Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Sửa đổi luật, nhằm đáp ứng yêu cầu tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong quản lý dược

Hoàng Quý - 2 giờ trước

Sáng 22/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, dưới sự chủ trì điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên thảo luận
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên thảo luận

Theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng sửa đổi toàn diện Điều 7 của Luật hiện hành để quy định các chính sách chung của Nhà nước về dược; quy định chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong phát triển công nghiệp dược tại Điều 8 (sửa đổi); còn quy định liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được xem xét khi sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Đồng thời giao Chính phủ quy định chi tiết để bảo đảm triển khai thực hiện.

Cụ thể, Điều 7 (sửa đổi) bổ sung quy định “có chính sách ưu đãi, hỗ trợ để phát triển ngành công nghiệp dược Việt Nam thành ngành công nghiệp mũi nhọn” (khoản 3); quy định chính sách ưu tiên mua sắm thuốc sản xuất trong nước tại các cơ sở y tế công lập (khoản 4); ưu tiên về các thủ tục hành chính khi cấp giấy đăng ký lưu hành, cấp phép nhập khẩu (khoản 5); áp dụng các cơ chế ưu đãi, hỗ trợ từ các quỹ hỗ trợ cho hoạt động khoa học và công nghệ (khoản 6); hỗ trợ phát triển dược liệu, phát huy các bài thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu (các khoản 7, 8 và 9); phát triển hệ thống cung ứng thuốc theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại (khoản 10); nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (khoản 12); giữ giá, giảm giá đối với một số nhóm thuốc cần thu hút chuyển giao công nghệ (khoản 13).

Về kinh doanh chuỗi nhà thuốc, tiếp thu ý kiến đại biểu đối với các quy định về kinh doanh chuỗi nhà thuốc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo bổ sung báo cáo đánh giá tác động, kinh nghiệm quốc tế và quy định về chuỗi nhà thuốc để tạo công cụ pháp lý quản lý hiệu quả hơn các chuỗi nhà thuốc đã và đang hoạt động như thực tiễn hiện nay; đồng thời, bổ sung một số quy định để hạn chế nguy cơ tiềm ẩn liên quan trong hoạt động kinh doanh chuỗi nhà thuốc và giao Bộ Y tế quy định chi tiết, cũng như quan tâm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này.

Theo đó, một số quy định đã được chỉnh lý, cụ thể khái niệm chuỗi nhà thuốc tại khoản 48 Điều 2 (sửa đổi), quy định về điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đối với cơ sở tổ chức chuỗi nhà thuốc tại điểm h khoản 1 Điều 33 (sửa đổi), về quyền, trách nhiệm của cơ sở tổ chức chuỗi nhà thuốc và quyền, trách nhiệm của nhà thuốc trong chuỗi nhà thuốc tại Điều 47a (bổ sung); về điều kiện và trách nhiệm của người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở tổ chức chuỗi nhà thuốc tại khoản 1 Điều 17a (bổ sung) và khoản 3a Điều 31 (sửa đổi).

Về kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo phương thức thương mại điện tử, thuốc là mặt hàng đặc biệt, tác động trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng người sử dụng, về quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuốc theo phương thức thương mại điện tử. 

Tiếp thu ý kiến đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý theo hướng: Bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm tại khoản 17 và 18 Điều 6 (sửa đổi); quy định loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc, các phương tiện điện tử cụ thể được phép kinh doanh theo phương thức thương mại điện tử tại khoản 1a Điều 42 (sửa đổi); quy định trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử tại khoản 4 Điều 42 (sửa đổi), bao gồm cả trách nhiệm tổ chức tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc và tổ chức thực hiện giao thuốc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Đại biểu Quốc hội phát biểu tại phiên thảo luận
Đại biểu Quốc hội phát biểu tại phiên thảo luận

Thảo luận tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đánh giá cao nội dung dự thảo Luật Dược trình Quốc hội tại Kỳ họp lần này, các ý kiến góp ý của đại biểu Quốc hội đã được cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu và chỉnh lý trong dự thảo Luật.

Bên cạnh đó, các đại biểu cho rằng, Cơ quan soạn thảo cần làm rõ một số định nghĩa được quy định tại dự thảo Luật; điều chỉnh về vốn đầu tư và tiến độ giải ngân trong chính sách ưu đãi phát triển công nghiệp dược; cần tạo một môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh dược; quy định rõ hơn về chuyển đổi số trong ngành dược; cần thiết rút ngắn thời gian đăng ký lưu hành thuốc, đơn giản hóa thủ tục đăng ký thuốc; cần có giải pháp tổng thể và hiệu quả hơn để đáp ứng yêu cầu phát triển ngành dược…

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho biết, phiên thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược đã có 11 ý kiến đại biểu Quốc hội phát biểu, đặc biệt trong đó có 8 đại biểu trong ngành y tế. Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã giải trình, làm rõ ý kiến của các đại biểu Quốc hội.

