Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kiên Giang: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS

Uyển Nhi - 15:05, 12/12/2023

Thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn II (2021-2025) và tiểu dự án 9.2 “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” thuộc Dự án 9 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã có nhiều chuyển biến tích cực.

 Lễ ra mắt mô hình “Phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” tại xã Phú Lợi, huyện Giang Thành.
Lễ ra mắt mô hình “Phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” tại xã Phú Lợi, huyện Giang Thành.

Kiên Giang là tỉnh nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, người dân sinh sống chủ yếu bằng sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, trình độ dân trí không đồng đều, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn; địa bàn dân cư còn phân tán; phong tục tập quán, nhận thức của nhiều gia đình còn lạc hậu, chưa nắm vững về chế độ hôn nhân và gia đình, quyền và nghĩa vụ cũng như các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình.

Nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật, chuyển đổi hành vi trong đồng bào dân tộc thiểu số về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, thời gian qua, tỉnh Kiên Giang đã tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật.

Qua các năm (giai đoạn 2021-2023), Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với Tỉnh đoàn, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh, Hội Luật gia tỉnh Kiên Giang và UBND các huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở các địa phương có đông đồng bào DTTS sinh sống và học sinh, học viên ở các Trường: Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh, Phổ thông Dân tộc nội trú THPT-DTNT tỉnh, THCS-DTNT các huyện Gò Quao, An Biên, Châu Thành, Giồng Riềng và Hà Tiên với tổng số lượt tuyên truyền là 103 điểm và 5.507 lượt người tham dự.

Nội dung tuyên truyền về các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, đẩy mạnh công tác truyền thông, cung cấp kiến thức về sự phát triển tâm sinh lý, sức khỏe sinh sản tuổi dậy thì, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Dân sự, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình,...

Thông qua công tác tuyên truyền giúp cho đồng bào DTTS và học sinh, học viên là người dân tộc hiểu rõ hơn về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, đồng thời giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật chú trọng thay đổi nhận thức của các nhóm đối tượng vị thành niên, thanh niên vùng DTTS, phát huy vai trò các tổ chức đoàn thể, nâng cao vai trò của người uy tín, già làng, trưởng bản trong việc giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống cũng như hạn chế những phong tục, tập quán lạc hậu và giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Đồng thời lồng ghép nội dung tuyên truyền vào các cuộc hội nghị phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS, hội nghị tuyên truyền về bình đẳng giới gắn với công tác tuyên truyền về Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trong đồng bào DTTS (người có uy tín, Achar, Ban Quản trị các chùa Phật giáo Nam tông Khmer, cán bộ xã, ấp, tổ nhân dân tự quản, tổ chức Đoàn thanh niên, Chi hội phụ nữ)...

Triển khai các hoạt động truyền thông, tuyên truyền, vận động, tư vấn, can thiệp nhằm thay đổi hành vi, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và huy động sự tham gia của cộng đồng can thiệp, ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tào hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS.

Lồng ghép các hoạt động giao lưu văn hóa, lễ hội, hoạt động hòa giải tại cộng đồng, các cuộc họp, hội nghị của chính quyền, đoàn thể, hoạt động ngoại khóa, sân khấu hóa trong các trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh, và Trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú, các Câu lạc bộ thanh niên, các tổ chức nhóm Hội Liên hiệp Phụ nữ.

Thời gian qua, đã tổ chức 02 cuộc tập huấn cho 40 đại biểu là thành viên Câu lạc bộ của 02 xã (xã Định An, huyện Gò Quao và xã Phú Lợi của huyện Giang Thành), đồng thời ra mắt 01 Câu lạc bộ thanh niên xã Bình Giang, huyện Hòn Đất gồm có 20 thành viên Câu lạc bộ.

Tập huấn cho các thành viên trong mô hình “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Tập huấn cho các thành viên trong mô hình “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian tới tỉnh sẽ tiếp tục nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể đối với việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hôn nhân và gia đình; tạo sự thống nhất cao về nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố trên địa bàn xây dựng kế hoạch và đề ra biện pháp cụ thể để tập trung thực hiện có hiệu quả Tiểu dự án 2, thuộc Dự án 9 “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 và Kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 04/3/2021 và Kế hoạch số số 245/KH-UBND ngày 23/11/2022 của UBND tỉnh Kiên Giang.

Chú trọng đẩy mạnh và đổi mới phương pháp tuyên truyền, giáo dục về hôn nhân và gia đình; chú trọng lựa chọn nội dung trọng tâm, sát với thực tiễn và nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số, tập trung vào nhóm đối tượng phụ nữ, thanh, thiếu niên và vùng có nguy cơ cao về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Duy trì và triển khai mô hình tại các xã, huyện có tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao; nhân rộng các mô hình phù hợp nhằm thay đổi hành vi, khả năng tiếp cận thông tin và huy động sự tham gia của cộng đồng thực hiện ngăn ngừa, giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Đồng thời, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, nhất là đối tượng là cán bộ, đảng viên; xử phạt hành chính kết hợp với xử phạt theo hương ước, quy ước ấp, khu phố.   

