Ở tuổi 60 nhưng nghệ nhân A Thút, dân tộc Ba-na, làng Đăk Wơk, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum vẫn tráng kiện, nhanh nhẹn và không ngừng nghỉ trong các hoạt động nhằm gìn giữ vốn văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Năm 2017, vượt qua nhiều thách thức, khó khăn, các địa phương vùng DTTS và miền núi đã đạt được những kết quả rất ấn tượng trong phát triển kinh tế-xã hội. Nhờ sự khởi sắc về kinh tế, nhiều bản làng, phum sóc đồng bào DTTS đang phấn khởi chuẩn bị đón Tết Nguyên đán.
Từ trung tâm xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum đi thêm khoảng hơn 20km, là tới Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y. Con đường đến “Ngã ba Đông Dương” chạy vòng vèo quanh mấy ngọn đồi, thêm khoảng 10km là tới Cột mốc ba biên (Việt Nam-Lào-Campuchia), nơi mà “một tiếng gà” ba nước cùng nghe. Kể từ khi khánh thành đến nay, địa danh này đã trở thành điểm nhấn quan trọng đối với việc phát triển kinh tế-xã hội và du lịch của địa phương.
Trong quan niệm của đồng bào Tà Rẻ (một nhánh dân tộc Xơ Đăng) ở Kon Tum, nhà rông là không gian linh thiêng nhất buôn làng, nơi thần linh trú ngụ mà nếu không có nhà rông thì không thể gọi là làng được. Vì vậy, dù trong hoàn cảnh nào, gian khổ đến mấy đồng bào Tà Rẻ cũng phải dựng được nhà rông làm nơi sinh hoạt văn hóa, tổ chức lễ hội của buôn làng, nơi neo giữ hồn làng.
Vừa qua (21/01) Lực lượng chức năng tỉnh Kon Tum đã phát hiện một hầm vàng khai thác trái phép tại nhà ông Nguyễn Văn Lý ở thôn Tân Bình xã Đăk Kan, huyện Ngọc Hồi.