Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lừa đảo trên không gian mạng ở vùng DTTS - Chuyện cũ nhưng chưa hết nóng

Văn Hoa - 06:34, 29/07/2024

Thời gian qua, lừa đảo trên không gian mạng diễn ra ở khắp nơi, khắp mọi vùng miền, đặc biệt tình trạng này đã lan tràn vào vùng DTTS và miền núi. Nâng cao tinh thần cảnh giác cho người dân là giải pháp an toàn nhất hiện nay.

Không có"miếng bánh" nào miễn phí

Qua mạng xã hội Facebook, chị NTT, dân tộc Sán Dìu tại huyện Sơn Dương, Tuyên Quang nhận được một phần quà may mắn từ nước ngoài, bao gồm hiện vật và tiền mặt. Trong quá trình gửi quà, đối tượng lừa đảo có quay video trực tiếp lúc đóng gói phần quà và gửi đi. Vài ngày sau, chị nhận được cuộc gọi Zalo có người xưng là nhân viên công ty chuyển phát nhanh nói là hàng đã về tới Việt Nam và yêu cầu chị chuyển số tiền 5 triệu đồng, sau đó 8 triệu đồng thì mới nhận được hàng.

Sau khi chị NTT chuyển 2 lần với tổng số tiền 13 triệu đồng, thì nhân viên chuyển phát lại trao đổi với chị rằng gói hàng “hiện đang bị giữ tại hải quan, hàng có số tiền mặt lớn và bị nghi rửa tiền”, do đó yêu cầu chị NTT nộp 38 triệu đồng để có chứng chỉ rửa tiền và bắt đầu xử lý vụ việc. Nếu chị không chuyển tiền có thể bị các cơ quan chức năng bắt đi tù. May mắn rằng, chị NTT đã trao đổi với gia đình và biết được mình đã bị lừa, do đó chị đã không chuyển số tiền 38 triệu đồng theo yêu cầu.

Mới đây, tại nhiều địa phương, nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc như Yên Bái, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Thái Nguyên, đặc biệt nhất là các khu công nghiệp xuất hiện chiêu trò quét mã QR trên thẻ để nhận tiền (chúng gắn trực tiếp thẻ có mã QR vào xe gắn máy của công nhân). Đây là hình thức lừa đảo chiếm đoạt thông tin, tiền trong tài khoản. Thực tế, mã QR bày dẫn đến một Website đánh bạc và cá cược trái phép. Khi người dân quét mã QR code này, điện thoại sẽ bị xâm nhập, chiếm quyền điều khiển và các đối tượng lừa đảo sẽ dễ dàng lấy tiền trong tài khoản ngân hàng. Trên thực tế, đã có rất nhiều người, đặc biệt là công nhân người DTTS ở các tỉnh miền núi bị hình thức này chiếm đoạt tài sản.

Trường hợp của chị NTT tại Tuyên Quang và hình thức lừa đảo quét mã QR trên thẻ để nhận tiền khiến người bị hại mất từ vài triệu đến cả trăm triệu đồng không phải là chuyện hiếm hiện nay. Dù các cơ quan chức năng, các cấp, các ngành, các địa phương, thậm chí là các nạn nhân cảnh báo, nhưng với quá nhiều hình thức lừa đảo tinh vi, lợi dụng tính thật thà, nhẹ dạ, cả tin của người dân, trong đó có đồng bào DTTS, nhiều người, thậm chí cả người trẻ, cán bộ cũng bị lừa.

Hiện nay xuất hiện một số đối tượng lạ treo các thẻ nhựa có mệnh giá tiền 30.000, 50.000, 100.000 đồng lên xe gắn máy của người dân hay trước cửa nhà dân, trên thẻ có mã QR code và hướng dẫn quét thẻ để nhận tiền. (Trong ảnh: Báo Yên Bái đăng thông tin lên trang Fanpage của Báo để người dân cảnh giác)
Hiện nay xuất hiện một số đối tượng lạ treo các thẻ nhựa có mệnh giá tiền 30.000, 50.000, 100.000 đồng lên xe gắn máy của người dân hay trước cửa nhà dân, trên thẻ có mã QR code và hướng dẫn quét thẻ để nhận tiền. (Trong ảnh: Báo Yên Bái đăng thông tin lên trang Fanpage của Báo để người dân cảnh giác)

