Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XV: Quốc hội thảo luận về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng

Hoàng Quý - 18:20, 29/05/2023

Ngày 29/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường thảo luận về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên thảo luận
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên thảo luận

Tại phiên thảo luận, các Đại biểu Quốc hội đã được nghe Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.

Về kết quả đạt được trong việc huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, thể chế hóa chủ trương của Đảng, các kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, từ tháng 1/2020 - 1/2023, Quốc hội đã ban hành 6 Nghị quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 12 Nghị quyết, xem xét, cho ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật để đáp ứng kịp thời yêu cầu phòng, chống dịch; Chính phủ ban hành 14 Nghị định, 23 Nghị quyết; Thủ tướng Chính phủ ban hành 35 Quyết định, hàng trăm văn bản để chỉ đạo công tác phòng, chống dịch; các bộ, ngành, HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trên cả nước đã có nhiều nỗ lực, chủ động, linh hoạt, bám sát tình hình, kịp thời ban hành nhiều văn bản, hướng dẫn về phòng, chống dịch và huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.

Thực hiện mục tiêu “kép” vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, bảo đảm đời sống Nhân dân, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 về kỳ họp thứ nhất, trong đó quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù phục vụ công tác phòng, chống dịch.

Tính đến 31/12/2022, tổng số tiền đã được huy động để trực tiếp phục vụ công tác phòng, chống dịch và thực hiện các chính sách an sinh xã hội là khoảng 230.000 tỷ đồng. Trên 11.600 tỷ đồng đã được huy động vào Quỹ Vắc xin phòng COVID-19. Tiếp nhận khoảng 259,3 triệu liều vắc xin phòng COVID-19.

Đã có hàng triệu tình nguyện viên, đặc biệt là đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang trực tiếp tham gia tuyến đầu chống dịch. Các tầng lớp Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế đã trực tiếp tham gia phòng, chống dịch và đóng góp sức lực, tiền, hiện vật và nhiều khoản đóng góp khác với nhiều hình thức khác nhau, trong đó có nhiều khoản đóng góp, ủng hộ không lượng hóa được bằng tiền.

Qua giám sát cho thấy, công tác quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán các nguồn lực phục vụ cho công tác phòng, chống dịch cơ bản thực hiện đúng chủ trương, chính sách đã ban hành. Trong đó, đã hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19; thực hiện chế độ, chính sách cho lực lượng tuyến đầu và các lực lượng khác tham gia chống dịch; mua vắc xin phòng COVID-19; hỗ trợ nghiên cứu, thử nghiệm vắc xin phòng COVID-19; mua sắm kit xét nghiệm; mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc, sinh phẩm; chi trả khám, cấp cứu, điều trị bệnh nhân COVID-19; sàng lọc, thu dung, cách ly y tế; hổ trợ xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp cơ sở điều trị COVID-19, cơ sở cách ly, bệnh viện dã chiến…

Quang cảnh phiên thảo luận
Quang cảnh phiên thảo luận

Về kết quả đạt được của việc thực hiện chính sách pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết qua giám sát cho thấy, thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến y tế cơ sở, y tế dự phòng được ban hành tương đối toàn diện, đồng bộ và từng bước được hoàn thiện để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế.

Giai đoạn 2018 - 2022, việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở và y tế dự phòng đã đạt được nhiều kết quả tích cực, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe Nhân dân và góp phần quan trọng vào thành công của công tác phòng, chống dịch bệnh, nhất là đối với đại dịch COVID-19.

Đến năm 2022, mạng lưới y tế cơ sở phát triển rộng khắp cả nước, 100% các đơn vị hành chính cấp huyện đều có trung tâm y tế huyện, bệnh viện huyện đóng trên địa bàn, 99,6% số xã, phường, thị trấn có trạm y tế, 92,4% trạm y tế xã có bác sỹ làm việc, trên 70% thôn, bản có nhân viên y tế thôn, bản hoạt động. Ngoài ra còn có hàng chục ngàn phòng khám tư nhân, phòng khám bác sỹ gia đình tư nhân, bệnh viện tư nhân tương đương tuyến huyện.

Hệ thống y tế dự phòng được kiện toàn, sắp xếp theo hướng tinh gọn bộ máy. Đến năm 2022, 63/63 tỉnh, thành phố đã thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật trên cơ sở sáp nhập các trung tâm thuộc lĩnh vực y tế dự phòng tuyến tỉnh. Công tác phòng, chống các bệnh không lây nhiễm và bệnh truyền nhiễm đạt được nhiều thành tựu nổi bật, ghi dấu trong cộng đồng quốc tế với nhiều “điểm sáng” như Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên khống chế được dịch SARS, cúm A(H1N1); khống chế, đẩy lùi nhiều dịch bệnh nguy hiểm; cơ bản đã khống chế dịch HIV/AIDS và đặc biệt là việc kiểm soát được dịch COVID-19.

Các đại biểu tham dự phiên thảo luận
Các đại biểu tham dự phiên thảo luận

Thảo luận tại Hội trường, các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) bày tỏ thống nhất với các nội dung của Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng. Tuy nhiên, các Đại biểu cũng đồng thời nhận định vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong hoạt động y tế, đặc biệt là y tế cơ sở.

Đại biểu Ma Thị Thúy (Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang) cho rằng hiện mô hình hoạt động của trung tâm y tế cấp huyện đang có sự không đồng đều, chưa thống nhất giữa các tỉnh thành, các địa phương, dẫn đến nhiều khó khăn, bất cập, tồn tại, hạn chế trong vận hành cũng như phát triển đồng bộ mô hình này. Với trạm y tế xã và công tác y tế dự phòng tuyến cơ sở, đại biểu phản ánh hiện nay trang thiết bị của các cơ sở này đã cũ, nhân lực hạn chế, chế độ, chính sách chưa được đảm bảo, người dân còn thiếu tin tưởng, gây khó khăn trong việc thu hút bệnh nhân đến khám bệnh. Đại biểu đề nghị Bộ Y tế quan tâm, chỉ đạo sát sao và có giải pháp tháo gỡ để xử lý hiệu quả các tồn tại, hạn chế này.

Đại biểu Trần Văn Tuấn (Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang) cũng nhận định công tác phòng chống dịch Covid-19 thời gian qua còn bộc lộ nhiều tồn tại, yếu kém của y tế cơ sở, ý tế dự phòng. Nguyên nhân chính là do y tế dự phòng, y tế cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, đầu tư chưa tương xứng, cơ sở vật chất của nhiều đơn vị, nhất là các trạm y tế xã còn thiếu thốn, cơ chế tài chính còn nhiều vướng mắc, chậm được khắc phục, chất lượng đội ngũ nhân viên y tế cơ sở, y tế dự phòng ở địa phuơng còn nhiều hạn chế, chế độ đãi ngộ, tiền lương còn thấp, chưa phù hợp…

Từ thực tế nêu trên, đại biểu Trần Văn Tuấn đề nghị Quốc hội, Chính phủ cần quan tâm hơn việc củng cố, hoàn thiện đầu tư tương xứng cho hệ thống y tế cơ sở và y tế dự phòng. Trong đó cần tổng kết, đánh giá một cách toàn diện, trên cơ sở đó xây dựng, triển khai Đề án cụ thể về củng cố, hoàn thiện hệ thống tổ chức của hệ thống y tế cơ sở và y tế dự phòng cho phù hợp với từng địa phương, từng vùng miền, không nhất thiết chỉ tổ chức theo đơn vị hành chính.

Sau phiên thảo luận, các ĐBQH đã nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo làm rõ một số vấn đề liên quan đến huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực cho phòng, chống dịch COVID-19; Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tiếp thu, giải trình nội dung đại biểu nêu.

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết Đoàn giám sát trân trọng cảm ơn các ý kiến phát biểu tâm huyết, trách nhiệm của các ĐBQH, cảm ơn sự phối hợp của Chính phủ, các cơ quan hữu quan, các đơn vị, địa phương đã hỗ trợ, hợp tác với Đoàn trong quá trình giám sát.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã phân tích sâu sắc thêm những tồn tại, hạn chế, chỉ ra nhiều nguyên nhân, làm rõ hơn trách nhiệm liên quan, thống nhất cần có các giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Nhiều ý kiến đóng góp sâu sắc, toàn diện, cụ thể, trực tiếp vào các nội dung của Nghị quyết. Trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Đoàn giám sát sẽ phối hợp với các cơ quan có liên quan, hoàn thiện báo cáo tiếp thu giải trình và dự thảo Nghị quyết, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến để xem xét, thông qua vào cuối Kỳ họp.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Các huyện miền núi Nghệ An thiệt hại nặng nề do mưa lũ

Các huyện miền núi Nghệ An thiệt hại nặng nề do mưa lũ

Hơn 1.600 nhà bị ngập, 139 người phải sơ tán, 706 người bị cô lập, 830 nhà bị cô lập… chưa kể hàng ngàn ha hoa màu và cây trồng bị đổ rạp, hư hại… là những con số sơ bộ về đợt mưa lũ trên địa bàn tỉnh Nghệ An những ngày vừa qua. Nhưng, có hay không sự xả lũ đồng loạt của nhiều nhà máy thủy điện đã cộng hưởng cùng với lượng mưa lớn để làm nên những thiệt hại nặng nề này?
Tin nổi bật trang chủ
“5 phút vàng” hồi sinh bệnh nhân vỡ tim, 2 lần chết lâm sàng

“5 phút vàng” hồi sinh bệnh nhân vỡ tim, 2 lần chết lâm sàng

Sức khỏe - PV - 4 phút trước
Nữ bệnh nhân 62 tuổi đột ngột bị vỡ tim và 2 lần ngừng tuần hoàn vừa được các bác sĩ Vinmec cứu sống kỳ diệu. Chìa khóa thành công là quy trình báo động khẩn Code Blue chuẩn Mỹ, cùng sự tham gia của ekip phẫu thuật tim chuyên môn cao.
Ngân hàng TMCP Bắc Á chính thức phát hành hơn 3.000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng

Ngân hàng TMCP Bắc Á chính thức phát hành hơn 3.000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng

Kinh tế - PV - 5 phút trước
Thấu hiểu nhu cầu đầu tư của Khách hàng, trên cơ sở củng cố lợi ích song phương, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức chào bán sản phẩm Trái phiếu phát hành ra công chúng 2022 Đợt 3,từ ngày 25/09/2023 đến 9h sáng ngày 16/10/2023, với tổng giá trị chào bán hơn 3.000 tỷ đồng.
Văn Lãng (Lạng Sơn): Nâng cao kiến thức pháp luật bảo vệ người tiêu dùng yếu thế năm 2023

Văn Lãng (Lạng Sơn): Nâng cao kiến thức pháp luật bảo vệ người tiêu dùng yếu thế năm 2023

Tin tức - Văn Hoa - 8 phút trước
Ngày 25/9/2023, UBND huyện Văn Lãng phối hợp với Hội bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị tuyên truyền, nâng cao kiến thức pháp luật bảo vệ người tiêu dùng yếu thế năm 2023 cho 40 đại biểu là người khuyết tật tại thị trấn Na Sầm.
Đồn Biên phòng Đảo Trần cứu hộ thành công 3 ngư dân bị đắm tàu

Đồn Biên phòng Đảo Trần cứu hộ thành công 3 ngư dân bị đắm tàu

Trang địa phương - Mỹ Dung - 13 phút trước
Đồn biên phòng Đảo Trần (Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ninh) vừa cứu nạn thành công 3 ngư dân bị đắm tàu trên biển.
Mưa lớn tiếp diễn gây ngập nặng tại nhiều địa phương

Mưa lớn tiếp diễn gây ngập nặng tại nhiều địa phương

Tin tức - Trương Vui - 16 phút trước
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, nhiều địa phương trên cả nước đã có mưa to đến rất to, gây lũ, ngập lụt, sạt lở đất, một số tuyến đường bị sạt lở nghiêm trọng, làm gián đoạn giao thông, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân tại nhiều địa phương.
Cây cầu thứ 8 bắc qua sông Hồng tại Yên Bái

Cây cầu thứ 8 bắc qua sông Hồng tại Yên Bái

Cầu Giới Phiên mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Yên Bái nói chung, Tp. Yên Bái nói riêng. Công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng sẽ góp phần hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, bảo đảm kết nối hai bên bờ sông Hồng tạo thành trục kết nối từ đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai với Quốc lộ 32C, Quốc lộ 70 với đường Âu Cơ và kết nối với trung tâm Tp. Yên Bái.
Ủy ban Dân tộc gặp mặt đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Sơn La

Ủy ban Dân tộc gặp mặt đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Sơn La

Tin tức - Hoàng Quý - 21 phút trước
Ngày 28/9, tại Hà Nội, thừa ủy quyền của Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc (UBDT), bà Phạm Thị Thúy Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số đã chủ trì buổi gặp mặt đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Sơn La. Cùng tiếp đoàn còn có lãnh đạo một số vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Các huyện miền núi Nghệ An thiệt hại nặng nề do mưa lũ

Các huyện miền núi Nghệ An thiệt hại nặng nề do mưa lũ

Thời sự - Nguyễn Thanh - 1 giờ trước
Hơn 1.600 nhà bị ngập, 139 người phải sơ tán, 706 người bị cô lập, 830 nhà bị cô lập… chưa kể hàng ngàn ha hoa màu và cây trồng bị đổ rạp, hư hại… là những con số sơ bộ về đợt mưa lũ trên địa bàn tỉnh Nghệ An những ngày vừa qua. Nhưng, có hay không sự xả lũ đồng loạt của nhiều nhà máy thủy điện đã cộng hưởng cùng với lượng mưa lớn để làm nên những thiệt hại nặng nề này?
An Giang: Bắt đối tượng làm giả nhiều chứng chỉ ngoại ngữ

An Giang: Bắt đối tượng làm giả nhiều chứng chỉ ngoại ngữ

Pháp luật - Lê Vũ - Tiến Tầm - 2 giờ trước
Sáng 28/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Tp. Long Xuyên, tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa ra Quyết định khởi tố bị can và Lệnh bắt tạm giam Bùi Ngô Minh Khôi (sinh năm 2000, trú huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) về hành vi “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr tiếp xúc cử tri tại Đắk Lắk

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr tiếp xúc cử tri tại Đắk Lắk

Tin tức - Lê Hường - 2 giờ trước
Ngày 28/9, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr làm Tổ trưởng Tổ 1, tiếp xúc với cử tri huyện Ea H’leo và Krông Búk.
Đắk Lắk: Gần 700 suất quà Trung thu tặng các cháu thiếu nhi khu vực biên giới

Đắk Lắk: Gần 700 suất quà Trung thu tặng các cháu thiếu nhi khu vực biên giới

Xã hội - Lê Hường - Ngọc Lân - 2 giờ trước
Trong hai ngày 27 và 28/9, các đơn vị trong Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động Tết Trung thu vui tươi, rộn ràng, ấm áp, với mong muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho các cháu thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn 4 xã biên giới của tỉnh.