Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sản phẩm - Thị trường

Gạo ST25 và bài học xây dựng, bảo vệ thương hiệu

PV - 10:39, 25/04/2021

Thông tin gạo ST25 bị một số doanh nghiệp tại Mỹ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ đang gây xôn xao trên dư luận. Dù còn nhiều tranh cãi chung quanh việc liệu doanh nghiệp này (DN) có được phép đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền cho gạo ST25 hay không, song câu chuyện này đang tiếp tục gióng lên một hồi chuông cảnh báo về những bất cập trong xây dựng thương hiệu nông sản tại Việt Nam.

Câu chuyện của gạo ST25 cho thấy sự cần thiết xây dựng thương hiệu cho DN.
Câu chuyện của gạo ST25 cho thấy sự cần thiết xây dựng thương hiệu cho DN.

Nhiều bất cập trong xây dựng thương hiệu nông sản

Bình luận về thông tin gạo ST25 bị một số doanh nghiệp Mỹ nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ, Ths. Vũ Xuân Trường, chuyên gia thương hiệu (Viện Nghiên cứu chiến lược cạnh tranh và thương hiệu – BCSI) thẳng thắn cho biết, nếu ST25 đang gặp vấn đề nêu trên thì đó là điều không có gì mới. Lĩnh vực nông sản của chúng ta đã có rất nhiều trường hợp tương tự như cà phê Trung Nguyên, kẹo dừa Bến Tre, cà phê Buôn Ma Thuột…

“Đối với các thương hiệu nông sản nổi tiếng, chúng ta mới đặt được nền móng ban đầu, còn việc xây dựng và phát triển thương hiệu chưa làm được nhiều. Thực tế cho thấy việc bảo vệ thương hiệu nông sản ở nước ta còn tồn tại rất nhiều bất cập. Những vụ việc như đánh mất chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu hàng hóa nông sản không còn là câu chuyện mới nhưng làm thế nào để hạn chế tình trạng này là vấn đề không đơn giản”, ông Trường cho biết.

Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ, hiện nay có khoảng hơn 20% nhãn hiệu nông sản Việt Nam được đăng ký, song tình trạng các nhãn hiệu hàng hóa bị xâm phạm ngày càng tăng. Chưa kể, bảo hộ sở hữu trí tuệ có một nguyên tắc cơ bản là bảo hộ theo lãnh thổ. Vì vậy, nhãn hiệu của chúng ta được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam thì chỉ có giá trị bảo hộ tại Việt Nam, không được bảo hộ tại lãnh thổ nước khác. Việc chúng ta không đăng ký ở một nước khác đồng nghĩa với khả năng nhãn hiệu (hay chỉ dẫn địa lý) của chúng ta có thể bị đăng ký bởi một DN nước họ và họ trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu, độc quyền sở hữu nhãn hiệu đó cho sản phẩm đã được đăng ký.

Ông Trường chia sẻ thêm, để hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho DN, ở cấp độ vĩ mô chúng ta đã có Chương trình Thương hiệu Quốc gia được ra đời từ năm 2003. Tuy nhiên, DN Việt Nam vẫn còn khá thờ ơ với chương trình này. Một số liệu thống kê cho biết, có đến 80% DN Việt chỉ chi ra 5% doanh số cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Chính bởi vậy, các sản phẩm nông sản của ta dù có chất lượng cao nhưng vẫn chưa tìm được vị trí xứng đáng ở cả thị trường nội địa và quốc tế.

Ở một góc độ khác, GS.TS.Nhà giáo nhân dân Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ cho biết, vấn đề xây dựng thương hiệu của gạo ST25 còn nhiều bất cập. Thứ nhất, tác giả của Việt Nam không mặn mà trong việc làm thương hiệu do thủ tục làm thương hiệu của Việt Nam còn nhiêu khê. Có rất nhiều điều kiện để bảo đảm sản phẩm này là của tác giả đó nên thủ tục làm rất khó khăn và tốn kém. Bên cạnh đó, do ta vẫn làm ăn manh mún, nhỏ lẻ; DN, hợp tác xã chưa gắn kết với nhau nên không bảo đảm được sản lượng gạo đáp ứng nhu cầu phía đối tác khi muốn xuất khẩu lâu dài với sản lượng lớn và chất lượng đồng đều sang một thị trường nào đó. Đây là cái khó để ta bảo hộ nhãn hiệu độc quyền ở một thị trường nước ngoài và xuất khẩu sang đó.