Hiện nay, các đối tượng sử dụng công nghệ cao thường dùng các hình thức lừa đảo như: gửi quà tặng may mắn; giả danh cơ quan pháp luật, chiếm quyền sử dụng tài khoản; giả danh người thân để vay, mượn tiền; dụ dỗ người dân làm nhiệm vụ trên các app thu lợi nhuận cao; giả nhân viên của nhà cung cấp dịch vụ điện thoại cảnh báo khóa sim điện thoại; giả mạo trang thông tin điện tử của các cơ quan, doanh nghiệp như bảo hiểm xã hội, ngân hàng, chứng khoán; tuyển dụng việc làm; mạo danh các hoạt động trại hè; mạo danh biên tập viên của các cơ quan truyền thông tổ chức cuộc thi ảnh/tuyển cộng tác viên…

Thủ đoạn lừa dảo ngày càng tinh vi

Có thể thấy, hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng có ở mọi nơi từ miền xuôi đến miền ngược. Các đối tượng lừa đảo sử dụng nhiều hình thức lừa đảo khác nhau cực kì tinh vi, ngay cả những người có hiểu biết nếu không cảnh giác cũng dễ dàng bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản; đối với đồng bào DTTS ở khu vực vùng sâu, vùng xa ít va chạm, khả năng sử dụng điện thoại thông minh còn hạn chế, thì khả năng bị các đối tượng lừa đảo lợi dụng càng cao. 

Để phòng ngừa tội phạm lừa đảo trên không gian mạng, nhiều địa phương đã phát đi cảnh báo với nhiều cách làm khác nhau để nâng cao nhận thức người dân.

Người có uy tín tỉnh Điện Biên chia sẻ kinh nghiệm sử dụng điện thoại thông minh
Người có uy tín tỉnh Điện Biên chia sẻ kinh nghiệm sử dụng điện thoại thông minh

Đơn cử như tại tỉnh Yên Bái, Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái đã trang bị điện thoại thông minh cho Người có uy tín. Qua kênh zalo, Ban Dân tộc thường xuyên thông tin tới Người có uy tín về các hình thức lừa đảo, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, giúp Người có uy tín dễ dàng nắm bắt thông tin, qua đó Người có uy tín sẽ tuyên truyền, phổ biến để đồng bào DTTS nắm được các hình thức lừa đảo để biết cách phòng tránh.

Hay tại Tuyên Quang, hầu hết các trang fanpage như Mặt trận Tuyên Quang, Công an các cấp, trang thông tin các xã đều tích cực đăng thông tin về các hình thức lừa đảo qua mạng xã hội để Nhân dân biết và phòng tránh.

UBND xã Thiện Kế, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang phát đi cảnh báo tới người dân để phòng ngừa hoạt động lừa đảo trên không gian mạng
UBND xã Thiện Kế, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang phát đi cảnh báo tới người dân để phòng ngừa hoạt động lừa đảo trên không gian mạng

Để chủ động phòng ngừa, nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác cho Nhân dân về tình trạng giả danh cán bộ Công an hướng dẫn, hỗ trợ cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử qua ứng dụng VneID nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân, đặc biệt là người DTTS; Công an huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) đã huy động các cán bộ, chiến sĩ từ huyện đến các xã, thị trấn trên địa bàn phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tổ chức ra quân tuyên truyền phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng tại các khu dân cư, chợ, bệnh viện khu vực tập trung đông người. 

Đồng thời, phối hợp Phòng Dân tộc và Đài Truyền thanh, truyền hình huyện xây dựng bản tin bằng hai thứ tiếng Kinh và Mường; Đồng thời tăng cường công tác tuyền truyền, cảnh báo trên mạng xã hội zalo, facebook... về các phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng lừa đảo để người dân hiểu và cảnh giác, phòng ngừa.

Còn tại huyện Lang Chánh, Thanh Hóa, thông qua công tác tuyên truyền, cảnh báo, chỉ tính từ đầu năm 2024 đến nay, Công an huyện đã phát hiện và kịp thời ngăn chặn 13 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, giúp người dân bảo vệ an toàn tài sản của mình.

Ngày 25/5/2024, Cục Thông tin cơ sở (Bộ TT&TT) ban hành Công văn số 397/TTCS-TTTH về tuyên truyền phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng. Theo đó, Cục Thông tin cơ sở đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến về phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng cho người dân thường xuyên trên đài truyền thanh cơ sở và các hoạt động thông tin cơ sở khác. Trọng tâm phổ biến 12 phương thức tội phạm mạng thường sử dụng để lừa đảo trực tuyến và 10 biện pháp phòng tránh lừa đảo.

Ý kiến độc giả
Tin cùng chuyên mục
Quảng Ninh: Quyết tâm hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trong tháng 10/2025

Quảng Ninh: Quyết tâm hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trong tháng 10/2025

Thực hiện Quyết định số 539/QĐ-TTg ngày 19/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025”, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số 2228/QĐ-UBND ngày 1/8/2024 về Kế hoạch triển khai thực hiện Phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong năm 2025”; Kế hoạch số 10/KH-UBND ngày 10/01/2025 về triển khai thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh năm 2025.
Tin nổi bật trang chủ
Thứ trưởng, Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Thông dự Họp mặt mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025 tại tỉnh Kiên Giang

Thứ trưởng, Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Thông dự Họp mặt mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025 tại tỉnh Kiên Giang

Dân tộc - Tôn giáo - Như Tâm - 21 phút trước
Ngày 10/4, tại Tp. Rạch Giá, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kiên Giang tổ chức Họp mặt mừng Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer năm 2025. Đến dự và phát biểu tại buổi họp mặt ông Y Thông - Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo. Khách mời Trung ương còn có ông Danh Út - nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội. Cùng tham dự có ông Tào Việt Thắng - Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền công tác dân tộc và chuyên viên Văn phòng thuộc Bộ.
Thanh Hóa: Biểu dương người tốt, việc tốt trong đồng bào Công giáo

Thanh Hóa: Biểu dương người tốt, việc tốt trong đồng bào Công giáo

Tốt đời đẹp đạo - Quỳnh Trâm- Phan Nga - 28 phút trước
Ngày 10/4, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh tổ chức Hội nghị thi đua yêu nước biểu dương người tốt, việc tốt trong đồng bào Công giáo tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2020 - 2025.
Quảng Ninh: Quyết tâm hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trong tháng 10/2025

Quảng Ninh: Quyết tâm hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trong tháng 10/2025

Trang địa phương - Mỹ Dung - 31 phút trước
Thực hiện Quyết định số 539/QĐ-TTg ngày 19/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025”, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số 2228/QĐ-UBND ngày 1/8/2024 về Kế hoạch triển khai thực hiện Phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong năm 2025”; Kế hoạch số 10/KH-UBND ngày 10/01/2025 về triển khai thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh năm 2025.
Mục sư Hảng A Xà và giấc mơ đưa Sin Suối Hồ “cất cánh”

Mục sư Hảng A Xà và giấc mơ đưa Sin Suối Hồ “cất cánh”

Gương sáng - Thuỳ Giang - 42 phút trước
Sin Suối Hồ, bản du lịch cộng đồng ASEAN ở Lai Châu, hấp dẫn du khách bởi không khí trong lành, cảnh núi rừng hùng vĩ và bản sắc văn hóa dân tộc Mông dưới chân núi Sơn Bạc Mây. Trước đây, bản từng nghèo khó, nhiều tệ nạn, buồn tẻ. Sự đổi thay hôm nay có công lớn của mục sư, Người có uy tín Hảng A Xà.
Kon Tum: Cho phép tiếp tục thi công các hạng mục không bị sự cố tại thủy điện Đăk Mi 1

Kon Tum: Cho phép tiếp tục thi công các hạng mục không bị sự cố tại thủy điện Đăk Mi 1