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sơn La: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng từ vốn Chương trình MTQG 1719

Sơn La: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng từ vốn Chương trình MTQG 1719

Tỉnh Sơn La vừa điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) theo hướng tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng.
Tin nổi bật trang chủ
Gia Lai: Hơn 900 nghệ nhân sẽ tham gia Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh năm 2025

Gia Lai: Hơn 900 nghệ nhân sẽ tham gia Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh năm 2025

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Ngày 31/3, Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai cho biết, ngày Hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV, năm 2025, sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 11 - 13/4, với sự tham gia của hơn 900 nghệ nhân, đến từ 17 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Kon Tum: Tạo điều kiện, sức bật để vùng đồng bào DTTS phát triển nhanh và bền vững

Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Kon Tum: Tạo điều kiện, sức bật để vùng đồng bào DTTS phát triển nhanh và bền vững

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Kon Tum đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất. Qua đó, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS.
Sơn La: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng từ vốn Chương trình MTQG 1719

Sơn La: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng từ vốn Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Tùng Nguyên - 1 giờ trước
Tỉnh Sơn La vừa điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) theo hướng tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng.
Lên Bắc Hà, cùng khám phá sắc màu chợ phiên

Lên Bắc Hà, cùng khám phá sắc màu chợ phiên

Sắc màu 54 - Hà Phương - 1 giờ trước
Chợ phiên Bắc Hà không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn ghi dấu trên bản đổ du lịch Đông Nam Á. Phiên chợ lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống và sắc màu cuộc sống của đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc.
Tổ chức Lễ hội Đền Đức Thánh Cả làng Đông Sơn

Tổ chức Lễ hội Đền Đức Thánh Cả làng Đông Sơn

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Ngày 31/3 (tức ngày 3/3 năm Ất Tỵ), UBND phường Hàm Rồng (Tp. Thanh Hóa) đã tổ chức Lễ hội Đền Đức Thánh Cả, làng Đông Sơn, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách đến chiêm bái.
Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 29/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực. Nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang. “Vườn Địa Đàng” giữa vùng nắng gió. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khởi công cầu đường bộ Bát Xát - Bá Sái qua sông Hồng

Khởi công cầu đường bộ Bát Xát - Bá Sái qua sông Hồng

Tin tức - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Sáng 31/3, UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng Dự án cầu đường bộ qua sông Hồng biên giới Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc). Tham dự buổi Lễ khởi công có lãnh đạo Bộ Xây dựng, lãnh đạo tỉnh Yên Bái.
Mèo Vạc (Hà Giang) xóa trắng tà đạo “San sư khẻ tọ”

Mèo Vạc (Hà Giang) xóa trắng tà đạo “San sư khẻ tọ”

Dân tộc - Tôn giáo - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Những năm qua, tà đạo “San sư khẻ tọ” đã xâm nhập vào đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện vùng cao Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự và bức xúc trong cộng đồng. Tuy nhiên, với việc linh hoạt triển khai nhiều giải pháp tuyên truyền, vận động, trong đó có công tác dân vận khéo nhiều hộ theo tà đạo “San sư khẻ tọ” ở huyện Mèo Vạc đã quay trở lại thờ cúng tổ tiên theo phong tục truyền thống.
“Bài ca trên sóng cả”, tác giả Hoàng Thị Hạnh đoạt giải A - Giải thưởng VHNT về đề tài Hải quân Nhân dân Việt Nam

“Bài ca trên sóng cả”, tác giả Hoàng Thị Hạnh đoạt giải A - Giải thưởng VHNT về đề tài Hải quân Nhân dân Việt Nam

Tin tức - Văn Hoa - 4 giờ trước
Vừa qua, Quân chủng Hải quân tổ chức tổng kết trao giải thưởng sáng tác văn học nghệ thuật (VHNT) về đề tài Hải quân Nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Theo đó, tác phẩm “Bài ca trên sóng cả”, tác giả Hoàng Thị Hạnh đoạt giải A.
Đắk Lắk: Dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc bệnh sởi tăng nhanh

Đắk Lắk: Dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc bệnh sởi tăng nhanh

Sức khỏe - Hoàng Thùy - 4 giờ trước
Thời gian gần qua, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc tăng nhanh. Để tăng tỷ lệ miễn dịch, giám sát sịch sởi trong cộng đồng, tỉnh Đắk Lắk đang tập trung nhiều giải pháp phòng, chống dịch và triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho người dân. Điều đáng nói, phần lớn các ca mắc bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin phòng sởi.
“Lễ hội Điện Huệ Nam” được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

“Lễ hội Điện Huệ Nam” được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Ngân - 5 giờ trước
Ngày 30/3, Sở Văn hóa Thể thao TP. Huế tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia "Lễ hội Điện Huệ Nam". Trước đó, ngày 10/12/2024, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 3981/QĐ-BVHTTDL đưa Lễ hội truyền thống “Lễ hội Điện Huệ Nam” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.