Hỗ trợ nước sinh hoạt cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là một trong những chính sách được triển khai, thực hiện hiệu quả ở nhiều địa bàn thuộc tỉnh Lai Châu. Qua đó, góp phần từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào DTTS.
Sức khỏe -
Công Minh -
11:26, 26/11/2023 Bên cạnh việc đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá DTTS đặc sắc, thì việc xây dựng môi trường sống trong lành, không khói thuốc là một trong những giải pháp hiệu quả đang được nhiều địa phương tại Lai Châu áp dụng để phát triển du lịch bền vững.
Ngày 21/11 vừa qua, tại tỉnh Lai Châu đã diễn ra Hội nghị biểu dương, tôn vinh Người có uy tín tiêu biểu xuất sắc trong đồng bào DTTS tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021-2023. Tại Hội nghị đã có 200 Người có uy tín tiêu biểu trên mọi lĩnh vực, đại diện cho 885 Người uy tín trong đồng bào các DTTS của tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021 -2023 được biểu dương. Họ đã góp phần làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS của tỉnh Lai Châu.
Thể thao -
Hà Minh Hưng -
16:43, 24/11/2023 Sáng 24/11, tại Sân vận động huyện Tam Đường, UBND huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phối hợp với Tổng cục Thể dục thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Khai mạc Giải Dù lượn đường trường Putaleng Việt Nam mở rộng lần thứ II, năm 2023. Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tỉnh Lai Châu Vũ Mạnh Hà dự Khai mạc Giải.
Bao đời nay, người Lào ở Lai Châu vẫn lưu giữ nghề trồng bông, dệt vải nhuộm chàm và thêu may trang phục truyền thống. Những năm qua, do có nhiều sản phẩm thổ cẩm công nghiệp, với mẫu mã phong phú, giá thành rẻ trên thị trường, nên không ít người đã sử dụng sản phẩm này, vì thế nghề, kỹ thuật tạo hình trang phục của người Lào cũng chung "số phận" mai một và ít người biết làm. Trước thực trạng đó, huyện Tân Uyên đã mở lớp truyền dạy tạo hình kỹ thuật trang phục dân tộc Lào, nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống gắn với phát triển du lịch.
Ngày 21/11/2023, tại TP. Lai Châu, tỉnh Lai Châu đã diễn ra Hội nghị biểu dương, tôn vinh Người có uy tín tiêu biểu xuất sắc trong đồng bào DTTS tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021 - 2023.
Toàn tỉnh Lai Châu hiện có 885 người có uy tín (NCUT), được phê duyệt tại Quyết định số 1698/QĐ-UBND ngày 22/12/2022 của UBND tỉnh. Trong những năm qua, NCUT tỉnh Lai Châu đã phát huy tinh thần gương mẫu, luôn đi đầu trong thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, làm gương cho Nhân dân noi theo. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Đức Thuận, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Lai Châu về tình hình thực hiện chính sách và vai trò của NCUT trên địa bàn tỉnh.
Thời sự -
Trọng Bảo -
17:30, 19/11/2023 Ngày 19/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lai Châu về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Lai Châu là vùng đất hội tụ 20 dân tộc cùng sinh sống, vì thế việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Để cụ thể hóa nhiệm vụ này, ngày 17/02/2021, Tỉnh ủy Lai Châu đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Sau hơn 2 năm thực hiện nghị quyết, Lai Châu đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân và thu hút ngày càng nhiều du khách đến với địa phương.
Lai Châu hiện có khoảng 489,9 nghìn người với 20 dân tộc cùng sinh sống, trong đó người DTTS chiếm trên 85%. Trên địa bàn tỉnh có 885 Người có uy tín trong đồng bào DTTS, là những Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, bản, nhân sĩ, trí thức, cán bộ nghỉ hưu, già làng, trưởng dòng họ, người sản xuất giỏi, chức sắc tôn giáo và một số thành phần khác.
