Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khánh Hòa: Tích cực chuyển đổi số trên các lĩnh vực

Hoàng Thanh - 02:51, 17/11/2023

Thời gian qua, các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã có những chuyển biến tích cực trong tư duy và hành động về chuyển đổi số. Điều này được thể hiện thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực, như: giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), hoạt động du lịch, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản…


(CĐ KHánh Hòa- Hoàng Thanh): Khánh Hòa: Tích cực chuyển đổi số trên các lĩnh vực
Du khách sử dụng máy mua vé tự động ở I-resort Nha Trang.

Chuyển đổi số trong hoạt động du lịch

Đến tham quan Khu di tích Tháp Bà Ponagar, sau khi qua cổng soát vé, nhiều du khách đưa chiếc điện thoại thông minh lên quét mã QR ngay bên lối đi để truy cập vào phần thuyết minh tự động giới thiệu về quần thể di tích thay cho việc nhờ hướng dẫn viên.

“Ứng dụng này rất hữu ích, bởi không phải ai cũng có điều kiện để nhờ hướng dẫn viên thuyết minh, nhất là khách đi lẻ. Bài thuyết minh rất rõ ràng, dễ hiểu… cung cấp được nhiều thông tin về thời gian, nét kiến trúc đặc trưng của quần thể Tháp Bà Ponagar”, chị Nguyễn Hương Liên (du khách đến từ Hà Nội) bày tỏ.

Sử dụng mã QR để truy cập Audio Guide (hệ thống thuyết minh tự động) là điểm mới dễ thấy nhất trong việc chuyển đổi số trong hoạt động du lịch của Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa trong thời gian qua. Ngoài Tháp Bà Ponagar, Trung tâm đã thực hiện dán mã QR để khách truy cập Audio Guide ở nhiều di tích - danh thắng khác, như: Thành cổ Diên Khánh, miếu thờ Trịnh Phong (Diên Khánh), danh thắng Hòn Chồng (Nha Trang), đình Phú Cang (Vạn Ninh)… Riêng Khu di tích Tháp Bà Ponagar còn có ứng dụng công nghệ thực tế ảo VR360 để khách tham quan từ xa thông qua máy tính, điện thoại thông minh.

Cùng với Trung tâm Bảo tồn di tích của tỉnh, các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa cũng có nhiều ứng dụng chuyển đổi số trong việc điều hành, quản lý trên hệ thống phần mềm chuyên dụng mang lại tiện ích, đa dạng dịch vụ, sản phẩm du lịch, tăng giá trị trải nghiệm cho khách tham quan.

Nổi bật, Công ty Cổ phần Vinpearl với ứng dụng công nghệ Face ID trong việc làm thủ tục check-in cho khách du lịch. Khu du lịch Suối khoáng nóng I-resort Nha Trang đã triển khai hệ thống bán vé tự động để nâng cao hiệu quả phục vụ khách. Ở mỗi dịch vụ có clip và chữ giới thiệu tóm tắt về dịch vụ. Khách hàng có thể dễ dàng chọn loại dịch vụ và số vé cần mua, sau đó thanh toán thông qua quét mã QR. Ở Bãi Dài, Khu nghỉ dưỡng Alma đã ra mắt ứng dụng di động Alma Resort với các tính năng như: Cung cấp thông tin thực đơn các nhà hàng, quầy bar, dịch vụ ăn uống tại phòng và chương trình khuyến mãi; tích hợp chức năng cho phép người dùng góp ý về các dịch vụ của khu nghỉ dưỡng.
Cần đồng bộ trong chuyển đổi số.

(CĐ KHánh Hòa- Hoàng Thanh): Khánh Hòa: Tích cực chuyển đổi số trên các lĩnh vực 1
Thanh niên Huyện đoàn Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa quét mã QR tại Khu tưởng niệm Gạc Ma, để theo dõi các nội dung thuyết minh địa chỉ đỏ (Ảnh: Phan Sáu/TTXVN)

Bà Nguyễn Thị Lệ Thanh, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa cho biết: Từ năm 2020, Sở Du lịch đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch Khánh Hòa đến năm 2025. Mới đây, UBND tỉnh cũng đã có quyết định phê duyệt Dự án Trung tâm điều hành thông tin, hỗ trợ khách du lịch. Trên cơ sở đó, sắp tới, Sở Du lịch sẽ đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn và thực hiện các bước lựa chọn nhà thầu để thực hiện dự án. Bên cạnh đó, Sở Du lịch đã có văn bản trình UBND tỉnh thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Dự án Xây dựng hệ thống kho dữ liệu và phần mềm nghiệp vụ ngành Du lịch; cho chủ trương thực hiện Dự án Xây dựng hướng dẫn viên du lịch ảo trên thiết bị di động… Ngoài ra, theo kế hoạch, trong năm 2024, Sở Du lịch cũng sẽ thực hiện Dự án Xây dựng bản đồ số du lịch Khánh Hòa. Bản đồ số du lịch sẽ tích hợp các địa điểm tham quan, lưu trú, mua sắm, giải trí, ẩm thực, trung tâm thể thao, bệnh viện, các trạm xe buýt, sân bay… Khi hoàn thành, du khách có thể tra cứu bản đồ xem thông tin, chỉ đường, định vị, tìm kiếm, lọc vị trí rất thuận lợi.

