Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hình thành chương trình bao trùm, tổng thể về chấn hưng, phát triển văn hóa

PV - 17:20, 05/07/2023

Chương trình chấn hưng, phát triển văn hóa phải chỉ ra được những vấn đề, lĩnh vực cấp bách cần bảo vệ, bảo tồn, duy trì, phát huy giá trị, đồng thời xác định những giá trị mới, những vấn đề cần đổi mới để phát triển văn hóa.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Chúng ta cần xem xét những việc cần làm để quan tâm thực chất, đúng mức, đúng tầm đối với văn hóa. (Ảnh: VGP)
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Chúng ta cần xem xét những việc cần làm để quan tâm thực chất, đúng mức, đúng tầm đối với văn hóa. (Ảnh: VGP)

Sáng 5/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nghe báo cáo về tiến độ xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa và xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Chương trình).

Quan tâm thực chất, đúng mức, đúng tầm đối với văn hóa

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh bên cạnh các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường… thì phát triển văn hóa, con người Việt Nam là nội dung được nhấn mạnh trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; ý kiến của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt là của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội…

"Để bảo đảm văn hóa phát triển cùng với kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường…, chúng ta cần xem xét lại quá trình bảo tồn, bảo vệ, phát triển, phát huy các giá trị, tầm quan trọng của văn hóa. Trong thời gian tới cần làm gì để quan tâm thực chất, đúng mức, đúng tầm đối với văn hóa?", Phó Thủ tướng đặt vấn đề.

Theo Phó Thủ tướng, xây dựng, phát triển văn hóa, con người là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, đã được triển khai qua nhiều chương trình, dự án, kế hoạch, chiến lược cho từng nhóm lĩnh vực chuyên ngành như nghệ thuật, di sản, bảo tồn, sân khấu điện ảnh…, nhưng chưa hình thành chương trình bao trùm, tổng thể để tính toán nguồn lực, xác định mục tiêu cho từng giai đoạn cụ thể.

Báo cáo tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Nguyễn Văn Hùng cho biết đây là chương trình khó vì nội hàm rất rộng, nên cần tiếp cận bằng các dự án cụ thể.

Về cơ bản, các bộ, ngành, địa phương thống nhất việc cần thiết xây dựng dự thảo Chương trình, bảo đảm kết cấu của một chương trình mục tiêu quốc gia.

Dự thảo Chương trình hệ thống lại các quan điểm của Đảng được nêu trong Nghị quyết Đại hội XIII, xác định mục tiêu chính, từ đó hướng đến xây dựng hệ giá trị về văn hóa, gia đình, con người Việt Nam; tập trung giải quyết hài hòa giữa bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa; xây dựng có trọng tâm, trọng điểm các lĩnh vực văn hóa được xác định cần thiết phải ưu tiên…

"Việc thực hiện Chương trình nhằm khắc phục những bất cập lâu nay khi chúng ta nhận thức văn hóa phải đặt ngang bằng kinh tế, chính trị nhưng nguồn lực đầu tư không tương xứng nên không tạo được chiều sâu trong công cuộc chấn hưng, phát triển văn hóa", Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng cho biết, Chương trình chấn hưng, phát triển văn hóa nhằm tạo thêm nguồn lực đầu tư cho văn hóa tương xứng với nhận thức văn hóa phải đặt ngang bằng kinh tế, chính trị. (Ảnh: VGP)
Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng cho biết, Chương trình chấn hưng, phát triển văn hóa nhằm tạo thêm nguồn lực đầu tư cho văn hóa tương xứng với nhận thức văn hóa phải đặt ngang bằng kinh tế, chính trị. (Ảnh: VGP)

Nội dung quan trọng nhất của Chương trình liên quan đến 9 nhóm dự án, gồm: Phát triển nhân cách văn hóa con người Việt Nam; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; nâng cao hiệu quả thông tin tuyên truyền và giáo dục văn hóa; bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc; thúc đẩy sự phát triển văn học nghệ thuật; phát triển công nghiệp văn hóa. Bên cạnh đó là đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong lĩnh vực văn hóa; phát triển nguồn nhân lực văn hóa; hội nhập quốc tế, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Chấn hưng đi cùng với phát triển các giá trị văn hoá mới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ VHTT&DL, đại diện các bộ, ngành, chuyên gia tập trung đóng góp ý kiến để hoàn thiện Dự thảo Chương trình, tập trung vào nội hàm của các khái niệm "văn hóa", "con người", "chấn hưng", "phát triển".

Cụ thể là làm rõ nội hàm, mối quan hệ mật thiết giữa "văn hóa" và "con người", từ đó xác định những nội dung, mục tiêu trọng tâm; chỉ ra những vấn đề, lĩnh vực văn hoá cấp bách cần bảo vệ, bảo tồn, duy trì; xác định những giá trị mới, những gì cần đổi mới để phát triển văn hóa; những bất cập, hạn chế cần khắc phục, đổi mới từ công tác quản lý nhà nước, cơ chế, chính sách đến thực tiễn triển khai.

