Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lan tỏa yêu thương, nghĩa đồng bào đẩy lùi đại dịch

PV - 15:51, 28/08/2021

Những ngày qua, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nguy hiểm ở TP.HCM và một số tỉnh phía Nam, đông đảo các chức sắc, chức việc, tín đồ thuộc các tôn giáo trong cả nước đã tình nguyện đăng ký tham gia tuyến đầu chống dịch COVID-19.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trò chuyện với sư thầy Thích Minh Đạo (thứ hai từ trái qua), nữ tu Hồng Hạnh (ngoài cùng bên trái) về chăm sóc, động viên bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện dã chiến số 10.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trò chuyện với sư thầy Thích Minh Đạo (thứ hai từ trái qua), nữ tu Hồng Hạnh (ngoài cùng bên trái) về chăm sóc, động viên bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện dã chiến số 10.

Những liều thuốc tinh thần quý giá

Sau khi giáo hội Phật giáo Việt Nam phát động phong trào “Cởi áo cà sa khoác áo boluse trắng tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch”, đến nay đã có 1.250 tăng ni, cư sĩ, phật tử tham gia tuyến đầu phòng dịch, hỗ trợ nhân dân các khu cách ly.

Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM đã 2 lần tổ chức Lễ xuất quân cho các vị tăng ni, phật tử cùng chức sắc, tu sĩ của Công giáo và đạo Tin Lành đăng ký là tình nguyện viên xung phong lên tuyến đầu chống dịch tại Bệnh viện Hồi sức chuyên sâu COVID-19 (214 người), Bệnh viện Dã chiến thu dung, điều trị COVID-19 số 10 (45 người), Bệnh viện Dã chiến thu dung, điều trị COVID-19 số 12 (40 người) và Bệnh viện Nhân dân Gia Định....

Cùng với đó, các Tòa Giám mục cũng quan tâm, kêu gọi các linh mục, tu sĩ và tín đồ phát huy tinh thần chia sẻ và chung tay tham gia các hoạt động thiện nguyện trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, trong đó có gần 300 linh mục, tu sĩ tham gia hỗ trợ công tác điều trị bệnh nhân COVID-19.

Tất cả các tình nguyện viên đều đã trải qua khóa học tập huấn kiến thức, kỹ năng y tế trong môi trường có bệnh nhân mắc COVID-19; đã được tiêm vaccine phòng COVID-19 và có kết quả âm tính xét nghiệm RT- PCR trước khi lên đường.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý lãnh đạo Bệnh viện dã chiến số 10 phải quan tâm đến bổ sung cháo dinh dưỡng, hoa quả… để bồi bổ thể trạng cho bệnh nhân COVID-19.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý lãnh đạo Bệnh viện dã chiến số 10 phải quan tâm đến bổ sung cháo dinh dưỡng, hoa quả… để bồi bổ thể trạng cho bệnh nhân COVID-19.

Sáng ngày 28/8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã đến thăm Bệnh viện dã chiến số 10 (TP. Thủ Đức), nơi có gần 50 nữ tu công giáo, tăng ni, phật tử tình nguyện phục vụ, chăm sóc bệnh nhân COVID-19.

Giám đốc Bệnh viện dã chiến số 10 Nguyễn Thanh Vinh cho biết, Bệnh viện có 3.000 giường và hiện đang điều trị cho hơn 1.200 bệnh nhân COVID-19, cả bệnh viện đang có 15 bác sĩ, hơn 70 điều dưỡng, hơn 50 nhân sự ngoài y tế. Vì vậy, sự hỗ trợ của các tình nguyện viên, trong đó có các tu sĩ, tín đồ tôn giáo có ý nghĩa rất đặc biệt, thậm chí góp phần giúp nhiều bệnh nhân giải toả tâm lý nặng nề, tiêu cực khi mắc bệnh.

Trò chuyện với Phó Thủ tướng, nữ tu Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Dòng nữ Đa Minh Bà Rịa chia sẻ mới đầu làm tình nguyện vào bệnh viện dã chiến chưa quen công việc, bỡ ngỡ nên các tình nguyện viên còn lo lắng. Thời gian sau được các bác sĩ bệnh viện hướng dẫn, khi quen việc, mọi người thấy không quá khó khăn, đáng sợ như ban đầu.

"Lúc đầu mới vào ai cũng hơi sợ, nhưng khi gặp gỡ, chăm sóc cho bệnh nhân rồi thì không còn sợ. Chăm bệnh nhân ai cũng chăm được, chỉ cần có tấm lòng", nữ tu Hồng Hạnh chia sẻ.