Chuyển đổi số đưa nông sản miền núi tiếp cận thị trường quốc tế

Sầu riêng là cây trồng chủ lực của huyện miền núi Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa. Trong số hơn 2.500 ha, huyện Khánh Sơn có 450 ha sầu riêng VietGAP, 22 vùng xin cấp mã số vùng trồng đang được huyện phối hợp cơ quan chức năng thẩm định. Trong đó, 4 mã số vùng trồng được cơ quan chức năng Trung Quốc cấp phép, nhiều DN đã xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.

(CĐ KHánh Hòa- Hoàng Thanh): Khánh Hòa: Tích cực chuyển đổi số trên các lĩnh vực 2
Huyện Khánh Sơn định hướng xây dựng thương hiệu nông sản sạch, trong đó chủ lực là cây sầu riêng (Ảnh: Int)

Huyện miền núi Khánh Sơn đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, chuyển từ tư duy "sản xuất nông nghiệp" sang tư duy "kinh tế nông nghiệp" gắn liền với nông sản sạch. Trong đó, công nghệ số là giải pháp đột phá để quản lý chất lượng, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm đối với một địa phương miền núi xa các trung tâm kinh tế lớn, các phương pháp quảng bá truyền thống gặp nhiều khó khăn.

Tại một căn nhà ở thung lũng thuộc xã Ba Cụm Bắc, cách trung tâm huyện miền núi Khánh Sơn khoảng 10 km, các bạn trẻ đang làm việc qua mạng với các đối tác tại Mỹ để tiêu thụ sầu riêng. Vườn sầu riêng này có tên Sakura rộng khoảng 5 ha với 700 gốc sầu riêng được canh tác theo phương pháp hữu cơ, được đầu tư hệ thống tưới tiêu từ trên cao. Những cây sầu riêng được trồng thẳng lối và đánh số thứ tự, quản lý bằng phần mềm. Từ đó, người trồng sẽ lên kế hoạch thời vụ, lịch kiểm tra, lịch bón phân, phòng sâu bệnh... Dưới mỗi gốc sầu riêng được gắn vòi tưới tự động, khi đến lịch bón phân, phân sẽ hòa vào nước để đến từng cây. Bộ phận giám sát chỉ đi kiểm tra, hướng dẫn công nhân làm việc.

Ông Đinh Văn Dũng, Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa cho biết, các sản phẩm từ sầu riêng sẽ phát triển đa dạng theo chuỗi giá trị, phù hợp với yêu cầu của thị trường; chú trọng ứng dụng công nghệ cao, sinh thái để phát triển bền vững... Từ đó, đáp ứng xuất khẩu chính ngạch không chỉ với Trung Quốc mà hướng đến Mỹ, Nhật, châu Âu."Khi trồng theo lộ trình của Viet Gap hay Global Gap, giá trị người nông dân thu về sẽ cao hơn. Sầu riêng trước đây không có mã vạch, không có truy xuất nguồn gốc, không có mã vùng trồng nên khi bán tại thị trường chênh lệch giảm khoảng 50%. Trong tương lai, sản phẩm sầu riêng không những chỉ xuất khẩu ở Trung Quốc mà sẽ xuất đi nhiều nước", ông Dũng khẳng định.

(CĐ KHánh Hòa- Hoàng Thanh): Khánh Hòa: Tích cực chuyển đổi số trên các lĩnh vực 3
Huyện Khánh Sơn sẽ được thí điểm lắp đặt Wifi miễn phí cho người dân. (Ảnh minh họa)

Có thể thấy, với những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, thiết thực, việc chuyển đổi số ở Khánh Hòa sẽ nhanh hơn, toàn diện hơn trên các lĩnh vực, bắt kịp xu thế chung. Theo ông Đinh Văn Thiệu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, chuyển đổi số là xu thế tất yếu và đòi hỏi khách quan của sự phát triển trong thời đại ngày nay. Để thực hiện được mục tiêu chuyển đổi số quốc gia một cách hiệu quả, thực chất đòi hỏi mỗi cơ quan, đơn vị phải có kế hoạch bài bản, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, tạo sự thay đổi phương thức quản lý, vận hành, quản trị xã hội, lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực, nguồn lực của chuyển đổi số, thông qua chuyển đổi số phải để người dân, doanh nghiệp hưởng lợi từ dịch vụ công, tiện ích xã hội thuận tiện hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn, từ đó tạo ra nguồn lực cho sự phát triển, đặc biệt khi Khánh Hòa đang triển khai hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị"./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tin nổi bật trang chủ
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 09:17, 29/04/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thời sự - PV - 16:25, 28/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi người dân; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giữa trưa trời nắng hơn 40 độ C.
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Xã hội - Thanh Hải - 14:35, 28/04/2024
Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Du lịch - Minh Nhật - 10:00, 28/04/2024
Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự Lễ khai mạc có các vị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.