Cần sự chung tay

Từ câu chuyện của gạo ST25, ông Vũ Xuân Trường khuyến cáo, để có thể bảo vệ thương hiệu nông sản Việt Nam trên cả thị trường nội địa và quốc tế, cần sự chung tay của cả các cơ quan quản lý nhà nước và DN. Theo đó, về phía Nhà nước, cần chú trọng những giải pháp như quy hoạch vùng sản xuất và thiết lập các vùng chuyên canh sản xuất. Bên cạnh đó, tăng cường mối quan hệ thông tin giữa những người nông dân trực tiếp sản xuất với các nhà khoa học để nâng cao năng suất lao động, gia tăng sản lượng, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao và đồng đều. Ngoài ra, tăng cường các biện pháp xúc tiến thương mại cho ngành nông sản.

Đối với các DN, cần quan tâm đến một số giải pháp gồm nâng cao nhận thức về xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản xuất khẩu. Đồng thời, đầu tư cho máy móc, trang thiết bị hiện đại kết hợp với áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, tăng thêm giá trị cho hàng nông sản. Ngoài ra, đầu tư cho nghiên cứu thị trường nhằm tạo ra sản phẩm phù hợp. Xây dựng các quy chuẩn cho sản phẩm nhằm bảo đảm về tính minh bạch của quy trình sản xuất, từ đó tạo tấm “giấy thông hành” cần thiết cho hàng nông sản. Tiếp theo, chủ động quảng bá thương hiệu nông sản của DN ra thị trường trong nước và quốc tế. Đặc biệt, với các thương hiệu mới khi xâm nhập bất cứ một thị trường nào cũng đều gặp phải rất nhiều khó khăn. Do đó, các thương hiệu mới có thể liên kết với các thương hiệu đã có tên tuổi nhằm tận dụng sự hỗ trợ về vốn, công nghệ, kỹ thuật để thâm nhập và nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình.

Về phía cơ quan chức năng, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương cho biết: “Bộ Công thương không thể hỗ trợ trực tiếp nhưng có thể tư vấn, đồng hành cùng nhà sản xuất đăng ký nhãn hiệu và bảo vệ thương hiệu không chỉ cho gạo ST25 mà cho cả các thương hiệu sản phẩm khác của Việt Nam”.

Theo đó, trong thời gian tới, Bộ sẽ gia tăng hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức vai trò thương hiệu, giúp DN nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị sản phẩm trên thị trường, từ đó nâng cao nhận thức, vai trò của bảo vệ thương hiệu. Giám sát việc xâm hại bản quyền nhãn hiệu của Việt Nam trên các thị trường, đăng ký bảo hộ kịp thời.

Bên cạnh đó, hỗ trợ kỹ thuật thông qua việc cung cấp các khoá đào tạo tập huấn, đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ tại thị trường trong nước và một số thị trường xuất khẩu trọng điểm. Thông qua mạng lưới chuyên gia, sẽ giới thiệu chuyên gia có năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực tranh chấp thương mại quốc tế để hỗ trợ DN đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm xuất khẩu ở những thị trường trọng điểm.

Khi có nguy cơ xảy ra tranh chấp, xâm hại thương hiệu, bảo hộ nhãn hiệu thương mại, Bộ Công thương thông qua hệ thống tham tán tại nước ngoài, hệ thống thông tin từ các chuyên gia quốc gia nắm bắt kịp thời nguy cơ xâm hại bảo vệ sở hữu trí tuệ và thương hiệu Việt Nam để cảnh báo kịp thời cho doanh nghiệp xử lý.

“Thời gian tới, Bộ Công thương sẽ kiến nghị Chính phủ xem xét, thí điểm giao Bộ Công thương phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, hiệp hội ngành hàng, chọn ra các sản phẩm xuất khẩu có thương hiệu tốt để hỗ trợ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ trên các thị trường xuất khẩu trọng điểm phù hợp các quy định của WTO”, ông Vũ Bá Phú thông tin.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cơ hội cho nông sản Bắc Kạn vươn ra "biển lớn"

Cơ hội cho nông sản Bắc Kạn vươn ra "biển lớn"

Sản phẩm nông nghiệp của Bắc Kạn khá đa dạng, chất lượng tốt, đủ điều kiện để lưu thông ra thị trường, nhất là sản phẩm OCOP. Tuy nhiên, bài toán “đầu ra ổn định” vẫn luôn là thách thức lớn với các doanh nghiệp, hợp tác xã.
Tin nổi bật trang chủ
"Thời cơ vàng” cho du lịch vùng DTTS và miền núi