Chương trình cần giải quyết mối quan hệ với các chương trình mục tiêu quốc gia khác (giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi); có khả năng bao trùm, tích hợp các chương trình, kế hoạch, chiến lược trong các lĩnh vực, phân ngành văn hóa trên cơ sở đánh giá những gì làm được, chưa làm được, bảo đảm không trùng lặp, chồng chéo.

Lãnh đạo các Bộ: KH&ĐT, Tài chính, LĐTB&XH, đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội cũng trao đổi, thống nhất khẳng định sự cần thiết ban hành một chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa. Chương trình cần được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, nhất là các dự án cụ thể với sự tham gia nhiều hơn nữa của địa phương, bảo đảm tính khả thi trong triển khai.

Các ý kiến tại cuộc họp khẳng định sự cần thiết ban hành một chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa. (Ảnh: VGP)
Các ý kiến tại cuộc họp khẳng định sự cần thiết ban hành một chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa. (Ảnh: VGP)

Bảo đảm Chương trình thực hiện được ngay khi ban hành

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ VHTT&DL khẩn trương hoàn thành trình tự, thủ tục để trình Chính phủ Dự thảo Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, đồng thời thực hiện các bước tiếp theo để trình Quốc hội theo đúng thẩm quyền.

Theo Phó Thủ tướng, Dự thảo Chương trình phải được xây dựng trên cơ sở tổng kết thực hiện các chương trình mục tiêu, chiến lược, quy hoạch có liên quan đến văn hoá, "những gì làm được, chưa làm được. Cái gì còn hạn chế, tồn tại, thách thức, những vấn đề mới nổi". Đồng thời cần lấy ý kiến các nhà quản lý, nhà khoa học, người hoạt động thực hành trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật khác nhau để xác định những vấn đề ưu tiên, cấp bách một cách minh bạch, rõ ràng.

Phó Thủ tướng nêu rõ việc lấy ý kiến nhằm đưa được thực tiễn cuộc sống vào Chương trình, giúp các bộ, ngành, địa phương hình dung được những gì cần làm, những lĩnh vực nào cần tác động.

Không chỉ mục tiêu cụ thể, mà mục tiêu khái quát của Chương trình cũng phải "nhìn được, lượng hóa được, đánh giá được", thực hiện bằng các dự án, nhiệm vụ cụ thể, Phó Thủ tướng lưu ý.

Về giải pháp, Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc xây dựng, hoàn thiện chính sách, thể chế nhằm thay đổi cơ bản của các ngành, các cấp trong nhận thức, quản lý, thực hiện chấn hưng, phát triển văn hóa và xác định rõ vai trò của Nhà nước, xã hội, người dân; đa dạng nguồn lực đầu tư cho Chương trình từ nguồn vốn đầu tư công, kinh phí hoạt động thường xuyên, nguồn xã hội hoá; đẩy mạnh chuyển đổi số phục vụ hoạt động quản lý, quảng bá, truyền thông.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ VHTT&DL là “nhạc trưởng” trong xây dựng chương trình chấn hưng, phát triển văn hóa, huy động sự tham gia của các cấp, các ngành, chuyên gia, người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa. (Ảnh: VGP)
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ VHTT&DL là “nhạc trưởng” trong xây dựng chương trình chấn hưng, phát triển văn hóa, huy động sự tham gia của các cấp, các ngành, chuyên gia, người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa. (Ảnh: VGP)

Phó Thủ tướng nhắc lại một số mục tiêu lớn mang tính cấp bách, ưu tiên trong Chương trình, đó là bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo di sản, giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể đang bị suy giảm, xuống cấp nghiêm trọng, có thể mất đi; xây dựng môi trường, văn hoá bao gồm sản phẩm và hoạt động văn hóa, thiết chế văn hóa, cảnh quan văn hoá, ứng xử văn hóa, nếp sống văn hóa nơi công cộng, tại cơ quan, tổ chức, gia đình, nhà trường...; phát triển các không gian sáng tạo, công nghiệp văn hóa.