Còn sư thầy Thích Thanh Đạo, Thiền viện Trúc Lâm Bình Phước cho hay, bệnh nhân COVID-19 không có người thân bên cạnh, khi được hỗ trợ, hỏi thăm cảm thấy đón nhận được tình yêu thương nên cũng mau bình phục. Nhìn nhiều người được xuất viện mừng vui, cảm ơn thì cả bác sĩ và các tình nguyện viên đều thấy ấm lòng.

Phó Thủ tướng cho biết những liều thuốc tinh thần rất quan trọng đối với bệnh nhân COVID-19 khi ông đã trực tiếp đến thăm một người nhiễm COVID-19 đang cách ly, điều trị tại nhà (tối 27/8) và chứng kiến chỉ số nồng độ oxy trong máu (SPO2) xuống thấp nhưng sau khi được bác sĩ quân y thăm khám, tư vấn, phát thuốc thì bệnh nhân này đã cải thiện được chỉ số SPO2.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cảm ơn và gửi lời hỏi thăm tất cả tình nguyện viên tôn giáo đã không ngại khó khăn, gian khổ để chung tay cùng chính quyền đến chăm sóc cho bệnh nhân COVID-19 lúc này.

Giữa lúc dịch bệnh căng thẳng, nhiều bệnh nhân không khỏi hoang mang, lo lắng, thì sự có mặt của các nữ tu, các tăng ni, phật tử ở bên cạnh động viên, an ủi sẽ là liều thuốc tinh thần rất lớn, tiếp thêm sức cho người bệnh vượt qua bệnh tật.

Không chỉ nữ tu Hồng Hạnh mà tất cả các tình nguyện viên đều luôn mong muốn, chờ đợi ngày bệnh viện dã chiến này và các bệnh viện khác được giải thể, lúc đó có nghĩa là hết bệnh nhân.

Đáp lại, Phó Thủ tướng chia sẻ: "Tất cả chúng ta đều mong như vậy, nhưng bây giờ không chỉ mong nữa mà phải làm cho nó giải thể nhanh nhất, và chắc chắn mình làm được".

Trao đổi thêm với lãnh đạo Bệnh viện dã chiến số 10, Phó Thủ tướng cho rằng cần lưu ý hơn nữa đến chế độ dinh dưỡng bổ sung cho người bệnh như cháo dinh dưỡng, hoa quả… kết hợp với các loại thuốc điều trị từ sớm, thở oxy dòng cao, tinh thần thoải mái thì sẽ hạn chế tối đa trường hợp chuyển nặng.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm bếp ăn ở Trường tiểu học Lương Thế Vinh (phường Bình Thọ, TP. Thủ Đức) do Đại đức Thích Minh Đạo-trụ trì chùa Nam Thiên Nhất Trụ tổ chức
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm bếp ăn ở Trường tiểu học Lương Thế Vinh (phường Bình Thọ, TP. Thủ Đức) do Đại đức Thích Minh Đạo-trụ trì chùa Nam Thiên Nhất Trụ tổ chức

Bếp ăn yêu thương trong vùng dịch

Cũng trong sáng ngày 28/8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đến thăm bếp ăn ở Trường tiểu học Lương Thế Vinh (phường Bình Thọ, TP. Thủ Đức) do Đại đức Thích Minh Đạo - trụ trì chùa Nam Thiên Nhất Trụ tổ chức.

Bếp ăn này mỗi ngày phục vụ từ 4.000 - 6.000 suất ăn miễn phí cho bệnh nhân ở các bệnh viện dã chiến, lực lượng chống dịch, người dân và sinh viên khó khăn ở TP.HCM và Bình Dương.

Mỗi ngày có hàng chục nghìn suất ăn từ thiện được đưa tới các bệnh viện dã chiến, khu cách ly tại TPHCM
Mỗi ngày có hàng chục nghìn suất ăn từ thiện được đưa tới các bệnh viện dã chiến, khu cách ly tại TPHCM

Đại đức Thích Minh Đạo cho biết bếp ăn được mở từ đầu tháng 7, hiện cung cấp mỗi ngày hai suất ăn sáng và chiều cho các địa điểm. Lực lượng nấu ăn của bếp là các tình nguyện viên, đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên, dân quân tự vệ. Các đầu bếp là các giáo viên lâu nay nấu cơm cho trường tiểu học Lương Thế Vinh. Chùa Nam Thiên Nhất Trụ cũng đang mở thêm một bếp ăn nữa ở Bình Dương.

Để góp phần chia sẻ những khó khăn với các lực lượng, bệnh nhân đang ngày đêm chống dịch, trong những ngày tháng qua nhiều chùa, cơ sở thờ tự Phật giáo, Công giáo, Tin lành… thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã hưởng ứng phong trào “Bữa cơm yêu thương trong vùng tâm dịch”. Bình quân mỗi ngày có hàng chục nghìn suất ăn tại những bếp ăn từ thiện được đưa tới các bệnh viện dã chiến, khu cách ly tại TP.HCM.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trò chuyện với một tình nguyện viên là học sinh lớp 11 tại bếp ăn ở Trường tiểu học Lương Thế Vinh (phường Bình Thọ, TP. Thủ Đức)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trò chuyện với một tình nguyện viên là học sinh lớp 11 tại bếp ăn ở Trường tiểu học Lương Thế Vinh (phường Bình Thọ, TP. Thủ Đức)

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam một lần nữa cảm ơn sự chung tay của các tôn giáo, cùng với chính quyền gánh vác, hỗ trợ cho lực lượng chống dịch, bệnh nhân và người dân trong những ngày tháng khó khăn. Những cử chỉ hỗ trợ đầy ấm áp đã vun đắp thêm truyền thống nhân ái, nghĩa đồng bào, sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ nhau khi hoạn nạn.

Phát huy truyền thống tốt đẹp gắn bó đồng hành cùng dân tộc, sống "Tốt đời đẹp đạo" và tinh thần trách nhiệm cao cả với đất nước, với nhân dân, các tôn giáo đã, đang và sẽ tích cực tham gia phòng, chống dịch COVID-19 với nhiều mô hình tốt, cách làm hay, sáng tạo, thiết thực, hiệu quả, góp phần quan trọng cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ngăn chặn, từng bước đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.

Tính đến ngày 16/8/2021, các tôn giáo đã chung tay ủng hộ Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19 và nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch lên tới hàng trăm tỷ đồng. Theo đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam ủng hộ Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19 và nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch hơn 380 tỷ đồng, trong đó có hơn 100.000 khẩu trang N95, 25 máy thở đa năng cao cấp, 400 máy tạo oxy, 10 xe cứu thương, 500.000 phần quà và gần 1.000 tấn gạo, 5 triệu suất ăn… Ngoài ra, đã có 1.250 tăng ni, phật tử tình nguyện tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch; 8 chùa, cơ sở tự viện được sử dụng làm điểm cách ly, chăm sóc bệnh nhân COVID-19.

Giáo hội Công giáo Việt Nam bằng nhiều hoạt động thiện nguyện sáng tạo, hiệu quả đã vận động quyên góp tiền, hàng hóa, trang thiết bị y tế phòng, chống dịch COVID-19 lên tới gần 20 tỷ đồng. Nhiều tổ chức tôn giáo trên cả nước cũng đã tổ chức quyên góp hàng hóa, nhu yếu phẩm, trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống COVID-19 lên tới hàng chục tỷ đồng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Nhiều làng hoa, quả đua nhau chuẩn bị vụ Tết

Nhiều làng hoa, quả đua nhau chuẩn bị vụ Tết

Kinh tế - Minh Thu - 9 phút trước
Đến thời điểm hiện tại, các làng nghề trồng đào, quất, hoa tươi lâu năm ở Hà Nội, Đà Lạt, hay vùng trồng thanh long ở tỉnh Bình Thuận đang nỗ lực phục hồi, chăm sóc cây trồng để phục vụ người dân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025.
Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Xã hội - Minh Thu - 2 giờ trước
Từ đầu tháng 11 đến nay, do không còn kinh phí, Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng (gọi tắt là Trung tâm), đứng chân trên địa bàn xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã phải tạm dừng hoạt động. Điều này gây lo lắng cho các gia đình có con em là nạn nhân chất độc da cam.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Media - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Cách đây 10 năm, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum được giao thực hiện dự án trồng rừng thay thế hơn 160 ha, đến năm 2018 diện tích này đã được nghiệm thu và đạt các tiêu chí về diện tích, chăm sóc và tỷ lệ cây sống. Tuy nhiên, mới đây, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã kiểm tra và phát hiện hơn 11 ha rừng trồng tại đây đã bị mất và suy giảm.
Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Media - BDT - 2 giờ trước
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực công việc, chứng mất ngủ trở thành vấn đề không hiếm gặp. Nhiều người tìm đến các loại thuốc an thần và trấn tĩnh của y học hiện đại để cải thiện giấc ngủ, nhưng không ít trường hợp các thuốc này không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Gương sáng - Vàng Ni - Thu Hà - 2 giờ trước
Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 2 giờ trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 2 giờ trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 2 giờ trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 2 giờ trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 2 giờ trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.