Trên cơ sở ý kiến của các ĐBQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Ủy ban Xã hội phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế tổng hợp, tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu, báo cáo đầy đủ với Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đại biểu Quốc hội trước khi trình Quốc hội thông qua.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đại tướng Phan Văn Giang làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La

Đại tướng Phan Văn Giang làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La

Sáng 22/10, tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (BQP) đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La. Cùng tham dự buổi làm việc có Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Lãnh đạo Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị; các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng. Ông Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, các đồng chí Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La đã tiếp và làm việc với Đại tướng Phan Văn Giang và các đồng chí lãnh đạo trong lực lượng.
Tin nổi bật trang chủ
Huyện Thuận Nam (Ninh Thuận): Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống đồng bào DTTS

Huyện Thuận Nam (Ninh Thuận): Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 33 phút trước
Thuận Nam là một trong những địa phương giàu bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào các DTTS của tỉnh Ninh Thuận. Nhiều năm qua, cấp ủy đảng và chính quyền các cấp luôn quan tâm huy động các nguồn lực chăm lo bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của cộng đồng các DTTS sinh sống ở địa phương. Đặc biệt là từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương 1719, nguồn hỗ trợ đầu tư từ Chương trình đã tạo động lực để huyện Thuận Nam thực hiệu quả việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS gắn với phát triển du lịch.
Khát vọng khởi nghiệp ở vùng cát trắng Chu Lai

Khát vọng khởi nghiệp ở vùng cát trắng Chu Lai

Khởi nghiệp - Tiêu Dao - 1 giờ trước
Mang trong mình hoài bão khởi nghiệp, làm đổi thay cho quê hương cát trắng Chu Lai (huyện Núi Thành, Quảng Nam), chàng trai trẻ Nguyễn Thanh Vũ quyết tâm khởi nghiệp bằng những sản phẩm nông nghiệp, dược liệu có giá trị. Để rồi hôm nay có được cơ ngơi hơn 10.000m vuông trang trại trồng nấm cùng những sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao trên vùng đất cát gian khó này, ít ai biết "ông" chủ này đã phải kiên trì, nỗ lực học hỏi, tư duy lao động sản xuất đến nhường nào.
Bình Dương tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công và đẩy nhanh tiến độ các dự án kết nối vùng

Bình Dương tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công và đẩy nhanh tiến độ các dự án kết nối vùng

Tin tức - Tào Đạt - 1 giờ trước
Dù còn gặp phải nhiều khó khăn, nhưng trong 9 tháng năm 2024, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bình Dương vẫn tăng 7,05% so với cùng kỳ năm trước. Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực, các ngành hàng xuất khẩu chủ lực đã dần phục hồi và có đơn hàng xuất khẩu trở lại. Thời gian tới, tỉnh sẽ nỗ lực đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, tập trung đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông trọng điểm kết nối vùng...
Quảng Trị: Lao động DTTS tự tin khi có

Quảng Trị: Lao động DTTS tự tin khi có "nghề trong tay"

Xã hội - Khánh Ngân - 2 giờ trước
Nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), các huyện miền núi tỉnh Quảng Trị đã tăng cường đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động DTTS. Cùng với đó, nhiều giải pháp để giải quyết việc làm cho lao động DTTS được triển khai. Nhờ đó, từ đầu năm 2024 đến nay số lao động người DTTS có việc làm ở các huyện miền núi ngày càng tăng.
Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Cần tiếp tục có chính sách đồng bộ để thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng DTTS

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Cần tiếp tục có chính sách đồng bộ để thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng DTTS

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng (thực hiện) - 2 giờ trước
Những năm qua, từ các chính sách thiết thực dành cho vùng đồng bào DTTS cũng như những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội đã tạo ra những tác động tích cực cho công tác bình đẳng giới vùng DTTS. Tuy nhiên, từ thực tế cho thấy, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, cần triển khai đồng bộ các giải pháp để thúc đẩy bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp bách đối với phụ nữ và trẻ em. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.
Phát triển "Báu vật" của rừng

Phát triển "Báu vật" của rừng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường được bầu giữ chức Chủ tịch nước. Chiêm ngưỡng ruộng bậc thang ở Lạc Sơn. Phát triển "Báu vật" của rừng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khởi sắc vùng DTTS Nghệ An nhìn từ hạ tầng cơ sở

Khởi sắc vùng DTTS Nghệ An nhìn từ hạ tầng cơ sở

Công tác Dân tộc - An Yên - 2 giờ trước
Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã dành nhiều tỷ đồng, đầu tư, nâng cấp các công trình hạ tầng cơ sở vùng DTTS Nghệ An. Nhờ thế, bộ mặt nông thôn miền núi đã có nhiều khởi sắc, đồng bào được thụ hưởng tốt hơn những lợi ích từ các dự án mang lại.
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Sửa đổi luật, nhằm đáp ứng yêu cầu tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong quản lý dược

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Sửa đổi luật, nhằm đáp ứng yêu cầu tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong quản lý dược

Thời sự - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Sáng 22/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, dưới sự chủ trì điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Giải bài toán thiếu nguồn, ít đảng viên ở vùng biên Phong Thổ

Giải bài toán thiếu nguồn, ít đảng viên ở vùng biên Phong Thổ

Công tác Dân tộc - Tào Đạt - Vương Trang - 3 giờ trước
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Đảng Cộng sản Việt Nam là một cơ thể sống chứ không phải thần thánh, không phải tự nhiên có mà do chính Nhân dân và tổ chức xây dựng nên…”. Thuấn nhuần lời Bác, công tác bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực cán bộ luôn được cấp ủy đảng, chính quyền huyện Phong Thổ (Lai Châu) quan tâm chú trọng. Trong đó, địa phương đã xác định rõ những khó khăn, rào cản trong công tác phát hiện bồi dưỡng, đào tạo lớp đảng viên trẻ kế cận đội ngũ cán bộ tương lai ở khu vực biên giới để có giải pháp phù hợp.
Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường bàn giao công tác Chủ tịch nước

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường bàn giao công tác Chủ tịch nước

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Sáng 22/10, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức trọng thể Lễ bàn giao công tác giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường.
Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Mường ở Phú Thọ

Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Mường ở Phú Thọ

Chương trình 1719 - Tào Đạt - 3 giờ trước
Những năm gần đây, nghề dệt thổ cẩm-nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mường ở huyện miền núi Tân Sơn (tỉnh Phú Thọ) đang được chính quyền địa phương và người dân nơi đây đặc biệt quan tâm giữ gìn và phát huy giá trị bằng nhiều giải pháp tích cực nhằm gắn với phát triển du lịch.