Pháp luật - Ngọc Chí - 44 phút trước
Sau hơn 3 tháng tạm dừng thi công để điều tra nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra ngày 31/12/2024, tại công trình xây dựng thủy điện Đăk Mi 1, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum) khiến 5 công nhân tử vong, Bộ Xây dựng vừa thống nhất với đề nghị của UBND tỉnh Kon Tum, cho phép tiếp tục thi công trở lại đối với các hạng mục công trình không bị sự cố, tại công trình thủy điện này.
Rừng mai trăm năm tuổi giữa đại ngàn Đakrông

Rừng mai trăm năm tuổi giữa đại ngàn Đakrông

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 10/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Rừng mai cổ thụ trăm năm tuổi giữa đại ngàn Đakrông. Người giữ lửa văn hóa Khơ Mú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phú Túc ngày càng sung túc

Phú Túc ngày càng sung túc

Gương sáng - Minh Ngọc - Lam Phương - 1 giờ trước
Dẫu còn những khó khăn nhưng thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng với gần 90% dân số là đồng bào Cơ Tu, vẫn là ngôi làng đẹp với mái nhà Gươl sừng sững. Để có được đổi thay đó, bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, phải kể đến đóng góp của già làng Đinh Văn Trí. Dù ở độ tuổi 80 nhưng ông luôn nhiệt huyết, đi đầu trong các phong trào của thôn, góp phần đưa Phú Túc ngày càng sung túc.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh phong trào thi đua

Ninh Thuận: Đẩy mạnh phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau"

Xã hội - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ngày 10/4/2025, tại TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị tổng kết Phong trào thi đua Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau, giai đoạn 2021- 2025. Ông Lê Văn Bình, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì Hội nghị.
Văn hóa Mông trên lưng ngựa

Văn hóa Mông trên lưng ngựa

Sắc màu 54 - Vàng Ni – Vân Long - 1 giờ trước
Có một bản giao hưởng len lỏi trên những cung đường đá tai mèo, nơi chỉ có trời xanh vời vợi, những vạt nắng rớt xuống lưng chừng núi và những bước chân của đồng bào Mông luôn cao hơn mọi đỉnh núi cao nhất. Bản giao hưởng ấy không chỉ đến từ khèn, từ sáo... mà đến từ những vó ngựa gõ nhịp, từ tiếng lục lạc leng keng, từ tiếng lọc xọc trên bộ yên cương gỗ, đã bạc màu sương gió. Với người Mông, con ngựa không đơn thuần chỉ là con vật thồ hàng, mà nó còn mang trên lưng cả tâm tình, cả văn hóa, cả linh hồn của người Mông.
Phú Yên: Một hộ gia đình nông dân hiến 11.000 m2 đất xây trường và đường

Phú Yên: Một hộ gia đình nông dân hiến 11.000 m2 đất xây trường và đường

Gương sáng giữa cộng đồng - Hoàng Hà Thế - 1 giờ trước
Dẫu còn khó khăn trong cuộc sống nhưng vợ chồng nông dân Lê Văn Tài và chị Lê Thị Bảy ở thôn Tân Lập, xã Đức Bình Đông, huyện miền núi Sông Hinh, tỉnh Phú Yên sẵn sàng hiến 11.000 m2 đất của gia đình để UBND xã Đức Bình Đông xây dựng trường mầm non và làm đường bê tông. Nghĩa cử cao đẹp của gia đình đã góp phần giúp địa phương nâng cao chất lượng giáo dục và cải thiện cơ sở hạ tầng, mang lại lợi ích lâu dài cho cộng đồng và thế hệ mai sau.
Người có uy tín Nguyễn Thị Thu: “Nói phải thì củ cải cũng nghe”

Người có uy tín Nguyễn Thị Thu: “Nói phải thì củ cải cũng nghe”

Người có uy tín - Văn Hoa - 1 giờ trước
Đó là lời chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thu, sinh năm 1965, Người có uy tín, hòa giải viên thôn Mạ, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình (Yên Bái) khi nói về kinh nghiệm của bà trong việc giải quyết các vụ mâu thuẫn, vướng mắc trong dân ở địa phương.