Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Dòng sông khát vọng...

Nguyễn Thanh - 23:28, 21/07/2024

Mỗi lần đi ngang đất Quảng Trị, lại thấy vang vọng đâu đó những ca từ rất đỗi diết da: Bên ven bờ Hiền Lương/ Chiều nay ra đứng trông về/ Mắt đượm tình quê/ Đôi mắt đượm tình quê… Nỗi niềm ấy, một thời, không chỉ của đời sông, mà còn là của đời người - Khắc khoải một khát vọng sống còn vì hòa bình, hòa hợp và thống nhất.

Cầu Hiền Lương năm xưa - chứng tích một thời chia cắt ở vĩ tuyến 17
Cầu Hiền Lương năm xưa - chứng tích một thời chia cắt ở vĩ tuyến 17

Nếu không trở thành giới tuyến từ cái mốc thời gian 1954 khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, thì chắc dòng Bến Hải cũng lặng lẽ trôi đi như nhiều đời sông khác. Bến Hải vẫn thao thiết nối Trường Sơn hùng vĩ điệp trùng với biển cả mênh mang; cầu Hiền Lương vẫn liền nhịp đôi bờ trên hành trình thiên lý Bắc - Nam. Và hẳn nhiên, sông cũng sẽ không là chỗ đứt, mà đất nước Việt Nam phải mất hai thập kỷ mới hàn gắn được.

Trong cuộc chiến một mất một còn giai đoạn ấy, dòng Bến Hải, cầu Hiền Lương đã thành chứng tích lịch sử, thành điểm nhấn khó phai mờ trong ký ức của cả một dân tộc. Gắn liền với dòng sông huyền thoại ấy, là những câu chuyện cảm động ở vùng giới tuyến; là ý chí quyết tâm, là tha thiết hòa bình, hòa hợp và thống nhất của biết bao con người. Là vĩ tuyến 17, là ranh giới chia cắt hai miền Nam Bắc, nên tự bao giờ, dòng Bến Hải đã trở thành dòng sông khắc khoải một khát vọng sống còn vì hòa bình, hòa hợp và thống nhất.

Một trong những câu chuyện gắn liền với dòng sông khát vọng, là cuộc chiến về màu sơn cây cầu. Cầu Hiền Lương thời giới tuyến có hai màu sơn, phía bên kia muốn thế nhưng ta thì không. Khát vọng thống nhất non sông được chiến sĩ và Nhân dân ta thể hiện bằng hành động rất cụ thể, là phía bên kia sơn cầu màu gì thì phía ta cũng sơn đúng màu đó. Cho nên khi họ sơn màu xanh thì ta sơn màu xanh, họ sơn màu vàng ta sơn màu vàng, họ sơn màu nâu ta cũng sơn màu nâu. Cái này được gọi là “cuộc chiến màu sơn”. Với chúng ta, nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi như lời Bác Hồ khẳng định.

Lại nhớ về những đám cưới thời dòng Bến Hải chia cắt. Không ai tìm được tuổi tên cô dâu và chú rể trong đám cưới đầu tiên qua cây cầu Hiền Lương sau ngày 30/4/1975. Nhưng trong những chuyến đi dọc theo đôi bờ sông Bến Hải để tìm lại nhân chứng một thời nơi vùng giới tuyến, chúng tôi tình cờ biết được câu chuyện vợ chồng ông Hoàng Nghi và bà Hoàng Thị Hoa.

Đám cưới của hai người được rước dâu qua cầu Hiền Lương ngày ấy vừa mới được phục dựng lại, ngay sau khi hiệp định Paris 1973 được ký kết chỉ vài tháng và giới tuyến quân sự được chuyển dời vào sông Thạch Hãn.

Dòng sông Bến Hải hôm nay vẫn thao thiết một khát vọng hòa bình, hòa hợp và thống nhất đất nước
Dòng sông Bến Hải hôm nay vẫn thao thiết một khát vọng hòa bình, hòa hợp và thống nhất đất nước

Tình yêu nảy nở trong mưa bom, bão đạn và khát vọng đoàn tụ càng thêm mãnh liệt. Ông Nghi, bà Hoa đợi mãi cho đến khi hiệp định Paris ký kết tháng 1/1973, thì mới được dắt tay nhau qua cầu Hiền Lương không còn cách trở. Đám cưới của họ đã trở thành thông điệp cho khát vọng đoàn viên, sum vầy, cho hòa bình thống nhất ngay chính trên dòng sông một thời chia cắt.

Ngày ấy, bà con đôi bờ vĩ tuyến đứng thành hai hàng trên cầu vỗ tay, thay cho tiếng pháo đón dâu mừng hạnh phúc. Ông Nghi bảo: Vẫn dòng sông và cây cầu ấy, nhưng không còn cảnh chia ly “cách một con sông mà đó thương đây nhớ/Chung một nhịp cầu mà duyên nợ cách xa”. Cũng không bên nào phải cầm súng chĩa về phía nhau nữa. Thế là đủ để thấm thía hai từ hòa bình.

Bao câu chuyện huyền thoại gắn với dòng Bến Hải, càng khẳng định thêm cho một khát vọng khắc khoải suốt mấy mươi niên ở vùng đất này. Thời ấy, có những buổi biểu diễn văn nghệ mà sân khấu ở bờ Bắc, còn khán giả là bà con bờ Nam bên kia sông. Bà con đi xem văn nghệ nhưng phải đứng giữa một rừng lưỡi lê, dùi cui và báng súng của cảnh sát. Chỉ cần một cái vỗ tay, một lời xuýt xoa khen, một nụ cười tán thưởng là lập tức bị ăn đòn, thậm chí bị tống giam...

Mỗi lần văn công bờ Bắc biểu diễn là một ngày hội của bờ Nam. Về sau, địch ra lệnh cấm dân kéo ra sông xem mỗi khi có văn nghệ. Bà con bờ Nam nghĩ đủ cách để thưởng thức lời ca điệu múa bên kia. Với đàn ông, họ tháo tranh lợp nhà từ chiều hôm trước, lúc văn nghệ biểu diễn, thì leo lên mái, lấy lý lợp lại nhà, nhưng cốt để nhìn sang bên kia. Với các mẹ, các chị thì soạn những áo quần, lưới, mang thau chậu ra bờ sông để giặt, phơi. Tay giặt mà mắt nhìn: “Đem áo ra sông mà giặt - Áo mòn, dạ vẫn trinh nguyên/ Đem lưới xuống bến mà phơi - Lưới khô, mắt thì đẫm huyết” là vậy.

Nghi thức hòa nước Pác Bó, Cửu Long vào dòng Bến Hải trong Lễ hội Thống nhất non sông
Nghi thức hòa nước Pác Bó, Cửu Long vào dòng Bến Hải trong Lễ hội Thống nhất non sông

Bà con bờ Nam muốn nhắn tin với người thân bờ Bắc, chỉ có thể đứng bên sông dùng ám hiệu: Hai cánh tay quặt ra phía sau là muốn nói rằng có người vừa bị bắt; đầu vấn khăn tang, hai tay úp mặt là báo người thân vừa mới qua đời...

Ðám tang ở vùng giới tuyến thời ấy cũng kỳ lạ không kém. Có đến “bốn đoàn” đưa tiễn. Đấy là hai đoàn người song song ở bờ Bắc và bờ Nam. Bóng hai đoàn soi xuống dòng sông làm thành hai đoàn nữa.

Khát vọng sống còn vì hòa bình, hòa hợp và thống nhất ở miền giới tuyến, ở dòng Bến Hải đã trở thành biểu tượng một thời của cả dân tộc anh hùng.

Hôm nay, cầu Hiền Lương là trung tâm của cụm Di tích lịch sử Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt của cả nước. Hàng năm, có một nghi lễ rất đỗi trang trọng, thiêng liêng được tổ chức ở đây - Lễ thượng cờ “Thống nhất non sông” và thả chim bồ câu ước nguyện hòa bình. Nghi lễ ấy như nhắn nhủ thêm với hậu thế và lương tri nhân loại về một khát vọng hòa bình luôn rực cháy ở miền giới tuyến.

Đời sông. Đời người. Bến Hải - Hiền Lương. Đâu dễ nói hết những tầng nông sâu dâu bể. Chiến tranh - Hòa bình. Loạn lạc - Đoàn tụ. Đời thực - Huyền thoại. Mỗi người dân Quảng Trị và cả dân tộc Việt Nam đang mang trong mình những ký ức và khát vọng sống. 

Ký ức càng sâu thẳm bao nhiêu, thì khát vọng càng mãnh liệt bấy nhiêu. Khát vọng hòa bình và hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam, cho mỗi người đang sống trên mảnh đất này. Đấy cũng chính là khát vọng của một dòng sông…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nguyên Bình - Nơi sáng lên tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Nguyên Bình - Nơi sáng lên tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, từ ngày 7 - 10/9, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, mưa lớn kéo dài liên tục, xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt trên diện rộng, đặc biệt ở huyện Nguyên Bình có 3 điểm sạt lở tại các xóm Khuổi Ngọa, Lũng Lỳ, xã Ca Thành và xóm Lũng Súng, xã Yên Lạc, làm chết, bị thương và mất tích nhiều người. Ngay khi mưa lũ xảy ra, các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận hiện trường, triển khai công tác ứng cứu.
Tin nổi bật trang chủ
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Sắc màu 54 - Minh Ngọc – Bảo Anh - 3 giờ trước
Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.
Quảng Nam: Sạt lở đất tại huyện Nam Trà My, di dời dân khẩn cấp

Quảng Nam: Sạt lở đất tại huyện Nam Trà My, di dời dân khẩn cấp

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Ngày 19/9, ông Trần Duy Dũng - Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra sạt lở đất tại nhiều tuyến đường ảnh hưởng tới một số nhà dân, trường học, trụ sở cơ quan nhà nước.
Trà Vinh: Ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om

Trà Vinh: Ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om

Du lịch - Nguyệt Anh - 4 giờ trước
Ngày 19/9, Tỉnh đoàn Trà Vinh tổ chức lễ ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om và Tiện ích Đoàn viên thanh niên tỉnh Trà Vinh (mini app CYU Trà Vinh) trên nền tảng Zalo. Công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om là 1 trong 5 nhiệm vụ số hóa của Tỉnh đoàn Trà Vinh thực hiện trong năm 2024.
Bình Dương công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Bình Dương công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Tin tức - Duy Chí - 4 giờ trước
Ngày 19/9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo về Lễ công bố Quyết định số 790/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ đạt phát thải ròng bằng “0” và vượt qua bẫy thu nhập trung bình.
Quảng Bình: Di dời khẩn cấp 145 hộ dân miền núi để đề phòng sạt lở đất

Quảng Bình: Di dời khẩn cấp 145 hộ dân miền núi để đề phòng sạt lở đất

Tin tức - Khánh Ngân - 5 giờ trước
Ngay trước thời điểm bão số 4 đổ bộ vào đất liền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã lên hai huyện miền núi Minh Hóa và Tuyên Hóa (Quảng Bình) để chỉ đạo công tác ứng phó với bão.
Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghị quyết mới của Chính phủ về Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3. Độc đáo bánh “ma eng” của người Tày, Nùng ở Bình Gia. Sức sống mới nơi bản xa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

Kinh tế - Bá Minh Truyền - 5 giờ trước
Ninh Thuận là nơi có lượng mưa thấp nhất trong cả nước. Sản xuất nông nghiệp luôn gặp tình trạng khô hạn, thiếu nước, ảnh hưởng lớn đến cây hoa màu. Với khát vọng làm giàu từ chính mảnh đất khô hạn, anh Lưu Trường Lâm, dân tộc Chăm, chủ cơ sở Farm Bazô đã chủ động chuyển đổi cây trồng truyền thống sang trồng cây tre lấy măng. Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch của cơ sở Farm Bazô mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết được nỗi lo của người nông dân sinh sống ở vùng đất nắng.
Nguyên Bình - Nơi sáng lên tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Nguyên Bình - Nơi sáng lên tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Phóng sự - Minh Thu - 5 giờ trước
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, từ ngày 7 - 10/9, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, mưa lớn kéo dài liên tục, xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt trên diện rộng, đặc biệt ở huyện Nguyên Bình có 3 điểm sạt lở tại các xóm Khuổi Ngọa, Lũng Lỳ, xã Ca Thành và xóm Lũng Súng, xã Yên Lạc, làm chết, bị thương và mất tích nhiều người. Ngay khi mưa lũ xảy ra, các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận hiện trường, triển khai công tác ứng cứu.
Công ty Cổ phần Tấn Phát chậm chi tiền tài trợ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ngọc Hồi bỗng dưng “mang nợ”

Công ty Cổ phần Tấn Phát chậm chi tiền tài trợ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ngọc Hồi bỗng dưng “mang nợ”

Pháp luật - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Trong quá trình thi công Thủy điện Plei Kần, Công ty Cổ phần Tấn Phát cam kết tài trợ huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) 3 tỷ đồng để làm cầu treo qua sông Pô Kô phục vụ Nhân dân đi lại sản xuất. Tuy nhiên, cầu treo hoàn thành và đưa vào sử dụng đã gần 3 năm mà Công ty vẫn chưa chi đủ số tiền tài trợ. Việc này khiến cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Ngọc Hồi - đơn vị được UBND huyện giao làm chủ đầu tư, bỗng dưng “mang nợ”. Bởi chủ đầu tư không có tiền để thanh toán cho đơn vị thi công.
Hòn Trứng là “sân chim biển có mật độ sinh sản dày đặc nhất Việt Nam”

Hòn Trứng là “sân chim biển có mật độ sinh sản dày đặc nhất Việt Nam”

Tin tức - Nguyệt Anh - 5 giờ trước
Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) thông tin, Hòn Trứng, - một hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Côn Đảo đã chính thức được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là "sân chim biển có mật độ sinh sản dày đặc nhất Việt Nam" với mật độ trung bình 4,88 trứng trên mỗi mét vuông. Đây là minh chứng tiêu biểu cho những nỗ lực bảo tồn và duy trì hệ sinh thái của Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo trong suốt nhiều năm qua.
Chương trình MTQG 1719 với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Khmer ở Bạc Liêu

Chương trình MTQG 1719 với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Khmer ở Bạc Liêu

Sắc màu 54 - Như Tâm - 5 giờ trước
Những địa bàn có đông đồng bào Khmer sinh sống ở tỉnh Bạc Liêu còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc của đồng bào Khmer. Từ năm 2021 đến nay, Chương trình MTQG 1719 là nguồn lực quan trọng, “tiếp sức” cho tỉnh Bạc Liêu thực hiện mục tiêu “kép”, vừa bảo tồn, vừa phát huy giá trị văn hóa của đồng bào Khmer để phát triển du lịch.