"Thời cơ vàng” cho du lịch vùng DTTS và miền núi

Tổng thu từ khách du lịch năm 2022 chỉ đạt 66% so năm 2019 - thời điểm chưa chịu tác động của dịch bệnh Covid-19, xung đột Nga - Ukraine… Trước tình hình ấy, việc “Đẩy nhanh phục hồi - Tăng tốc phát triển du lịch” đang là chủ trương lớn của Chính phủ nhằm đưa du lịch “trở lại đường ray” là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Một loạt các vấn đề cũng đã được Chính phủ gợi mở để các bộ, ngành, địa phương thay đổi tư duy, thay đổi cách làm du lịch… Trong bối cảnh chung đó, “cơ hội vàng” cho phát triển du lịch vùng DTTS và miền núi là rất rõ ràng.
Ủy ban Dân tộc và tỉnh Đồng Nai trao hỗ trợ làm nhà ở cho đồng bào DTTS tại tỉnh Bắc Giang

Ủy ban Dân tộc và tỉnh Đồng Nai trao hỗ trợ làm nhà ở cho đồng bào DTTS tại tỉnh Bắc Giang

Tin tức - Tuấn Trình - 23:17, 30/03/2023
Chiều 30/3, Đoàn công tác Ủy ban Dân tộc do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông làm Trưởng đoàn, cùng Đoàn công tác Tỉnh ủy Đồng Nai do Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Quảng Minh Cường làm Trưởng đoàn đã thăm, làm việc và trao hỗ trợ kinh phí làm nhà ở cho đồng bào DTTS nghèo tỉnh Bắc Giang. Phó Bí thư Thường trực trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang Lê Thị Thu Hồng tiếp và làm việc với Đoàn. Tham dự chương trình có: Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Sơn; Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Tống Ngọc Bắc; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nghiêm Xuân Hưởng và đại diện một số sở, ngành liên quan.
Công an tỉnh Đắk Nông tổ chức Hội thi Bí thư Chi bộ giỏi

Công an tỉnh Đắk Nông tổ chức Hội thi Bí thư Chi bộ giỏi

Trang địa phương - Hoàng Thùy - Minh Quỳnh - 21:39, 30/03/2023
Trong 2 ngày 29 và 30/3, Đảng ủy Công an tỉnh Đắk Nông tổ chức Hội thi Bí thư Chi bộ giỏi năm 2023 với sự tham gia của 61 thí sinh đến từ các Chi bộ, Đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ Công an tỉnh.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2030

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2030

Tin tức - Trọng Bảo - 21:20, 30/03/2023
Ngày 29/3, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động của Quốc hội

Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động của Quốc hội

Văn bản chính sách mới - PV - 21:20, 30/03/2023
Việc xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước phải căn cứ Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và danh mục bí mật nhà nước thuộc các lĩnh vực do Thủ tướng ban hành.
Giao lưu văn hóa, nghệ thuật Kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản

Giao lưu văn hóa, nghệ thuật Kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản

Sắc màu 54 - PV - 20:57, 30/03/2023
Hướng tới Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (1973 - 2023), ngày 30/3, tại Tp. Huế, Hội Hữu nghị Việt - Nhật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật cắm hoa, qua đó giới thiệu, tôn vinh nét đẹp văn hóa truyền thống của hai nước.
Giữ nghề chạm bạc của đồng bào Mông ở Sa Pa

Giữ nghề chạm bạc của đồng bào Mông ở Sa Pa

Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với người dân nơi đây, trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Tin trong ngày - 30/3/2023

Tin trong ngày - 30/3/2023

Media - BDT - 20:35, 30/03/2023
Bản tin hôm nay có những thông tin chính sau: Bộ Chính trị cho ý kiến về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về một số vấn đề chính sách xã hội; Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho đại biểu người DTTS, tôn giáo; Lai Châu bắt giữ nhiều cán bộ về hành vi “đưa hối lộ” và "nhận hối lộ"; cùng các tin tức thời sự khác.
Kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Malaysia

Kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Malaysia

Tin tức - PV - 20:15, 30/03/2023
Nhân dịp này, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Zambry Abdul Kadir đã ra Tuyên bố Báo chí chung.
Giữ nghề chạm bạc của đồng bào Mông ở Sa Pa

Giữ nghề chạm bạc của đồng bào Mông ở Sa Pa

Media - Trọng Bảo - 18:23, 30/03/2023
Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với người dân nơi đây, trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Các dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh cúm A

Các dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh cúm A

Sức khỏe - Ngân Nhi - 18:17, 30/03/2023
Các tỉnh miền Bắc hiện đang ghi nhận nhiều trường hợp mắc cúm A. Theo các chuyên gia, đây là điều "bất thường", bởi loại cúm này thường xuất hiện nhiều vào mùa Đông Xuân.
Người có uy tín góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Bát Xát

Người có uy tín góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Bát Xát

Media - Trọng Bảo - 18:16, 30/03/2023
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS ở huyện vùng cao biên giới Bát Xát, tỉnh Lào Cai là nhân tố quan trọng, đóng góp tích cực vào việc tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.