Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gameshow hài: Rơi thẳng đứng vì "phốt"

PV - 11:05, 08/02/2023

Ơn Giời, cậu đây rồi, Cười xuyên Việt, Thách thức danh hài... là những gameshow hài từng “làm mưa, làm gió” trên sóng truyền hình vì đạt tỷ suất người xem (rating) cao ngất ngưởng. Tuy nhiên, đến giai đoạn hiện tại, các chương trình này đã không còn nhận được sự chú ý của phần lớn công chúng.

 Gameshow hài từng bùng nổ trên sóng truyền hình
Gameshow hài từng bùng nổ trên sóng truyền hình

Có lẽ, sự xuất hiện quá ồ ạt, cùng “vấn nạn” hài nhảm, format chương trình không có gì đổi mới đã khiến khán giả quay lưng hờ hững với hàng loạt gameshow hài trên sóng truyền hình.

Một thời “oanh liệt”

Giai đoạn 2015-2016, không khó để nhận thấy sức hút của các chương trình hài, thể hiện qua rating và báo giá quảng cáo của nhà đài. Ngay mùa phát sóng đầu tiên, các chương trình đều đạt tỷ suất người xem đáng mơ ước, từ 9 đến hơn 10%. Giá quảng cáo có thể đẩy lên đến gần 400 triệu cho một TVC 30 giây. Chưa kể, khi phát lại trên YouTube, mỗi tập phát sóng đều thu hút cả triệu lượt xem. Hốt bạc khủng nên các nhà đài, đơn vị sản xuất đều tập trung cho thể loại này. Chỉ tính riêng THVL (Đài PT-TH Vĩnh Long) đã cho ra đời thêm 2 phiên bản khác nhau của Cười xuyên Việt là phiên bản nghệ sĩ và Tiếu lâm hội (dành cho các nhóm hài). Không kém cạnh, Danh hài đất Việt, Làng hài mở hội cũng tới tấp trình làng…

Có thể nói, gameshow hài thu hút người xem bởi đáp ứng được nhu cầu giải trí của phần đông khán giả. Sau ngày dài vất vả với guồng quay công việc, gánh nặng mưu sinh, được thưởng thức hài và cười một cách thoải mái, thư giãn tinh thần là nhu cầu chính đáng của người xem. Những tiểu phẩm của các nghệ sĩ là thí sinh tham gia trong Ơn Giời, cậu đây rồi, Thách thức danh hài… không đặt quá nặng vấn đề thông điệp mà quan trọng là khiến khán giả được cười “thả ga”. Nếu trong Ơn Giời, cậu đây rồi, khán giả được chứng kiến những màn xử lý tình huống của khách mời trước những thử thách “oái oăm” do Trưởng phòng đặt ra thì sang đến Thách thức danh hài, khán giả hồi hộp chờ đợi màn chọc cười Giám khảo của thí sinh không chuyên; xem họ được thưởng bao nhiêu tiền.

Với Cười xuyên Việt, Danh hài đất Việt, Làng hài mở hội…, đây là những cuộc so tài của các nghệ sĩ qua các tiểu phẩm do chính họ dàn dựng, thể hiện. Mỗi tập, các thí sinh liên tục đổi mới, hài hước, bi hài đan xen khiến khán giả được sống trong nhiều cung bậc cảm xúc. Điển hình như Nam Thư trong Cười xuyên Việt với tiểu phẩm Bến xe thân ái, ngoài những tràng cười, cô khiến cả trường quay rơi nước mắt vì thông điệp nhân văn sâu sắc được đưa ra trong tác phẩm.

Về yếu tố con người, các chương trình ở thời điểm “hoàng kim” nhận được tình cảm yêu mến của khán giả vì trở thành bệ phóng cho nhiều diễn viên làng hài Việt Nam. Minh Dự, Lê Dương Bảo Lâm, Ngọc Phước, Nam Thư và nhiều cái tên khác đều là diễn viên trưởng thành sau khi thi các gameshow hài. Ngoài thí sinh, dàn giám khảo được mời chấm đều là những gương mặt nổi tiếng nhất nhì lúc đó như Hoài Linh, Trấn Thành, Trường Giang, Việt Hương... Hầu như không một gameshow hài nào vắng bóng những cái tên này, có chăng, để tránh khán giả bị nhàm chán, ê kíp sản xuất mời thêm một số đạo diễn mới hay thí sinh từng có kinh nghiệm thi những mùa trước tham gia nhận xét cùng.

“Hết duyên, đi sớm về trưa mặc lòng”

Tuy nhiên, cũng chính vì mải mê chạy theo số lượng, quên đi chất lượng mà gameshow hài đã “xuống dốc không phanh”. Sự thoái trào xuất phát từ “vấn nạn” hài nhảm. Điển hình có thể kể đến Trấn Thành cười “dễ dãi” trong Thách thức danh hài khi để thí sinh Tấn Lợi đăng quang. Phần thể hiện của thí sinh này bị cho vô nghĩa, nhiều từ ngữ thô tục, không phù hợp khi phát sóng. Trước sự chỉ trích dữ dội, Trấn Thành đã phải lên tiếng xin lỗi khán giả. Chương trình cũng giảm sức hút khi bị công chúng liệt vào danh sách “thảm họa”.