"Bộ VHTT&DL phải là "nhạc trưởng" xây dựng đề cương, khung Chương trình; tổ chức lấy ý kiến đóng góp, đề xuất của các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng, người dân về nguồn lực, cơ chế cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra; phân công, phân cấp rõ ràng và thực hiện được ngay trong khuôn khổ chính sách, pháp luật hiện hành", Phó Thủ tướng gợi mở và đề nghị Bộ VHTT&DL mời đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, một số địa phương, chuyên gia, người làm công tác văn hóa tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến cho Dự thảo Chương trình với những cách tiếp cận khoa học, phù hợp với từng lĩnh vực văn hóa chuyên ngành.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Mang thanh xuân lên miền biên ải

Mang thanh xuân lên miền biên ải

Tôi chưa từng trải qua niềm phơi phới của những con người trẻ, mang thanh xuân lên miền biên ải để lập thân lập nghiệp. Nhưng khi gặp gỡ rồi giã biệt về xuôi, trong tôi cũng đã bừng lên khát vọng cống hiến và dấn thân; như những ca từ bay bổng, lãng mạn mà mình đã từng ngân nga: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta. Mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.
Kiên Giang: Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây sư sãi, Người có uy tín tại các chùa Khmer

Kiên Giang: Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây sư sãi, Người có uy tín tại các chùa Khmer

Chính sách Dân tộc - Tào Đạt - Tiến Vinh - 15 phút trước
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer, ngày 4/4, Đoàn công tác của Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang, do Đại tá Doãn Đình Tránh - Phó Chính ủy, làm Trưởng đoàn, đã đến thăm, chúc Tết các vị sư sãi, Người có uy tín tại các điểm chùa Khmer trên địa bàn biên giới thuộc huyện Giang Thành và Tp. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
Sóc Trăng: Khánh thành cụm công nghiệp có thể tạo việc làm cho 10.000 lao động

Sóc Trăng: Khánh thành cụm công nghiệp có thể tạo việc làm cho 10.000 lao động

Kinh tế - Tào Đạt - 27 phút trước
Cụm công nghiệp Xây Đá B tại huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng) rộng 54 ha, có vốn đầu tư hạ tầng gần 900 tỷ đồng, dự kiến sẽ tạo việc làm cho khoảng 10.000 lao động.
U17 Việt Nam xuất sắc cầm hòa U17 Australia: Điểm nhấn từ tinh thần và bản lĩnh

U17 Việt Nam xuất sắc cầm hòa U17 Australia: Điểm nhấn từ tinh thần và bản lĩnh

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 34 phút trước
Đội tuyển U17 Việt Nam đã có màn ra quân ấn tượng tại Vòng chung kết U17 châu Á 2025 khi cầm hòa đối thủ mạnh U17 Australia với tỷ số 1-1. Trận đấu diễn ra tại sân vận động Prince Mohammed (Jordan) đã chứng kiến một màn trình diễn quả cảm, đầy nỗ lực của các cầu thủ trẻ áo đỏ.
Đóng góp của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền: Thiết thực và trách nhiệm

Đóng góp của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền: Thiết thực và trách nhiệm

Tin tức - Hoàng Minh - 34 phút trước
Trong nhiệm kỳ 2023 - 2025 tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò là một quốc gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm trong việc thúc đẩy các giá trị nhân quyền trên phạm vi toàn cầu.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 3/2025 đạt 75,39 tỷ USD

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 3/2025 đạt 75,39 tỷ USD

Kinh tế - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Theo thông tin từ Cục Hải quan, trong tháng 3/2025, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 75,39 tỷ USD, tăng 18,2% (tương ứng tăng 11,62 tỷ USD) so với tháng trước; tính từ 01/01-15/3/2025 đạt 162,78 tỷ USD, tăng 12% tương ứng tăng 17,46 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2024.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Người có uy tín khẳng định vai trò nơi bản làng

Kon Tum: Người có uy tín khẳng định vai trò nơi bản làng

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 3 giờ trước
Giai đoạn 2023 - 2027, toàn tỉnh Kon Tum có 620 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Với những đóng góp thầm lặng, những Người có uy tín đã và đang chung tay, góp sức cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương và đồng bào các dân tộc xây dựng quê hương Kon Tum ngày càng phát triển.
Tổng thống Hoa Kỳ: Cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm rất hiệu quả

Tổng thống Hoa Kỳ: Cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm rất hiệu quả

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chia sẻ cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm là rất hiệu quả và khẳng định mong muốn gặp lại.
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với Burundi

Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với Burundi

Thời sự - PV - 20:15, 04/04/2025
Chiều 4/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 - 6/4.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Thời sự - PV - 19:17, 04/04/2025
Sáng 4/4, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam do Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu, Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dẫn đầu đã viếng và ghi sổ tang tưởng niệm đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cùng thành phố mang tên Bác và đất nước vươn mình

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cùng thành phố mang tên Bác và đất nước vươn mình

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thị Huỳnh Mai (Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh) - 18:31, 04/04/2025
Kế thừa và phát huy tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, tại buổi gặp mặt với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài mừng xuân 2025, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh “Bên cạnh những nỗ lực ở trong nước, Đảng và Nhà nước hết sức trân trọng những đóng góp quý báu của cộng đồng người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới cho công cuộc phát triển đất nước hiện nay”. Với chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và hơn 3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài có liên hệ với TP. Hồ Chí Minh nói riêng, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài luôn được lãnh đạo Đảng và Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt.