Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hỗ trợ cán bộ thôi việc tự nguyện: Lắng nghe từ cơ sở

PV - 11:30, 27/12/2018

Chính sách hỗ trợ cán bộ thôi việc tự nguyện, nghỉ hưu trước tuổi được triển khai nhiều năm nay; mới đây tiếp tục được Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều. Tuy nhiên, theo đánh giá, chính sách hỗ trợ cán bộ thôi việc tự nguyện vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp.

Tự nguyện tinh giản-khó!

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc học tập, quán triệt các nghị quyết Trung ương 7, Khóa XII (tổ chức tháng 6/2018), Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính đã chỉ rõ, sau 20 năm (1997-2017), đội ngũ cán bộ trên cả nước tăng từ 1.351.900 người lên 2.726.917 người (tăng 100%). Trong khi, cũng trong thời gian đó, dân số chỉ tăng từ 77 triệu lên 92 triệu người (tăng 20%).

Trước đó (tháng 11/2017), tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về học tập, quán triệt các nghị quyết Trung ương 6, Khóa XII, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính cũng đưa ra số liệu: Sau 2 năm (2015-2017) thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, số người hưởng lương, phụ cấp không những không giảm mà còn tăng lên. Cụ thể, theo Nghị quyết 39-NQ/TW, mỗi năm cả nước phải tinh giản 70.000 người, nhưng sau 2 năm, thực tế lại tăng lên 96.000 người.

Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cơ sở theo hướng “một người làm được nhiều việc”. Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cơ sở theo hướng “một người làm được nhiều việc”.

Để tinh giản biên chế, ngoài việc rà soát, sắp xếp lại bộ máy hành chính các cấp thì việc vận động đội ngũ cán bộ thôi việc tự nguyện, nghỉ hưu trước tuổi được xem là giải pháp hữu hiệu. Chính sách hỗ trợ cán bộ thôi việc tự nguyện, nghỉ hưu trước tuổi được quy định cụ thể tại Nghị định 108/2014/NĐ-CP, ngày 20/11/2014 và được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 113/2018/NĐ-CP, ngày 31/8/2018 của Chính phủ.

Đây là chính sách nhằm động viên, khuyến khích cán bộ tự nguyện nghỉ việc, được kỳ vọng góp phần tinh giản biên chế, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ. Nhưng thực tế, dù đã có chính sách khuyến khích, động viên nhưng số cán bộ thôi việc tự nguyện, nghỉ hưu trước tuổi chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Nguyên nhân là do cơ chế hỗ trợ chưa phù hợp để khuyến khích cán bộ tự nguyện thôi việc.

Như trường hợp bà Mai Thị Hoa, cán bộ phụ trách công tác tuyên giáo xã Trà Giang (Bắc Trà My, Quảng Nam). Bà đã có 13 năm công tác, nhưng mới chỉ tham gia đóng BHXH được 8 năm. Theo quy định của Nghị định 108/2014/NĐ-CP, nếu nghỉ hưu trước tuổi thì bà chỉ được trợ cấp 3 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu (55 tuổi với nữ); ngoài ra sẽ không được hỗ trợ gì thêm vì số năm đóng BHXH của bà chưa đủ (theo quy định là đóng đủ 20 năm BHXH sẽ được trợ cấp thêm 5 tháng lương; từ năm thứ 21 trở đi thì mỗi năm được trợ cấp 1/2 tháng lương).

Còn nếu tự nguyện thôi việc ngay, bà Hoa sẽ được trợ cấp 3 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm; đồng thời được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng BHXH. Bà Hoa đã công tác 13 năm, nhưng mới chỉ đóng BHXH 8 năm, tức là 5 năm công tác trước đó sẽ không được tính để hỗ trợ nếu thôi việc ngay. Cân đo thiệt hơn giữa việc “nhường chỗ” và tiếp tục công tác, bà Hoa chọn phương án ở lại.

Hỗ trợ “nhường chức vụ” có khả thi?

Trong Nghị định 113/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế có bổ sung thêm đối tượng là cán bộ lãnh đạo, quản lý tự nguyện thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi để bố trí cán bộ trẻ. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, vấn đề ở chỗ ai sẽ là người tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế, chế độ ưu đãi với họ thế nào và làm thế nào để cán bộ tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế?

 Số lượng cán bộ, công chức, viên chức cấp xã hiện rất đông đảo, cần được sắp xếp theo hướng tinh gọn. (Ảnh minh họa) Số lượng cán bộ, công chức, viên chức cấp xã hiện rất đông đảo, cần được sắp xếp theo hướng tinh gọn. (Ảnh minh họa)

Đà Nẵng, Hà Giang là hai địa phương sớm đưa ra phương án để trả lời những câu hỏi này. Tại kỳ họp thứ 7 HĐND khoá IX (tháng 7/2018), Đà Nẵng đã thông qua nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý tự nguyện thôi việc. Độ tuổi áp dụng chính sách là 55 với nam và trên 50 với nữ. Ngoài các mức hỗ trợ được hưởng một lần theo quy định tại Nghị định 46/2010/NĐ-CP, lãnh đạo thôi việc tuỳ theo chức danh công tác, sẽ được hỗ trợ thêm từ 100 đến 200 triệu đồng. Theo khảo sát của Sở Nội vụ Đà Nẵng, toàn Thành phố có khoảng 316 cán bộ, lãnh đạo thuộc đối tượng của chính sách mới.