Ơn Giời, cậu đây rồi cũng từng phải rút kinh nghiệm sâu sắc khi để hình ảnh Phi Thanh Vân có nhiều hành động không “thuận mắt” như uốn éo khiêu gợi, ôm ngực, áp sát đồng nghiệp nam… Trước phản ứng của khán giả, nghệ sĩ Việt Hương đã phải giãi bày: “Mục tiêu của chương trình là giải trí. Chúng tôi làm dâu trăm họ, không thể vừa lòng được tất cả mọi người. Các tiết mục hoàn toàn không có kịch bản nên sự nhanh nhẹn, thông minh, hài hước của khách mời quyết định đến thành bại của mỗi tiết mục”. Tuy nhiên, lời giải thích này không nhận được sự đồng tình vì khán giả cho rằng, dù mục đích chính là chọc cười, nhưng không có nghĩa là phải làm bằng mọi chiêu trò để “cù” khán giả, cần có sự tiết chế để phù hợp với văn hóa, thuần phong, mỹ tục. Chương trình cũng không giới hạn độ tuổi xem, nếu để các em nhỏ thấy được những hình ảnh phản cảm, rất dễ ảnh hưởng đến sự phát triển sau này…

Do tính chất đặc thù, kịch bản chỉ là một phần rất nhỏ trong các gameshow hài. Người tham gia buộc phải có nền tảng tốt về văn hóa ứng xử, kiến thức sâu rộng trong các vấn đề về văn hóa - xã hội. Bằng không, nếu cứ tùy tiện làm theo cảm hứng, những tình huống dở khóc, dở cười, thậm chí phản cảm sẽ là không tránh khỏi. Thực tế, việc này đã từng xảy ra. Hậu quả là sau quãng thời gian “oanh tạc” khung giờ vàng, tỷ suất người xem của những chương trình này rơi thẳng đứng vì dính “phốt”. Giá quảng cáo của Ơn Giời, cậu đây rồi từng rơi xuống mức 200 triệu đồng cho TVC 30 giây, giảm tới gần một nửa so với thời kỳ đỉnh cao vào năm 2016. Trên HTV (Đài TH TP.HCM) và THVL, gameshow hài cũng vắng bóng dần… Một số chương trình buộc phải dừng sản xuất và không thấy có dấu hiệu trở lại như Làng hài mở hội, Hội quán tiếu lâm

Có thể nói, gameshow hài đã hết duyên, đã qua cái thời “kẻ đón người đưa”, không ít chương trình xã hội hóa với sự phối hợp giữa nhà đài và các công ty truyền thông dẫn đến sự buông lỏng kiểm duyệt. Nhiều sự việc gây tranh cãi từ đây khiến khán giả liên tưởng đến những chiêu trò cố ý của nhà sản xuất; vì đồng tiền mà sẵn sàng “coi thường” gu thưởng thức của khán giả, “cho gì bắt khán giả phải ăn nấy”…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Sáng nay, ngày 22/11/2024, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ IV-năm 2024 đã chính thức diễn ra long trọng tại Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai. Đại hội vinh dự được đón ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham dự và chỉ đạo Đại hội.
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Phóng sự - Vũ Mừng - 19:17, 22/11/2024
Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Thời sự - PV - 18:50, 22/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet.
Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Bắc Kạn đẩy mạnh Trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS

Pháp luật - Minh Thu - 18:38, 22/11/2024
Thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Bắc Kạn phối hợp với UBND các xã đẩy mạnh hoạt động TGPL trong đồng bào DTTS.
Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum đạt thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024

Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum đạt thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024

Tin tức - Ngọc Chí - 17:59, 22/11/2024
Ghi nhận những nỗ lực của tuổi trẻ ngành điện trong thời gian qua, tại chương trình Tổng kết chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè gắn với lễ kỷ niệm 10 năm “Thanh niên tình nguyện” và kỷ niệm 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè, Tỉnh đoàn Kon Tum đã khen thưởng 01 tập thể và 01 cá nhân thuộc Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum về thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024.
Đồng bào các dân tộc tỉnh Đồng Nai đoàn kết, chung sức xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh

Đồng bào các dân tộc tỉnh Đồng Nai đoàn kết, chung sức xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh

Tin tức - Duy Chí - 17:25, 22/11/2024
Sau 2 ngày làm việc (21 và 22/11/2024), Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024 tỉnh Đồng Nai với chủ đề: “Các dân tộc đoàn kết đổi mới, sáng tạo, phát huy tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã thành công tốt đẹp.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Sắc màu 54 - Lê Hường - 16:53, 22/11/2024
Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Trang địa phương - Lê Hường - 16:52, 22/11/2024
Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.
Tuổi trẻ Kon Tum sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần và Nhân dân gọi

Tuổi trẻ Kon Tum sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần và Nhân dân gọi

Trang địa phương - Ngọc Chí - 16:49, 22/11/2024
Ngày 22/12, Tỉnh đoàn Kon Tum tổ chức Lễ kỷ niệm 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè giai đoạn 2000 - 2024. Với nhiều sự đổi mới, cách làm hiệu quả, thông qua Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè mỗi năm, tuổi trẻ Kon Tum đã phát huy giá trị của nhiều phong trào thanh niên tình nguyện, đóng góp lớn vào sự phát triển chung của toàn tỉnh.
Việc sử dụng công nghệ số để làm báo đã trở thành vấn đề sống còn của báo chí

Việc sử dụng công nghệ số để làm báo đã trở thành vấn đề sống còn của báo chí

Tin tức - Ngọc Vân - 16:46, 22/11/2024
Đây là nội dung được ông Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh tại Hội nghị "Báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu mới của Điều lệ Giải báo chí quốc gia và tuyên truyền nhiệm vụ phát triển bền vững" khu vực phía Bắc, diễn ra sáng 22/11 tại Hà Nội, do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức.
Đăk Tô (Kon Tum): Thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo

Đăk Tô (Kon Tum): Thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 16:39, 22/11/2024
Bằng quyết tâm và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đăk Tô (Kon Tum) đã phát huy hiệu quả, giúp hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện vươn lên, nâng cao đời sống, thu nhập, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.