Xã Tả Ngảo, huyện biên giới Sìn Hồ nằm phía Tây Bắc của Lai Châu. Để đến được đây phải vượt qua những cung đèo và dốc cao. Khi ấy, mặt người dựng ngược, cảm giác như có thể lấy tay vén mây chạm tới trời, người ta gọi dốc cao ấy là “cổng trời”. Và phía sau "cổng trời" ấy không chỉ có thung lũng, mây, cỏ, mà có những nếp nhà, có tiếng thầy cô giảng bài, có bước chân vui nhộn của trẻ đến trường mỗi sớm mai…
Họp đều đặn vào sáng thứ 5 và sáng Chủ nhật hàng tuần, chợ phiên San Thàng (huyện Tam Đường, Lai Châu) rất đông đúc, tấp nập, rực rỡ sắc màu trang phục của đồng bào các dân tộc vùng cao. Đồng bào nơi đây tới chợ, không chỉ để mua bán, trao đổi hàng hoá mà còn để gặp gỡ, hẹn hò, giao lưu, sinh hoạt văn hoá cộng đồng, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống của các dân tộc nơi vùng cao Tây Bắc.
Lên vùng cao Lai Châu, không khó để bắt những chàng trai, cô gái người Mông trong những bộ trang phục truyền thống. Dù là sự tươi tắn, rực rỡ trong họa tiết váy áo của chị em phụ nữ hay sự nền nã của sắc chàm đen đối với trang phục thường nhật của nam, thì trong quá trình tạo ra một bộ trang phục đều phải trải qua kỹ thuật nhuộm chàm rất kỳ công
Ngày 14/11, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lai Châu Sùng A Hồ đã về dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc điểm cấp xã tại bản Nà Ban, xã Thân Thuộc, huyện Tân Uyên (Lai Châu).
Kinh tế -
Tùng Nguyên -
09:20, 14/11/2023 Sau 05 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã phường một sản phẩm” (OCOP) đã góp phần làm thay đổi vùng nông thôn tỉnh Lai Châu, nhất là đã phát huy được vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế, từ đó thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Phát huy kết quả đã đạt được, tỉnh Lai Châu đặt mục tiêu đến năm 2025 có ít nhất 30% chủ thể OCOP là nữ, ít nhất 30% chủ thể OCOP là người DTTS điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kinh tế -
Tùng Nguyên -
16:01, 12/11/2023 Là tỉnh có nhiều tiềm năng, nhưng do đặc thù địa hình dốc, chia cắt, hạ tầng giao thông chưa thuận tiện nên các hoạt động hợp tác, hội nhập quốc tế của tỉnh Lai Châu hiện vẫn còn hạn chế. Xác định được những thách thức đó, Lai Châu đã và đang nỗ lực đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế, tạo cơ hội để khai thác tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Lai Châu có 20 dân tộc cùng sinh sống, dân tộc Hà Nhì chiếm khoảng gần 4% dân số toàn tỉnh. Trong dòng chảy cuộc sống hiện đại, nhiều giá trị văn hóa của một số dân tộc đứng trước nguy cơ mai một. Những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, đặc biệt thực hiện Nghị quyết số 04/NQ/TU ngày 17/2/2021 của Tỉnh ủy Lai Châu về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030, đồng bào Hà Nhì nơi thượng nguồn sông Đà đã nỗ lực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình.
Kinh tế -
Tùng Nguyên -
15:30, 10/11/2023 Tại kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Lai Châu khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 31/NQ-HĐND về Quy hoạch tỉnh Lai Châu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo Quy hoạch, kinh tế biên mậu là một trong những trụ cột trong định hướng không gian phát triển của tỉnh Lai Châu. Nghị quyết được kỳ vọng sẽ tạo đột phá trong xây dựng, triển khai các cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển kinh tế biên mậu, góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 23/NQ-CP ngày 02/3/2022 của Chính phủ về phát triển kinh tế khu vực biên giới đất liền.
Ngày 8/11, xã Hua Bum (huyện Nậm Nhun, tỉnh Lai Châu) đã tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết và sơ kết 01 năm thực hiện phong trào toàn dân đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trận tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới bản Nậm Nghẹ, nhân kỷ niệm 93 năm ngày truyền thống của MTTQ Việt Nam. Sự kiện có sự tham gia của lãnh đạo các ban, ngành trong tỉnh cùng đông đảo Nhân dân.
Công tác đối ngoại Nhân dân thời gian qua của tỉnh Lai Châu đã đạt được những kết quả tích cực. Hoạt động đối ngoại Nhân dân trên địa bàn tỉnh đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, từ đó Lai Châu không chỉ giữ vững, ngày càng củng cố mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp với nước láng giềng, mà còn có thêm những đối tác mới, tranh thủ được nhiều nguồn viện trợ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.