Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành và các doanh nghiệp, Hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh.
Năm 2021, Sở KH&CN tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia xây dựng một số mô hình áp dụng Hệ thống truy xuất nguồn gốc cho chuỗi cung ứng sản phẩm nông sản như: Sản phẩm cà phê nhân tại Công ty TNHH Vĩnh Hiệp; sản phẩm gạo Phú Thiện tại HTX Chư A Thai, huyện Phú Thiện; sản phẩm “Rau Đak Pơ” tại HTX Dịch vụ Vận tải Đak Pơ, huyện Đak Pơ.
Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe giới thiệu và phổ biến các mô hình áp dụng Hệ thống truy xuất nguồn gốc của các chuỗi cung ứng sản phẩm nông sản. Qua đó, giúp các đối tượng tham gia vào chuỗi cung ứng (sản xuất, vận chuyển, sơ chế, đóng gói, tiêu thụ...) có kiến thức về hoạt động áp dụng Hệ thống truy xuất nguồn gốc gắn với mã số, mã vạch, đồng thời nhận thức được lợi ích của việc triển khai áp dụng Hệ thống truy xuất nguồn gốc. Từ đó, tự triển khai xây dựng và áp dụng Hệ thống truy xuất nguồn gốc, hoặc sử dụng giải pháp truy xuất nguồn gốc phù hợp với các tiêu chuẩn Quốc gia về truy xuất nguồn gốc.
Việc triển khai áp dụng Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản theo Tiêu chuẩn Quốc gia là một trong những nhiệm vụ giải pháp quan trọng trong triển khai thực hiện Đề án “Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc” của tỉnh.
Theo đó, mục tiêu của tỉnh sẽ xây dựng khoảng 10 mô hình trở lên áp dụng Hệ thống truy xuất nguồn gốc các sản phẩm: Rau, củ, quả, cà phê, mật ong, dược liệu…Trên cơ sở đó, nhân rộng mô hình nhằm bảo đảm nhận diện và truy xuất được nguồn gốc các sản phẩm, hàng hóa nông, lâm sản chủ lực, đặc trưng và các sản phẩm, hàng hóa OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh.