Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XV: Quốc hội thông qua Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi)

Hoàng Quý - 13:00, 22/06/2023

Sáng 22/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).

Các Đại biểu bấm nút biểu quyết
Các Đại biểu bấm nút biểu quyết

Tại phiên họp, sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi). Kết quả biểu quyết cho thấy, có 468/477 đại biểu tham gia biểu quyết thông qua Luật Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), đạt tỷ lệ 94,74%.

Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) gồm 7 chương, 54 điều có một số điểm mới so với luật hiện hành. Theo đó, về phạm vi điều chỉnh, Luật chỉ quy định việc thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử, không quy định về nội dung, hình thức, điều kiện của giao dịch thuộc các lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Giao dịch trong lĩnh vực nào sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật chuyên ngành của lĩnh vực đó.

Về trách nhiệm quản lý Nhà nước về giao dịch điện tử: Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) quy định Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, thực hiện quản lý nhà nước về giao dịch điện tử. Các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về giao dịch điện tử trong lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về giao dịch điện tử trong lĩnh vực cơ yếu, chữ ký số chuyên dùng công vụ trên cơ sở tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chữ ký số theo quy định của pháp luật.

Về giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu: Phạm vi điều chỉnh của Luật chỉ quy định việc thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử, không quy định nội dung, điều kiện, phương thức của giao dịch. Để thống nhất với phạm vi điều chỉnh, các quy định về công chứng, chứng thực, hợp pháp hóa lãnh sự, lưu trữ điện tử tại các Điều 9, 13 và 19 của dự thảo Luật chỉ dẫn chiếu mà không quy định cụ thể để tránh chồng chéo, trùng lặp trong hệ thống pháp luật. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữ nội dung này như dự thảo Luật và không bổ sung quy định chuyển tiếp liên quan đến công chứng, chứng thực tại Điều 53.

Quang cảnh phiên họp
Quang cảnh phiên họp

Về Chữ ký điện tử (mục 1 Chương III): Có ý kiến đề nghị bổ sung các loại hình chữ ký điện tử khác ngoài chữ ký số đáp ứng đủ các điều kiện để bảo đảm chữ ký an toàn, giá trị pháp lý.

Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, theo khoản 11 Điều 3 của dự thảo Luật, chữ ký điện tử được sử dụng để xác nhận chủ thể ký và xác nhận sự chấp thuận của chủ thể đó đối với thông tin trong thông điệp dữ liệu được ký và phải được tạo lập dưới dạng dữ liệu điện tử gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu thì lúc đó mới được coi là chữ ký điện tử.

Hiện nay, các hình thức xác nhận khác bằng phương tiện điện tử như chữ ký Scan, chữ ký hình ảnh, mật khẩu sử dụng một lần (OTP), tin nhắn (SMS)… không phải là chữ ký điện tử. Tuy nhiên, để phù hợp với thực tiễn triển khai nghiệp vụ trong ngành Ngân hàng, Hải quan… và nhằm thúc đẩy giao dịch điện tử, khoản 4 Điều 22 của dự thảo Luật đã quy định việc sử dụng các hình thức xác nhận này được thực hiện theo quy định pháp luật có liên quan.

Về việc chuyển đổi từ văn bản giấy sang thông điệp dữ liệu và ngược lại để phù hợp thực tiễn ngành Ngân hàng, Hải quan: Tiếp thu ý kiến xác đáng của đại biểu Quốc hội, Điều 15 đã được chỉnh lý nội dung yêu cầu chuyển đổi cần đáp ứng và giao Chính phủ quy định chi tiết, thể hiện như trong dự thảo Luật, phù hợp với thực tiễn ngành Ngân hàng, Hải quan.

Về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước (Chương V): Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, từ Điều 43 đến Điều 47 của Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) quy định cụ thể về các loại hình giao dịch điện tử, các hoạt động, trách nhiệm của cơ quan nhà nước và các quy định hỗ trợ nhằm thúc đẩy giao dịch điện tử.

Về phân loại rõ dữ liệu mở của cơ quan Nhà nước: Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) quy định các bộ, ngành sẽ công bố dữ liệu mở của ngành, lĩnh vực của mình. Để bảo đảm tính linh hoạt, dự thảo Luật giao Chính phủ quy định cụ thể, chi tiết nội dung này.

Về hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử (Chương VI): Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) quy định chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm giám sát hệ thống của mình; cơ quan nhà nước quản lý công tác báo cáo, tổng hợp, chia sẻ dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước về giao dịch điện tử bằng phương tiện điện tử. Ngoài ra, Luật còn chỉnh lý quy định về trách nhiệm có liên quan của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nỗ lực để có nước sinh hoạt cho người dân sau mưa lũ

Nỗ lực để có nước sinh hoạt cho người dân sau mưa lũ

Sau mưa lũ, hàng trăm công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai bị ảnh hưởng, thiệt hại. Nhiều công trình cấp nước tại các địa phương đang dừng hoạt động, nguồn nước dùng sinh hoạt của Nhân dân bị gián đoạn, ô nhiễm và thiếu trên diện rộng. Trước mắt, để giải quyết nguồn nước sinh hoạt, các địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp, bảo đảm người dân có đủ nước sinh hoạt trong thời gian chờ khắc phục lại các công trình.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ninh: “Bài kiểm tra” bất ngờ từ cơn bão số 3 cho tuyến đê Điền Công ở Trưng Vương

Quảng Ninh: “Bài kiểm tra” bất ngờ từ cơn bão số 3 cho tuyến đê Điền Công ở Trưng Vương

Kinh tế - Mỹ Dung - 9 phút trước
Cơn bão số 3 vừa qua cùng ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão, được xem là "bài kiểm tra" bất ngờ mà thiên nhiên dành cho công tác phòng chống lụt bão của TP. Quảng Ninh, trong đó có việc bảo vệ các công trình đê điều như tuyến đê Điền Công, phường Trưng Vương.
Hòa Bình quyết tâm hỗ trợ 3.194 hộ nghèo có nhà mới trong năm 2025

Hòa Bình quyết tâm hỗ trợ 3.194 hộ nghèo có nhà mới trong năm 2025

Tin tức - Văn Hoa - 16 phút trước
Ngày 09/10, tại Nhà văn hoá huyện Lạc Sơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ phát động đợt thi đua cao điểm 450 ngày đêm hoàn thành "xóa nhà tạm, nhà dột nát”cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Bạc Liêu: Cựu chiến binh tỏa sáng phẩm chất bộ đội Cụ Hồ

Bạc Liêu: Cựu chiến binh tỏa sáng phẩm chất bộ đội Cụ Hồ

Tin tức - N. Tâm - V. Đông - 28 phút trước
Chiều ngày 10/10, Hội Cựu chiến binh tỉnh Bạc Liêu long trọng tổ chức Đại hội thi đua yêu nước “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 - 2024. Đến dự và chỉ đạo Đại hội có Thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng - Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) Việt Nam; ông Lữ Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đặc biệt, có 84 đại biểu chính thức, đại diện cho hơn 12.000 hội viên Hội CCB của tỉnh tham dự.
Nông dân xứ Thanh khẳng định tư duy, sáng tạo trong lao động sản xuất

Nông dân xứ Thanh khẳng định tư duy, sáng tạo trong lao động sản xuất

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 30 phút trước
5 năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” ở Thanh Hóa đang tiếp tục phát triển mạnh và lan tỏa ở tất cả các lĩnh vực lao động sản xuất, qua đó làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức và tư duy, khơi dậy tính chủ động sáng tạo của nông dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nhanh và bền vững.
Kiên Giang: Phát động thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp trong toàn lực lượng Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh

Kiên Giang: Phát động thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp trong toàn lực lượng Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh

Tin tức - Tiến Vinh - Minh Triết - 33 phút trước
Ngày 10/10/2024, Đảng uỷ, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ phát động thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ năm 2025 - 2030. Đại tá Huỳnh Văn Đông, Bí thư Đảng uỷ, Chính uỷ; Đại tá Võ Văn sử, Chỉ huy trưởng, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh tham dự buổi lễ và chỉ đạo các đơn vị ký kết giao ước thi đua .
Chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chuyển đổi số hiện nay là xu thế không thể đảo ngược trên toàn thế giới và Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Những năm gần đây, Việt Nam đã thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia với nhiều chương trình, hoạt động cụ thể, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương. Trong điều kiện còn gặp khó khăn về điều kiện địa hình, hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém, trình độ dân trí còn thấp, công cuộc chuyển đổi số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi được xem là cuộc cách mạng để giúp rút ngắn khoảng cách phát triển giữa miền xuôi và miền ngược nhanh nhất. Ngành công tác dân tộc xác định, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số là nền tảng mang tính quyết định, giúp đẩy nhanh quá trình thực thi chính sách dân tộc, giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kiên Giang đẩy mạnh chuyển đổi số

Kiên Giang đẩy mạnh chuyển đổi số

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 35 phút trước
Những năm gần đây, tỉnh Kiên Giang đã đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Qua đó, đã thu được nhiều kết quả tích cực; từng bước thay đổi nhận thức của một bộ phận người dân, doanh nghiệp, dẫn đến thay đổi hành vi, thói quen, chuyển từ các phương thức truyền thống sang phương thức số, môi trường số, làm việc với công nghệ số.
Nỗ lực giảm thiểu tình trạng tảo hôn ở Con Cuông: Tập trung các hoạt động nâng cao nhận thức để giảm thiểu tảo hôn (Bài 2)

Nỗ lực giảm thiểu tình trạng tảo hôn ở Con Cuông: Tập trung các hoạt động nâng cao nhận thức để giảm thiểu tảo hôn (Bài 2)

Công tác Dân tộc - An Yên - 1 giờ trước
Từ nhận diện rõ nguyên nhân dai dẳng nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết để ngăn chặn; từng bước chấm dứt tình trạng này, huyện Con Cuông (Nghệ An) xác định, phải triển khai đồng bộ, lồng ghép các giải pháp bằng nhiều cách, bằng nhiều nguồn lực để thực hiện. Trong đó, nguồn trợ lực từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đang được địa phương phát huy cho hoạt động này.
Thủ tướng dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Canada về thúc đẩy kết nối và tự cường

Thủ tướng dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Canada về thúc đẩy kết nối và tự cường

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Chiều 10/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Canada về thúc đẩy kết nối và tự cường.
Thủ tướng: Quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện ASEAN-Ấn Độ cần chia sẻ tầm nhìn chung dài hạn

Thủ tướng: Quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện ASEAN-Ấn Độ cần chia sẻ tầm nhìn chung dài hạn

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Chiều 10/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN-Ấn Độ lần thứ 21.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu: Việt Nam là đối tác quan trọng trong Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Chủ tịch Hội đồng châu Âu: Việt Nam là đối tác quan trọng trong Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Thời sự - PV - 23:45, 10/10/2024
Chiều 10/10, nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Thủ đô Vientiane (Lào), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel.