Hiện nay toàn tỉnh Kiên Giang có 285 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Thực hiện chính sách đối với Người có uy tín, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 1829/QĐ-UBND ngày 18/6/2024 về việc phân bổ kinh phí thực hiện chính sách đối với Người có uy tín trong năm 2024.
Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện cấp (không thu tiền): 01 tờ Báo Dân tộc và Phát triển (01 tờ/người/kỳ/tháng); 01 tờ báo Kiên Giang (01 tờ/người/kỳ). Đây là cẩm nang quan trọng cung cấp thông tin đối với Người uy tín, từ đó giúp Người có uy tín thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động tại cơ sở.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 523 lượt Người có uy tín được thăm tặng quà nhân dịp lễ, tết. Ngoài ra tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ Người có uy tín khi ốm đau, hộ gia đình Người có uy tín gặp khó khăn đột xuất do sự cố, thiên tai, hỏa hoạn....
Về tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, Ban Dân tộc đã, phối hợp với Trường cao đẳng Luật miền Nam và UBND các huyện tổ chức Hội nghị tập huấn “Bồi dưỡng kiến thức về hòa giải viên ở cơ sở”. Kết quả đã tổ chức được 03 lớp cho 150 Người có uy tín tham gia. Qua công tác tập huấn giúp cho Người có uy tín từng bước nâng cao kiến thức công tác hòa giải ở cơ sở, cũng như kỹ năng giải quyết và xử lý các tình huống ở cộng đồng...
Tại Hội nghị, các đại biểu đã chia sẻ, thảo luận một số vướng mắc trong thực hiện Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg và Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg trên địa bàn. Hầu hết các đại biểu đều bày tỏ quan điểm việc xét, chọn lực lượng Người có uy tín trong thời gian tới phải đáp ứng được yêu cầu thực tế trong tình hình mới.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Danh Phúc, Trưởng Ban dân tộc tỉnh Kiên Giang cho biết, qua các ý kiến của các đại biểu tham dự cho thấy, việc triển khai thực hiện chính sách đối với Người có uy tín được lãnh đạo các cấp ủy Đảng và chính quyền đặc biệt quan tâm, thực hiện đầy đủ, kịp thời. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Người có uy tín; đặc biệt phát huy được vai trò Người uy tín tại cộng đồng.
Ông Danh Phúc cũng đề nghị, trong thời gian tới, ngành công tác dân tộc của tỉnh phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện tốt các chính sách đối với Người có uy tín. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chính sách đối với Người có uy tín, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn việc công nhận, đưa ra khỏi danh sách và thay thế Người có uy tín trong đồng bào DTTS theo Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg, hoàn thành trước ngày 15/12/2024. Tổ chức Chương trình Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2024.....
* Cùng ngày, Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang đã tổ chức đánh giá Kết quả thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc thiểu số, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số 06 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2024, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với các đơn vị liên quan, các địa phương tổ chức 17 cuộc tuyên truyền trực tiếp cho 1020 đại biểu tại Giồng Riềng, Gò Quao, Châu Thành, An Biên, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Hòn Đất, Kiên Lương, Giang Thành, thành phố Hà Tiên và Rạch Giá.
Nội dung truyên truyền chủ yếu: Phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc; các luật, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vùng DTTS, chính sách dân tộc và đại đoàn kết dân tộc nâng cao ý thức tôn trọng, chấp hành và bảo vệ pháp luật, đảm bảo quốc phòng an ninh, ổn định chính trị vùng đồng bào DTTS. Tuyên truyền việc bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của các DTTS gắn với phát triển du lịch, vận động xóa bỏ các hủ tục lạc hậu; chăm sóc sức khỏe; bảo vệ môi trường, nâng cao dân trí và chất lượng nguồn lực vùng DTTS...
Kiên Giang là tỉnh có nhiều thành phần dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, chiếm tỷ lệ 14,80 % tổng số dân toàn tỉnh. Cụ thể: Dân tộc Khmer: có 58.383 hộ với 228.289 người, chiếm tỷ lệ 13,08 %/; dân tộc Hoa: có 7.554 hộ với 29.306 người, chiếm tỷ lệ 1,66 %/TSDTT; các dân tộc thiểu số còn lại có 265 hộ với 1.022 người, chiếm 0,06%. Toàn tỉnh có 49 xã được phân định khu vực thuộc vùng DTTS, trong đó khu vực I có 46 xã; khu vực II có 1 xã; khu vực III có 02 xã; có 05 xã An Toàn khu thuộc vùng đồng bào DTTS.