấp, ủy quyền cũng như bảo đảm tính đồng bộ, thông suốt cả về chủ thể phân cấp, ủy quyền, đối tượng nhận phân cấp, ủy quyền, phương thức và điều kiện bảo đảm thực hiện.  

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Người có uy tín-Nhân tố tích cực trong giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở

Người có uy tín-Nhân tố tích cực trong giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở

Pháp luật - Minh Thu - 3 giờ trước
Với kinh nghiệm, hiểu biết thực tế tại địa phương, trong những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân nâng cao ý thức chấp hành các quy định pháp luật của Nhà nước. Bằng uy tín đối với cộng đồng, Người có uy tín cũng đã trực tiếp tham gia giải quyết nhiều sự vụ liên quan đến an ninh trật tự cơ sở, góp phần giữ gìn bình yên trên mỗi xóm bản vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cột cờ A Pa Chải chuẩn bị khánh thành

Cột cờ A Pa Chải chuẩn bị khánh thành

Tin tức - PV - 3 giờ trước
Lễ Thượng cờ và khánh thành Cột cờ A Pa Chải sẽ được tổ chức vào ngày 07/5/2025 tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé (Điện Biên) - điểm cực Tây thiêng liêng của Tổ quốc. Sự kiện tổ chức nhân dịp 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2025), chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV.
Sở Dân tộc và Tôn giáo thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Kon Tum nhân dịp Lễ Phục sinh năm 2025

Sở Dân tộc và Tôn giáo thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Kon Tum nhân dịp Lễ Phục sinh năm 2025

Dân tộc - Tôn giáo - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Nhân dịp Lễ Phục sinh năm 2025, sáng 17/4, thay mặt lãnh đạo UBND tỉnh Kon Tum, ông Nguyễn Quang Thạch - Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo đã đến thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Kon Tum và Giám mục Nguyễn Hùng Vị - Giám mục Giáo phận Kon Tum.
Đại tướng Phan Văn Giang làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn

Đại tướng Phan Văn Giang làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn

Tin tức - Như Tâm - 5 giờ trước
Chiều 16/4, tại Tp. Lạng Sơn, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn. Cùng tham dự buổi làm việc có Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn - Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; Thượng tướng Lê Quang Minh - Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; lãnh đạo, chỉ huy một số cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.
Bộ Dân tộc và Tôn giáo: Rà soát kinh phí hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các địa phương

Bộ Dân tộc và Tôn giáo: Rà soát kinh phí hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các địa phương

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 5 giờ trước
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước tại Thông báo số 158/TB-VPCP, Bộ Dân tộc và Tôn giáo tổ chức cuộc họp trao đổi, thảo luận đề xuất điều chỉnh kinh phí hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các địa phương từ nguồn kinh phí huy động tại Chương trình phát động và kinh phí từ nguồn tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024 phù hợp với nhu cầu rà soát. Ông Phí Mạnh Thắng - Vụ trưởng Vụ Pháp chế chủ trì cuộc họp.
Mùa bánh trứng kiến

Mùa bánh trứng kiến

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 15/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Thắk-kôn của đồng bào Khmer Sóc Trăng. Mùa bánh trứng kiến. “Vua sâm” giúp dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm

Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm

Thời sự - PV - 8 giờ trước
Chiều 16/4, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ tư, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên thảo luận cấp cao với chủ đề "Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm".
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025

Thời sự - PV - 19:15, 16/04/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, nhìn về tương lai, Việt Nam đang nhanh chóng thúc đẩy các đột phá chiến lược, nỗ lực chuẩn bị tốt nhất cho quá trình phát triển vừa nhanh, vừa xanh, bao trùm và bền vững.
Thủ tướng: Chúng ta đang nắm trong tay trách nhiệm và sứ mệnh vẻ vang trước mối đe dọa lớn nhất với hành tinh

Thủ tướng: Chúng ta đang nắm trong tay trách nhiệm và sứ mệnh vẻ vang trước mối đe dọa lớn nhất với hành tinh

Thời sự - PV - 18:25, 16/04/2025
Chiều 16/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Lễ khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam năm 2025 với chủ đề "Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm".
Sơn La: Khánh thành đập Sabo - công trình thí điểm tại Việt Nam giúp giảm thiểu rủi ro lũ quét và sạt lở đất

Sơn La: Khánh thành đập Sabo - công trình thí điểm tại Việt Nam giúp giảm thiểu rủi ro lũ quét và sạt lở đất

Trang địa phương - Minh Nhật - 17:04, 16/04/2025
Đây là công trình đập Sabo đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Nhật Bản, nằm trong phạm vi Dự án Hợp tác kỹ thuật về nâng cao năng lực giảm thiểu rủi ro lũ quét và sạt lở đất ở khu vực miền núi phía Bắc, sử dụng vốn ODA không hoàn lại do Chính phủ Nhật Bản tài trợ.
Người có uy tín góp sức cho những công trình từ Chương trình MTQG 1719

Người có uy tín góp sức cho những công trình từ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 17:02, 16/04/2025
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đang phát huy vai trò quan trọng tham gia việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719). Người có uy tín trở thành một trong những lực lượng nòng cốt, tiên phong trong việc huy động sức mạnh tổng hợp, để thực hiện thành công Chương trình.