Còn tại Hà Giang, theo Nghị quyết số 16/2018/NQ-HĐND, ngày 10/7/2018 của HĐND tỉnh thì cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thôi việc ngay ngoài được hưởng các chế độ thôi việc theo quy định của pháp luật, được tỉnh hỗ trợ một lần với mức 500 nghìn đồng/1 tháng làm việc (tương đương 6 triệu đồng/năm làm việc có đóng BHXH), nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng/người. Cơ chế hỗ trợ của Hà Giang không quy định riêng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Việc ban hành cơ chế hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi là rất cần thiết để tinh giản bộ máy, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ. Bởi theo Nghị quyết 39- NQ/TW 2015 của Bộ Chính trị thì mục tiêu từ năm 2015 đến năm 2021 sẽ tinh giản được 10% số lượng đội ngũ cán bộ hưởng lương từ ngân sách. Nhưng tiến độ tinh giản biên chế vẫn rất chậm.

Theo TS. Vũ Văn Thái, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức Biên chế-Bộ Nội Vụ, tinh giản biên chế trong thời kỳ mới cần kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp, từ nhiều phía, nhiều cách làm sáng tạo và có tính đột phá tích cực, khả thi phù hợp. Tinh thần của Hội nghị Trung ương 6, Khóa XII đã quán triệt có thể mở rộng các đối tượng tinh giản biên chế, không nhất thiết phải thiếu năng lực, yếu kém, tuổi tác... mà quan trọng nhất là làm thế nào để khuyến khích được tính tự nguyện của đội ngũ cán bộ thuộc diện tinh giản theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP (nay là Nghị định 113/2018/NĐ-CP).

SỸ HÀO

Tin nổi bật trang chủ
Cần Thơ: Khai mạc Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ năm 2025

Cần Thơ: Khai mạc Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ năm 2025

Ẩm thực - Tào Đạt - 22:49, 06/04/2025
Tối 6/4, tại Quảng trường quận Bình Thủy (TP. Cần Thơ) đã diễn ra Lễ khai mạc Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII, năm 2025, với chủ đề “Bảo tồn và phát huy giá trị bánh dân gian Nam Bộ”.
Malaysia và nhiều nước đánh giá cao Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ, ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam

Malaysia và nhiều nước đánh giá cao Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ, ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam

Thời sự - PV - 22:49, 06/04/2025
Chiều 6/4, theo đề nghị của phía Malaysia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim để trao đổi về tình hình quan hệ song phương và đánh giá về một số vấn đề khu vực, quốc tế mới nổi gần đây.
Khai mạc giải bóng chuyền hạng A quốc gia năm 2025

Khai mạc giải bóng chuyền hạng A quốc gia năm 2025

Thể thao - Ngọc Chí - 22:49, 06/04/2025
Tối 6/4, tại Nhà thi đấu tổng hợp tỉnh Kon Tum, Cục Thể dục Thể thao Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ khai mạc Vòng bảng giải bóng chuyền hạng A quốc gia năm 2025.
Bất chấp mưa giông, hàng nghìn người đổ về xem đua thuyền rồng trên Đất Tổ

Bất chấp mưa giông, hàng nghìn người đổ về xem đua thuyền rồng trên Đất Tổ

Photo - PV - 17:01, 06/04/2025
Bất chấp mưa giông, rét, hàng nghìn người dân vẫn nô nức đổ về khu vực hồ Văn Lang (Tp. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) theo dõi, cổ vũ giải bơi chải Việt Trì mở rộng chào mừng lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
Xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông làm 32 người chết trong ngày đầu kỳ nghỉ lễ

Xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông làm 32 người chết trong ngày đầu kỳ nghỉ lễ

Xã hội - Hồng Phúc - 16:41, 06/04/2025
Cục Cảnh sát Giao thông cho biết, ngày 5/4, toàn quốc xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông, làm chết 32 người, bị thương 22 người.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phú Yên: Huy động nguồn vốn xã hội hóa xóa nhà tạm, nhà dột nát

Phú Yên: Huy động nguồn vốn xã hội hóa xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 16:40, 06/04/2025
Với mục tiêu xóa hơn 1.600 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025, bên cạnh nguồn lực của Nhà nước, các cấp ngành của tỉnh Phú Yên đã huy động tối đa các nguồn xã hội hóa để hoàn thành mục tiêu như kế hoạch tỉnh đề ra.
Việt Nam đón khách quốc tế đông kỷ lục trong quý I/2025

Việt Nam đón khách quốc tế đông kỷ lục trong quý I/2025

Du lịch - Anh Trúc - 16:40, 06/04/2025
Việt Nam đón hơn 6 triệu lượt khách quốc tế trong quý I/2025. Đây là lượng khách quốc tế trong một quý cao nhất từ trước đến nay.
Thu hồi gần 9.800 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế trong 6 tháng

Thu hồi gần 9.800 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế trong 6 tháng

Tin tức - Anh Trúc - 16:39, 06/04/2025
Bộ Tư pháp cho biết, 6 tháng qua, cơ quan chức năng đã thi hành xong 2.061 việc, với số tiền hơn 9.781 tỷ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế.
Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn Campuchia

Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn Campuchia

Tin tức - Tào Đạt - Tiến Vinh - 16:39, 06/04/2025
Từ ngày 3 đến ngày 8/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang đã thành lập các Đoàn công tác đi thăm, tặng quà, chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây các lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn Campuchia.
Kon Tum: Xóa gần 1.900 căn nhà tạm, nhà dột nát

Kon Tum: Xóa gần 1.900 căn nhà tạm, nhà dột nát

Trang địa phương - Ngọc Chí - 11:18, 06/04/2025
Tính đến nay, đã có gần 1.900 hộ dân của tỉnh Kon Tum, chủ yếu là đồng bào DTTS thoát cảnh phải sinh sống trong những căn nhà tạm, nhà dột nát, nhờ chương trình xóa nhà tạm được tỉnh triển khai nhanh chóng.